Thiết kế gối đỡ trục: Dùng ổ lăn 1 Chọn loại ổ lăn:

Một phần của tài liệu Thiết kế máy tuốt lạc (Trang 64 - 67)

3.5.1. Chọn loại ổ lăn:

Do hai trục có ngõng trục có đường kính như nhau nên ta chỉ kiểm nghiệm cho trục nào có mômen lớn nhất để tính. Ta lấy trục I tính. Ta có : Tại A : Ta có : XA = 213,22 (N) YA = 575,25 (N) Tổng phản lực tác dụng lên ổ :

FrA = Tại B : Ta có : XB = 35,80 (N) YB = 218,47 (N) Tổng phản lực tác dụng lên ổ : FrB =

Lực dọc trục do bánh răng sinh ra : Fa1 = 0 xét tỉ số :

;

Ta thấy ổ được chọn phải đảm bảo điều kiện vừa chịu được lực hướng tâm và vừa chịu lực dọc trục. Trong khi đó lực hướng tâm và lực dọc trục đều nhỏ. Nên ta có thể chọn loại ổ bi đỡ 1 dãy . Loại ổ này chủ yếu chịu lực hướng tâm nhưng cũng có thế chịu được lực dọc trục bằng 70% khả năng lực hướng tâm nên không dùng đến. Ổ không tháo được đảm bảo cố định trục theo hai chiều. Ưu điểm của ổ bi đỡ một dãy là cấu tạo đơn giản có thể chịu được tải trọng tương đối lớn. Hệ số ma sát nhỏ (f = 0,002 0,004). Bên cạnh đó ổ bi đỡ một dãy cũng có nhược điểm là chịu va đập kém.

Các gối đỡ A và B có đường kính dA = dB = 25 (mm) và do ngõng trục có lắp thêm bạc lót dbạc = 35 (mm) nên :

Theo bảng 2.7/tr 255/tl TTHDĐCK[I], ta chọn ổ bi đỡ 1 dãy cỡ nhẹ có ký hiệu ổ là 207 có các thông số sau :

ký hiệu ổ d D B r đường kính bi C C0 (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) (kN) (kN) 207 35 72 17 2 11,1 20,1 13,9 3.5.2.xác định tải của ổ.

Tải của ổ được tính theo hệ số khả năng làm việc C, giá trị của hệ số C được xác định theo công thức:

Ct=Q.(n.h)0,3 Trong đó:

n- Là số vòng quay của ổ (vòng/phút), n = 368 (vòng/phút) h- Thời gian phục vụ của ổ đến khi thay thế (giờ)

Q - Tải trọng tương đương (daN) Xác định Q,n,h:

Q=R.V.Kt.Kđ trong đó :

R- tổng phản lực tác dụng lên ổ (daN), có giá trị R=FrA=613,49 (N)=6,1349 (daN)

V- Hệ số vòng quay của ổ, vòng trong quay : V =1. Kt- Hệ số ảnh hưởng của nhiệt độ, (với t ≤ 1000) : Kt=1.

Kđ- Hệ số tải trọng động, theo bảng 11.3/tr 215/tl TTHDĐCK[I] là: Kt=1. => Q=6,1349.1.1.1= 6,1349 (daN)

Số vòng quay của ổ chính là số vòng quay của trục I, n= 368 (vòng/phút) Thời gian phục vụ: Chọn h=28000 (giờ)

Thế các giá trị trên vào ta xác định được:

Ct= 6,1349.(368.28000)0,3= 779,30

3.5.3.Kiểm tra khả năng tải động của ổ.

Khả năng tải động của ổ Cd được xác định theo công thức 11.1/tr 213/tl [I] : Cd = Q.

Trong đó : - Q : tải của ổ

- m : bậc của đường cong mỏi khi thử về ổ lăn,với ổ bi m = 3 - L : tuổi thọ tính bằng triệu vòng quay

L = = 618,24 (triệu vòng)

⇒ Cd = 0,61349. = 5,22 (kN) < C = 20,1 (kN) ⇒ ổ đảm bảo khả năng tải động.

Một phần của tài liệu Thiết kế máy tuốt lạc (Trang 64 - 67)