PHẦN D HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG
D3 ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG, HỢP TÁC VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG
D3.1 Đánh giá chính xác thực trạng và công bố công khai chất lượng bệnh viện
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Đánh giá chính xác thực trạng chất lượng bệnh viện giúp xác định được chất lượng bệnh viện đang ở mức nào, từ đó xác định các tồn tại, vấn đề ưu tiên cần cải tiến.
• Việc báo cáo và công bố công khai chất lượng bệnh viện giúp cơ quan quản lý và người dân nắm bắt được thực trạng bệnh viện, giúp cung cấp thông tin cho việc cải tiến và lựa chọn của người dân khi đi khám chữa bệnh.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1
1. Bệnh viện không tiến hành đánh giá chất lượng bệnh viện theo các tiêu chí hoặc không gửi/nộp “Báo cáo kiểm tra bệnh viện hàng năm”.
2. Kết quả tự đánh giá các tiêu chí của bệnh viện có tỷ lệ sai số cao hơn so với ngoại kiểm từ 10% trở lên.
3. Không đạt một trong các tiểu mục từ 4 đến 5.
Mức 2
4. Bệnh viện tự tiến hành đánh giá chất lượng bệnh viện theo các tiêu chí và gửi/nộp “Báo cáo đánh giá chất lượng bệnh viện” cho cơ quan quản lý.
5. Kết quả tự đánh giá của bệnh viện có tỷ lệ sai số cao hơn so với ngoại kiểm từ 7% đến 9,9%.
Mức 3
6. Đạt tiểu mục 4.
7. Bệnh viện công bố và phổ biến kết quả “Báo cáo đánh giá chất lượng bệnh viện” cho các khoa/phòng, nhân viên y tế.
8. Bệnh viện công bố công khai tóm tắt kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện cho người bệnh/người thân người bệnh được biết tại các bảng tin/góc truyền thông… của bệnh viện.
9. Trong báo cáo có phân tích rõ mặt mạnh, mặt yếu về chất lượng bệnh viện, những tồn tại và biện pháp khắc phục.
10. Kết quả tự đánh giá của bệnh viện có tỷ lệ sai số cao hơn so với ngoại kiểm từ 5% đến 6,9%.
Mức 4
11. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 6 đến 9.
12. Bệnh viện tự tiến hành đánh giá chất lượng bệnh viện theo các tiêu chí và công bố công khai toàn văn “Báo cáo đánh giá chất lượng bệnh viện” trên trang website của bệnh viện.
13. Kết quả tự đánh giá của bệnh viện có tỷ lệ sai số cao hơn so với ngoại kiểm từ 2% đến 4,9%.
Mức 5
14. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 11 đến 12.
15. Báo cáo đánh giá chất lượng bệnh viện có đầy đủ thông tin các khía cạnh chất lượng bệnh viện và bảo đảm chất lượng số liệu.
16. Kết quả tự đánh giá của bệnh viện có tỷ lệ sai số cao hơn so với ngoại kiểm dưới 2%.
D3.2 Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng bệnh viện
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thực trạng và thúc đẩy cải tiến. Chất lượng rất khó có thể cải tiến nếu không đo lường được.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1
1. Không tiến hành đánh giá chất lượng bệnh viện. 2. Không xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng. 3. Không đạt tiểu mục 4.
Mức 2 4. Có bản kế hoạch cải tiến chất lượng và kế hoạch có đề cập đến nội dung đo
lường và giám sát chất lượng.
Mức 3
5. Đạt tiểu mục 4.
6. Trong kế hoạch cải tiến chất lượng có xây dựng ít nhất 5 chỉ số chất lượng cụ thể nhằm đánh giá và theo dõi chất lượng hoạt động chuyên môn.
7. Mỗi khoa/phòng xây dựng ít nhất 1 chỉ số chất lượng cụ thể nhằm đánh giá và theo dõi chất lượng hoạt động của khoa/phòng đó.
8. Tiến hành đo lường và giám sát kế hoạch chất lượng dựa trên bản kế hoạch.
Mức 4
9. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 5 đến 8.
10. Tiến hành đo lường và công bố kết quả thực hiện các chỉ số chất lượng đã nêu trong kế hoạch.
11. Hoàn thành đạt được ít nhất 60% các chỉ số chất lượng đã nêu trong bản kế hoạch cải tiến chất lượng chung toàn bệnh viện.
Mức 5
12. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 9 đến 11.
13. Hoàn thành đạt được toàn bộ các chỉ số chất lượng đã nêu trong bản kế hoạch cải tiến chất lượng chung toàn bệnh viện.
14. Tiến hành đo lường và công bố kết quả thực hiện các chỉ số chất lượng của từng khoa/phòng.
D3.3 Hợp tác với cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ, triển khai, báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Các bệnh viện là nơi nắm vững tình hình thực tế, đồng thời triển khai thực hiện các chính sách chất lượng. Việc các bệnh viện tham gia tích cực với các cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ và triển khai, báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện sẽ giúp cơ quan quản lý nắm bắt được thực trạng hoạt động của các đơn vị.
• Văn bản, công cụ… cần thiết thực, dễ áp dụng, triển khai trong thực tiễn hoạt động của bệnh viện, vì vậy rất cần sự tham gia đóng góp của các bệnh viện. • Sự tham gia của bệnh viện trong việc xây dựng các văn bản, chính sách liên
quan đến chất lượng bệnh viện là rất cần thiết giúp nâng cao chất lượng các văn bản, chính sách, công cụ… đồng thời giúp cơ quan quản lý đưa ra các chính sách phù hợp, thúc đẩy nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1
1. Không gửi/không phản hồi các thông tin/đánh giá/mẫu phiếu/hình ảnh/góp ý… liên quan đến quản lý chất lượng về Bộ Y tế hoặc các cơ quan quản lý trực tiếp theo như yêu cầu định kỳ hoặc đột xuất.
2. Không gửi báo cáo* liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện cho Bộ Y tế hoặc các cơ quan quản lý trực tiếp theo như yêu cầu trong các văn bản chính thức.
3. Không đạt một trong các tiểu mục từ 4 đến 5.
Mức 2
4. Có gửi báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng nhưng thông tin không đầy đủ/nhiều sai sót hoặc làm không đúng theo hướng dẫn.
5. Có gửi báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng nhưng quá thời hạn tổng hợp, xử lý thông tin.
Mức 3
6. Gửi đầy đủ số lượng các báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng theo yêu cầu của cơ quan quản lý trong năm.
7. Các báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng đầy đủ thông tin và làm theo đúng hướng dẫn.
8. Báo cáo bảo đảm chất lượng số liệu và các thông tin trung thực, chính xác.
Mức 4
9. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 6 đến 8.
10. Đáp ứng gửi các thông tin/đánh giá/mẫu phiếu/báo cáo/hình ảnh… liên quan đến quản lý chất lượng theo đúng thời hạn quy định trong công văn.
11. Báo cáo có những thông tin giá trị, có độ tin cậy cao.
12. Bệnh viện có nhân viên y tế tích cực tham gia và có đóng góp cụ thể vào việc xây dựng các văn bản, chính sách, công cụ… quản lý chất lượng.
13. Có đóng góp các ý kiến giá trị cho việc xây dựng các văn bản/chính sách và công cụ (tiêu chí, chỉ số chất lượng…) liên quan đến quản lý chất lượng.
Mức 5
14. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 9 đến 13.
15. Tư vấn cho Bộ Y tế xây dựng các chiến lược/chính sách/mô hình/công cụ về quản lý chất lượng và được chấp nhận các ý kiến tư vấn.
16. Tư vấn cho Bộ Y tế và trực tiếp xây dựng các công cụ quản lý, đánh giá chất lượng (tiêu chí, chỉ số chất lượng…), được áp dụng trên phạm vi toàn quốc.
Ghi chú • Năm 2013 đánh giá nộp các báo cáo liên quan đến quản lý chất lượng dựa trên công văn số 630/KCB-QLCL, 5160/BYT-KCB và 849/BYT-KCB.
D3.4 Tích cực cải tiến chất lượng bệnh viện và áp dụng các mô hình, phương pháp cải tiến chất lượng
(Tiêu chí này không áp dụng đánh giá cho năm 2013)
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Một số bệnh viện tại Việt Nam đã áp dụng các phương pháp, mô hình bảo đảm và cải tiến chất lượng. Việc áp dụng các mô hình này đem lại nhiều lợi ích và giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
• Hoạt động cải tiến chất lượng nếu được tập thể bệnh viện tích cực thực hiện sẽ giúp thay đổi đáng kể bộ mặt chất lượng bệnh viện, đáp ứng nguyện vọng người bệnh, người dân.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1
1. Bệnh viện chưa triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng.
2. Chưa tiến hành nghiên cứu các mô hình cải tiến chất lượng để áp dụng vào thực tiễn hoạt động bệnh viện.
3. Kết quả đánh giá các tiêu chí chất lượng so với năm trước không thay đổi. 4. Không có tiêu chí nào chất lượng ở mức 1 của năm trước cải thiện lên mức 2.
Mức 2 5. Tỷ lệ điểm đánh giá các tiêu chí chất lượng so với năm trước cải thiện dưới10%.
Mức 3 6. Tỷ lệ điểm đánh giá các tiêu chí chất lượng so với năm trước cải thiện từ10% trở lên. Mức 4
7. Tỷ lệ điểm đánh giá các tiêu chí chất lượng so với năm trước cải thiện từ 20% trở lên.
8. Không có tiêu chí nào giảm mức đánh giá.
Mức 5 9. Tỷ lệ điểm đánh giá các tiêu chí chất lượng so với năm trước cải thiện từ
25% trở lên.