PHẦN B PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN B1 SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU NHÂN LỰC BỆNH VIỆN
B4 LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN
B4.1 Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển bệnh viện và công bố công khai
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Xác định chiến lược, quy hoạch phát triển và xây dựng kế hoạch là những yêu cầu thiết yếu đối với mỗi tổ chức.
• Mỗi bệnh viện cần xây dựng tầm nhìn mang tính dài hạn, có chiến lược, quy hoạch phát triển và có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn nhằm đạt được mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, duy trì và phát triển bệnh viện.
• Sự phát triển của bệnh viện cần có tính liên tục và kế thừa.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1 1. Bệnh viện chưa xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể.
2. Không đạt một trong các tiểu mục từ 3 đến 4..
Mức 2 3. Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể.
4. Công bố công khai kế hoạch đã xây dựng.
Mức 3
5. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 3 đến 4.
6. Trong kế hoạch phát triển tổng thể có kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn (giai đoạn 2 năm, giai đoạn 5 năm).
7. Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết hằng năm căn cứ vào kế hoạch 5 năm và xác định những vấn đề ưu tiên phát triển bệnh viện.
8. Bệnh viện đã triển khai thực hiện theo các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
Mức 4
9. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 5 đến 8.
10. Bệnh viện đã thực hiện được toàn bộ các nội dung trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
11. Bệnh viện đã xây dựng và được phê duyệt quy hoạch phát triển. 12. Công bố công khai quy hoạch phát triển đã xây dựng.
13. Trong quy hoạch của bệnh viện có các chỉ số đích và mốc thời gian cụ thể để phấn đấu.
14. Trong quy hoạch của bệnh viện có các giải pháp cụ thể và nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển của bệnh viện.
15. Bệnh viện triển khai thực hiện các nội dung theo quy hoạch phát triển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mức 5
16. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 9 đến 15.
17. Bệnh viện đã thực hiện được toàn bộ các nội dung theo quy hoạch phát triển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
18. Bệnh viện đã xây dựng và được phê duyệt chiến lược phát triển như mở rộng quy mô, nâng cấp bệnh viện; thực hiện được các kỹ thuật cao, chuyên sâu; phát triển thành cơ sở đào tạo, trung tâm điều trị cấp khu vực/quốc tế… 19. Công bố công khai chiến lược phát triển đã xây dựng.
B4.2 Triển khai văn bản của các cấp quản lý
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Việc triển khai các văn bản của các cấp quản lý mang tính bắt buộc của tất cả các bệnh viện.
• Mỗi bệnh viện cần triển khai ngay, có hiệu quả các văn bản được các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đây là nghĩa vụ và trách nhiệm của bệnh viện, thể hiện sự tuân thủ pháp luật và đáp ứng được các yêu cầu trong công tác khám, chữa bệnh.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1
1. Bệnh viện chưa triển khai các văn bản của các cấp quản lý có thẩm quyền ban hành.
2. Không đạt một trong các tiểu mục từ 3 đến 4.
Mức 2
3. Bệnh viện phân công cho nhân viên đầu mối cập nhật các văn bản có liên quan đến hoạt động bệnh viện.
4. Bệnh viện đã triển khai các văn bản đến lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo các phòng chức năng và lãnh đạo các khoa/phòng điều trị.
Mức 3
5. Đạt toàn bộ các tiểu mục 3, 4.
6. Bệnh viện đã phổ biến toàn bộ các văn bản tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có liên quan đến văn bản đó.
7. Bệnh viện có xây dựng quy trình cụ thể triển khai thực hiện các văn bản (quy trình triển khai gồm các bước: phổ biến văn bản, xây dựng kế hoạch thực hiện văn bản, kiểm tra nội bộ việc thực hiện văn bản).
Mức 4
8. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 5 đến 7.
9. Đã triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể đáp ứng yêu cầu của văn bản. 10. Bệnh viện có quy định và có tiến hành đánh giá, sơ kết, tổng kết việc triển
khai thực hiện văn bản.
Mức 5
11. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 8 đến 10.
12. Bệnh viện có phản hồi bằng văn bản với cơ quan quản lý về sự phù hợp hoặc bất cập trong quá trình thực thi văn bản để các cơ quan quản lý biết và điều chỉnh.
B4.3 Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực quản lý bệnh viện
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Đội ngũ cán bộ quản lý bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bệnh viện. Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, có tính chuyên nghiệp cao, có nghiệp vụ quản lý sẽ giúp bệnh viện vận hành có hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực, hiệu suất cao.
• Luật Viên chức số 58/2010/QH12.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1
1. Chưa có tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ quản lý bệnh viện. 2. Bệnh viện có đơn thư khiếu nại, tố cáo về việc tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ
quản lý bệnh viện và xác minh là có vi phạm.
3. Tỷ lệ cán bộ quản lý đã tham gia khóa đào tạo liên tục và có chứng chỉ về quản lý bệnh viện chiếm dưới 30%* (chứng chỉ bảo đảm quy định về đào tạo liên tục tại Thông tư 22/2013/TT-BYT).
4. Không đạt một trong các tiểu mục từ 6 đến 9.
Mức 2
5. Bệnh viện có tiêu chuẩn, quy trình, tiêu chí cụ thể về tuyển dụng, bổ nhiệm các vị trí quản lý trong bệnh viện.
6. Các tiêu chuẩn, quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm được công khai và thực hiện theo đúng quy định.
7. Bệnh viện công khai các tiêu chuẩn cho các vị trí quản lý.
8. Tỷ lệ cán bộ quản lý đã tham gia khóa đào tạo liên tục và có chứng chỉ về quản lý bệnh viện chiếm từ 30% đến 49%*.
Mức 3
9. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 5 đến 8.
10. Bệnh viện có tiêu chuẩn và quy trình cụ thể và thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm các vị trí quản lý trong bệnh viện theo đúng tiêu chuẩn và quy trình.
11. Tỷ lệ cán bộ quản lý sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm tin học văn phòng đạt 100%.
12. Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh từ bằng B và cao hơn chiếm từ 50% đến 69%.
13. Tỷ lệ cán bộ quản lý đã tham gia khóa đào tạo liên tục và có chứng chỉ về quản lý bệnh viện chiếm từ 50% đến 69%*.
Mức 4
14. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 9 đến 13.
15. Các vị trí lãnh đạo, quản lý của bệnh viện được thi tuyển và có sự giám sát công khai của cơ quan quản lý và đại diện nhân viên bệnh viện (ban thanh tra nhân dân, cán bộ chủ chốt…).
16. Lãnh đạo bệnh viện, khoa/phòng chỉ kiêm nhiệm thêm một chức vụ quản lý khác.
17. Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh bằng B hoặc cao hơn chiếm từ 70% trở lên.
18. Tỷ lệ cán bộ quản lý đã tham gia khóa đào tạo liên tục và có chứng chỉ về quản lý bệnh viện chiếm từ 70% đến 89%*.
Mức 5 19. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 14 đến 18.
20. Toàn bộ cán bộ quản lý có đủ năng lực cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.
B4.3 Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực quản lý bệnh viện
21. Tỷ lệ cán bộ quản lý đã tham gia khóa đào tạo liên tục và có chứng chỉ về quản lý bệnh viện chiếm từ 90% đến 100% (theo đúng quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BYT).
22. Tỷ lệ cán bộ quản lý có chứng chỉ quản lý thuộc các lĩnh vực chuyên sâu đang phụ trách hoặc liên quan như quản lý tài chính, quản lý nhân lực, quản lý chất lượng… chiếm từ 50% trở lên.
Ghi chú • *(Chứng chỉ bảo đảm các quy định về đào tạo liên tục tại Thông tư 22/2013/TT-BYT).
B4.4 Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý kế cận
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bệnh viện. Đội ngũ lãnh đạo và quản lý đương nhiệm cần có trách nhiệm giới thiệu, đào tạo, hướng dẫn người kế cận để bảo đảm sự duy trì điều hành hoạt động và phát triển liên tục của bệnh viện.
• Luật Viên chức số 58/2010/QH12.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1
1. Chưa có quy hoạch vị trí lãnh đạo và quản lý.
2. Có quy hoạch nhưng không tuân thủ đúng quy trình xây dựng quy hoạch. 3. Không đạt một trong các tiểu mục từ 4 đến 5.
Mức 2
4. Đã có quy hoạch vị trí lãnh đạo và quản lý.
5. Xây dựng kế hoạch đào tạo dựa trên quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được phê duyệt.
Mức 3
6. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 4 đến 5.
7. Bổ nhiệm vị trí lãnh đạo và quản lý theo đúng quy hoạch.
8. Bệnh viện có đầy đủ các vị trí lãnh đạo theo quy định và theo quy hoạch của bệnh viện.
Mức 4
9. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 6 đến 8.
10. Có kế hoạch và gửi viên chức trong diện quy hoạch đi đào tạo nâng cao năng lực quản lý, lý luận chính trị.
Mức 5
11. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 9 đến 10.
12. Các cán bộ trong diện quy hoạch có trình độ quản lý, lý luận chính trị, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu vị trí quản lý và có thể thay thế lãnh đạo, quản lý đương nhiệm ngay lập tức khi cần thiết hoặc trong tình huống khẩn cấp.