C5 NĂNG LỰC THỰC HIỆN KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN

Một phần của tài liệu Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện sửa đổi 2015 (Trang 60 - 65)

PHẦN C HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN C1 AN NINH, TRẬT TỰ VÀ AN TOÀN CHÁY NỔ

C5 NĂNG LỰC THỰC HIỆN KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN

C5.2 Thực hiện quy trình kỹ thuật chuyên môn theo danh mục và phân tuyến

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Năng lực chuyên môn thể hiện thông qua kỹ thuật bệnh viện có khả năng triển khai.

• Thực hiện đúng và đủ các kỹ thuật theo phân tuyến thể hiện sự quan tâm đầu tư phát triển kỹ thuật của bệnh viện phục vụ người bệnh trên địa bàn dân cư.

• Quyết định của Bộ Y tế ban hành Danh mục kỹ thuật và Phân tuyến kỹ thuật trong khám, chữa bệnh (số 23/QĐ-BYT năm 1995 và các văn bản mới thay thế sau này).

Các bậc thang chất lượng

Mức 1 1. Bệnh viện chưa xây dựng hoặc chưa được phê duyệt Danh mục kỹ thuật.

2. Không đạt một trong các tiểu mục từ 3 đến 4.

Mức 2

3. Danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt và công bố công khai cho nhân viên y tế, người bệnh và người dân.

4. Bệnh viện triển khai thực hiện dưới 60% tổng số kỹ thuật theo phân tuyến.

Mức 3

5. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 3 đến 4.

6. Bệnh viện có chủ trương phát triển, thực hiện các kỹ thuật theo đúng phân tuyến và công bố công khai cho nhân viên y tế, người bệnh và người dân (đối với bệnh viện tuyến trên: hạn chế thực hiện các kỹ thuật của tuyến thấp hơn). 7. Bệnh viện triển khai thực hiện từ 60% đến 79% tổng số kỹ thuật theo

phân tuyến.

Mức 4

8. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 5 đến 7.

9. Bệnh viện triển khai thực hiện từ 80% đến 89% số kỹ thuật theo phân tuyến.

Mức 5 10. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 8 đến 9.

C5.3 Nghiên cứu và triển khai các kỹ thuật tuyến trên, kỹ thuật mới, hiện đại

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Năng lực chuyên môn thể hiện thông qua khả năng triển khai các kỹ thuật của bệnh viện.

• Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tuyến trên và kỹ thuật mới/hiện đại phản ánh sự tiến bộ về kỹ thuật và nỗ lực của bệnh viện trong việc phát triển chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện.

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Bệnh viện chưa có kế hoạch hay đề án ứng dụng kỹ thuật/phương pháp mới trong năm.

2. Không đạt tiểu mục 3.

Mức 2 3. Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch/đề án triển khai kỹ thuật mới của bệnh

viện trong năm kế tiếp.

Mức 3

4. Đạt tiểu mục 3.

5. Bệnh viện đã triển khai áp dụng từ 1 đến 3 kỹ thuật tuyến trên hoặc từ 1 đến 3 kỹ thuật mới/hiện đại lần đầu tiên thực hiện tại bệnh viện.

Mức 4

6. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 4 đến 5.

7. Bệnh viện đã triển khai áp dụng từ 4 đến 6 kỹ thuật tuyến trên hoặc từ 4 đến 6 kỹ thuật mới/hiện đại lần đầu tiên thực hiện tại bệnh viện.

Mức 5

8. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 6 đến 7.

9. Bệnh viện đã triển khai áp dụng từ 7 đến 10 kỹ thuật tuyến trên hoặc từ 7 đến 10 kỹ thuật mới/hiện đại lần đầu tiên thực hiện tại bệnh viện.

10. Bệnh viện đã triển khai thực hiện được ít nhất 1 kỹ thuật mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam hoặc trên thế giới.

C5.4 Xây dựng quy trình kỹ thuật và triển khai các biện pháp giám sát chất lượng kỹ thuật Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Xây dựng quy trình kỹ thuật và giám sát việc thực hiện quy trình theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại các bệnh viện là nhằm chuẩn hóa kỹ thuật, hạn chế sự sai khác trong quá trình thực hiện và nâng cao chất lượng kỹ thuật của bệnh viện. • Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện do Bộ Y tế ban hành.

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Bệnh viện chưa áp dụng quy trình kỹ thuật thống nhất trong bệnh viện.

2. Phát hiện thấy có sai phạm trong việc áp dụng quy trình kỹ thuật, có nguy cơ dẫn đến các sai sót, sự cố gây hậu quả cho người bệnh.

3. Không đạt tiểu mục 4.

Mức 2 4. Bệnh viện phê duyệt và áp dụng theo đúng như hướng dẫn quy trình kỹ thuật

của Bộ Y tế và sử dụng thống nhất trong bệnh viện.

Mức 3

5. Bệnh viện tiến hành xây dựng quy trình kỹ thuật sử dụng tại bệnh viện dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế.

6. Quy trình kỹ thuật này được Hội đồng khoa học kỹ thuật thẩm định và cấp có thẩm quyền phê duyệt và áp dụng thống nhất trong toàn bệnh viện.

7. Phổ biến, hướng dẫn quy trình kỹ thuật tới các nhân viên y tế có liên quan để thực hiện.

Mức 4

8. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 5 đến 7.

9. Định kỳ ít nhất 1 lần 1 năm tiến hành đánh giá lại các quy trình kỹ thuật đã được xây dựng và cập nhật, cải tiến các kỹ thuật đó.

10. Tiến hành đánh giá các tai biến, sự cố xảy ra khi thực hiện kỹ thuật để rút kinh nghiệm và sửa đổi, cải tiến quy trình kỹ thuật để hạn chế các tai biến, sự cố xảy ra.

Mức 5

11. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 8 đến 10.

12. Định kỳ ít nhất 2 lần trong 1 năm tiến hành giám sát, đánh giá việc thực hiện và tuân thủ quy trình kỹ thuật trong bệnh viện.

11. Công bố công khai báo cáo về việc thực hiện các quy trình kỹ thuật, trong đó có công bố tỷ lệ tuân thủ quy trình kỹ thuật của từng khoa/phòng.

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

• Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị.

• Phác đồ điều trị là tài liệu mang tính khoa học, pháp lý quan trọng.

• Xây dựng các phác đồ điều trị nhằm cụ thể hóa các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị do Bộ Y tế ban hành (hoặc khi chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế) nhằm chuẩn hóa chuyên môn, hạn chế sự sai khác trong quá trình chỉ định cận lâm sàng, chẩn đoán, điều trị, sử dụng thuốc cho người bệnh.

• Bệnh viện xây dựng được phác đồ điều trị của bệnh viện thể hiện năng lực chuyên môn tốt, đồng thời thúc đẩy các thầy thuốc tích cực, chủ động trong việc cập nhật kiến thức y khoa trong quá trình hành nghề.

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Bệnh viện chưa có các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.

2. Bệnh viện chưa xây dựng cập nhật các hướng dẫn điều trị để áp dụng trong toàn bệnh viện.

3. Không đạt một trong các tiểu mục từ 4 đến 5.

Mức 2 4. Bệnh viện có các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.

5. Các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế sẵn có tại các khoa/phòng.

Mức 3

6. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 4 đến 5.

7. Các khoa/phòng có xây dựng mới, cập nhật các hướng dẫn/phác đồ điều trị. 8. Bệnh viện có xây dựng mới và cập nhật phác đồ điều trị dựa trên mô hình bệnh

tật của người bệnh điều trị tại bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế (và tiến bộ của y học).

9. Các hướng dẫn/phác đồ điều trị được Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng, Hội đồng khoa học kỹ thuật thẩm định và Giám đốc bệnh viện phê duyệt ban hành. 10. Các hướng dẫn điều trị được phổ biến tới nhân viên y tế và có sẵn tại các

khoa/phòng.

11. Nhân viên y tế tuân thủ theo các hướng dẫn, phác đồ điều trị đã được phê duyệt và ban hành.

Mức 4

12. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 6 đến 11.

13. Có đầy đủ các phác đồ cập nhật theo mô hình bệnh tật của bệnh viện.

14. Định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần và khi cần tiến hành đánh giá lại và cập nhật, cải tiến các phác đồ điều trị.

Mức 5

15. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 12 đến 14.

16. Tiến hành đánh giá hiệu quả áp dụng phác đồ điều trị để rút kinh nghiệm và sửa đổi, cải tiến phác đồ.

17. Bệnh viện tiến hành xây dựng phác đồ chẩn đoán và điều trị dựa trên y học chứng cứ với sự tham gia của các cán bộ chuyên môn bệnh viện.

18. Trong năm bệnh viện tiến hành xây dựng ít nhất 2 phác đồ điều trị phù hợp với đặc thù bệnh viện và dựa trên y học chứng cứ, theo hướng dẫn và căn cứ theo khung mẫu của các Viện nghiên cứu về lâm sàng và tiêu chuẩn điều trị hàng đầu trên thế giới tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc*…

*Tham khảo phác đồ điều trị của Viện NICE-UK - http://www.nice.org.uk

nhân viên y tế

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

• Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị.

• Việc áp dụng theo đúng các phác đồ điều trị bảo đảm cho việc điều trị có hiệu quả, có chất lượng và an toàn cho người bệnh.

• Bệnh viện có biện pháp giám sát tuân thủ phác đồ sẽ giúp nâng cao chất lượng chuyên môn, hạn chế sự khác biệt và sai sót trong quá trình chẩn đoán, điều trị, góp phần hạn chế lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng thuốc, kỹ thuật đối với người bệnh, giảm chi phí điều trị.

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Chưa thực hiện theo hướng dẫn/phác đồ điều trị đã ban hành.

2. Chưa có biện pháp theo dõi việc tuân thủ hướng dẫn/phác đồ điều trị của nhân viên y tế.

3. Không đạt một trong các tiểu mục từ 4 đến 5.

Mức 2

4. Bệnh viện có ban hành các quy định về việc áp dụng các phác đồ điều trị và theo dõi việc tuân thủ.

5. Nhân viên y tế được phổ biến thực hiện theo hướng dẫn/phác đồ điều trị.

Mức 3

6. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 4 đến 5.

7. Nhân viên y tế thực hiện đúng theo hướng dẫn/phác đồ điều trị.

8. Tổ chức bình đơn thuốc, bệnh án cấp khoa/phòng hoặc cấp bệnh viện (theo quy định của bệnh viện) tối thiểu 1 lần trong 1 tháng.

9. Bệnh viện có phản hồi kết quả bình đơn thuốc, bình bệnh án với nhân viên y tế và các bên liên quan.

10. Bệnh viện đã triển khai giám sát tuân thủ hướng dẫn/phác đồ điều trị đối với một số bệnh thường gặp; bệnh điều trị bằng kỹ thuật cao, chi phí lớn.

Mức 4

11. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 6 đến 10.

12. Bệnh viện tiến hành giám sát tuân thủ toàn bộ các hướng dẫn/phác đồ điều trị của bệnh viện đã xây dựng được.

13. Bệnh viện sử dụng các kết quả đánh giá, giám sát việc tuân thủ phác đồ điều trị cho việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung các phác đồ điều trị.

Mức 5

14. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 11 đến 13.

15. Các kết quả giám sát được lưu trữ bằng phần mềm tin học, có khả năng chiết xuất các thông tin đánh giá được tuân thủ các hướng dẫn/phác đồ điều trị và các bệnh án bất thường.

16. Công bố báo cáo về việc thực hiện các phác đồ điều trị; sử dụng các thông tin từ đánh giá để điều chỉnh việc tuân thủ hướng dẫn/phác đồ điều trị.

Một phần của tài liệu Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện sửa đổi 2015 (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w