B2 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện sửa đổi 2015 (Trang 35 - 38)

PHẦN B PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN B1 SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU NHÂN LỰC BỆNH VIỆN

B2 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

B2.1 Nhân viên y tế được đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Nhân lực y tế là yếu tố quan trọng nhất trong việc cung cấp số lượng, chất lượng các dịch vụ y tế.

• Chất lượng nguồn nhân lực y tế bệnh viện được thể hiện qua bốn yếu tố là kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe.

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Bệnh viện chưa có/chưa xây dựng kế hoạch đào tạo lại, đào tạo cập nhật kiến thức để phát triển kỹ năng nghề nghiệp (tay nghề) và trình độ chuyên môn (bằng cấp) cho nhân viên.

2. Không đạt một trong các tiểu mục từ 3 đến 4.

Mức 2

3. Bệnh viện có kế hoạch đào tạo lại, đào tạo cập nhật kiến thức để phát triển kỹ năng nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cho nhân viên.

4. Kế hoạch chưa hoàn chỉnh hoặc chưa phù hợp với kế hoạch phát triển chuyên môn của bệnh viện.

Mức 3

5. Đạt toàn bộ các tiểu mục 3, 4.

6. Bệnh viện tổ chức các hình thức kiểm tra tay nghề, chuyên môn cho nhân viên y tế, đặc biệt là bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, dược sỹ dưới 5 năm công tác.

Mức 4

7. Đạt toàn bộ các tiểu mục 5, 6.

8. Tỷ lệ bác sỹ do bệnh viện cử đi đào tạo sau đại học chiếm ít nhất 50% tổng số bác sỹ có bằng sau đại học của bệnh viện (theo từng cấp sau đại học như thạc sỹ/chuyên khoa I hoặc tiến sỹ/chuyên khoa II).

9. Bệnh viện tổ chức các hội thi tay nghề giỏi cho bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, dược sỹ...

10. Bệnh viện có hình thức khuyến khích, thúc đẩy nhân viên y tế tham gia các hình thức kiểm tra tay nghề trong và ngoài bệnh viện.

Mức 5

11. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 7 đến 10.

12. Nhân viên chuyên môn bệnh viện viết được các hướng dẫn chẩn đoán điều trị và các quy trình chuyên môn.

13. Bệnh viện có các hình thức tự đào tạo và khuyến khích việc truyền đạt kinh nghiệm từ các nhân viên y tế có trình độ và kinh nghiệm cho các nhân viên khác (kiểm tra, trao đổi phác đồ điều trị, báo cáo chuyên đề…)

14. Có hình thức thúc đẩy nhân viên tham gia đào tạo liên tục (ví dụ: xây dựng “hệ thống tính điểm tham gia đào tạo liên tục”…).

B2.2 Nhân viên y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức của nhân viên y tế là một yếu tố đặc biệt quan trọng với người bệnh, làm tăng sự hài lòng người bệnh, giúp người bệnh yên tâm, thoải mái trong quá trình điều trị.

• Gần đây, một số nhân viên y tế có biểu hiện không tốt về ứng xử, giao tiếp với người bệnh. Mặc dù tỷ lệ nhỏ nhưng đã ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành. Bộ Y tế đã ban hành quy tắc ứng xử nhằm nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức của nhân viên y tế, đáp ứng sự hài lòng người bệnh.

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Bệnh viện không có hoặc chưa xây dựng kế hoạch nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức cho nhân viên y tế.

2. Có vụ việc tập thể/cá nhân vi phạm y đức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của bệnh viện và ngành y.

3. Không đạt một trong các tiểu mục từ 4 đến 7.

Mức 2

4. Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức cho nhân viên y tế.

5. Bản kế hoạch có đặt ra các chỉ tiêu/chỉ số cụ thể liên quan đến ứng xử, giao tiếp, y đức để tập thể bệnh viện phấn đấu.

6. Đã triển khai kế hoạch nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức.

7. Tỷ lệ nhân viên y tế tham gia các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức chiếm dưới 50% tổng số nhân viên y tế (căn cứ vào số lượng lớp mở và số học viên tham gia).

Mức 3

8. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 4 đến 7.

9. Tỷ lệ số nhân viên y tế tham gia các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức chiếm trên 50% tổng số nhân viên y tế (căn cứ vào số lượng lớp mở và số học viên tham gia).

10. Bệnh viện có nhiều hình thức triển khai đa dạng, phong phú kế hoạch nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức cho nhân viên y tế như tổ chức các cuộc thi, phong trào, cam kết thi đua, kịch, hội diễn văn nghệ…

11. Có tiến hành khảo sát/đánh giá sơ bộ thái độ ứng xử của nhân viên y tế và sử dụng kết quả khảo sát/đánh giá để bố trí người phù hợp ở các vị trí việc làm thường tiếp xúc với người bệnh/người nhà người bệnh.

Mức 4

12. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 8 đến 11.

13. Có cam kết giữa nhân viên y tế với lãnh đạo bệnh viện và giữa tập thể bệnh viện với các cơ quản lý về nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ ứng xử, giao tiếp, y đức của nhân viên y tế với người bệnh.

14. Bệnh viện có tiến hành đánh giá việc triển khai nâng cao thái độ ứng xử, giao tiếp, y đức theo định kỳ và có báo cáo về hình thức/phương pháp đánh giá và kết quả đánh giá.

15. Có thư cảm ơn/thư khen của người bệnh/người nhà người bệnh đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm, thái độ ứng xử, giao tiếp, y đức của nhân viên y tế.

B2.2 Nhân viên y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức

17. Đánh giá thực hiện kế hoạch nâng cao thái độ ứng xử, giao tiếp, y đức của nhân viên y tế có các chỉ số đạt kết quả tốt; có xu hướng tăng dần theo thời gian.

18. Đánh giá hài lòng người bệnh cho kết quả tốt về thái độ ứng xử, giao tiếp, y đức của nhân viên y tế.

19. Không có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thái độ ứng xử, giao tiếp, y đức của nhân viên y tế.

20. Có cá nhân/sự việc tiêu biểu về y đức, được các phương tiện truyền thông đăng tải ca ngợi, biểu dương; là tấm gương sáng cho các cá nhân/bệnh viện khác học tập.

B2.3 Bệnh viện duy trì và phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Bệnh viện tạo điều kiện cho nhân viên cập nhật kiến thức chuyên môn, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe là việc cần thiết để duy trì và phát triển chất lượng nguồn nhân lực.

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Trong quy chế chi tiêu nội bộ chưa xây dựng được chính sách hỗ trợ cho nhân viên của bệnh viện được cử đi đào tạo.

2. Không đạt tiểu mục 3.

Mức 2 3. Có chính sách hỗ trợ cho nhân viên của bệnh viện được cử đi đào tạo nhưng

khoản hỗ trợ chưa bảo đảm đủ 50% học phí và sinh hoạt phí.

Mức 3

4. Đạt tiểu mục 3.

5. Có chính sách hỗ trợ cho nhân viên của bệnh viện được cử đi đào tạo, bảo đảm từ 50% đến 70% khoản học phí và sinh hoạt phí.

6. Bệnh viện bố trí vị trí việc làm phù hợp cho nhân viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

7. Bệnh viện có cơ chế, chính sách thu hút, tuyển dụng và duy trì nguồn nhân lực y tế có chất lượng làm việc ổn định, lâu dài và yên tâm cống hiến.

Mức 4

8. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 4 đến 7.

9. Hàng năm, bệnh viện cử tối thiểu 5% số lượng người làm việc (chia theo cơ cấu chức danh nghề nghiệp) đi học bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao kỹ năng làm việc bên ngoài bệnh viện.

10. Cử đầy đủ các chức danh nghề nghiệp như bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y, kỹ sư .v.v. đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Mức 5

11. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 8 đến 10.

12. Toàn bộ những người được cử đi học quay trở lại bệnh viện làm việc. 13. Không có trường hợp bồi hoàn kinh phí đào tạo.

Một phần của tài liệu Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện sửa đổi 2015 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w