D1 THIẾT LẬP HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

Một phần của tài liệu Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện sửa đổi 2015 (Trang 84 - 88)

PHẦN D HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

D1 THIẾT LẬP HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

D1. THIẾT LẬP HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG TIẾN CHẤT LƯỢNG

D1.1 Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Quản lý chất lượng là nhiệm vụ mới được Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện triển khai nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

• Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý chất lượng giúp bệnh viện triển khai các hoạt động can thiệp, cải tiến chất lượng, đáp ứng mong mỏi của người dân.

• Thông tư 19/2013/TT-BYT về hướng dẫn quản lý chất lượng khám, chữa bệnh đã có quy định về thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện.

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Chưa thành lập hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện. 2. Chưa thành lập phòng/tổ quản lý chất lượng.

3. Chưa thành lập đầy đủ mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện. 4. Không đạt một trong các tiểu mục từ 5 đến 7.

Mức 2

5. Đã thành lập hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện. 6. Đã thành lập phòng/tổ quản lý chất lượng.

7. Đã thành lập đầy đủ mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện.

Mức 3

8. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 5 đến 7.

9. Đã xây dựng quy chế hoạt động của hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện. 10. Đã xác định cơ cấu, số lượng, vị trí việc làm của nhân viên phòng/tổ quản lý

chất lượng dựa trên quy mô hoạt động và hạng bệnh viện.

11. Đã tuyển được ít nhất 60% số lượng nhân viên của phòng/tổ quản lý chất lượng theo kế hoạch và vị trí việc làm, trong đó vị trí trưởng phòng/tổ trưởng tuyển dụng được đúng đối tượng như trong kế hoạch.

12. Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện tổ chức các cuộc họp định kỳ theo đúng kế hoạch.

13. Đã xây dựng và ban hành các văn bản về quản lý chất lượng trong bệnh viện.

Mức 4

14. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 8 đến 13.

15. Đã tuyển được ít nhất 80% số lượng nhân viên của phòng/tổ quản lý chất lượng theo kế hoạch, trong đó vị trí trưởng phòng/tổ trưởng tuyển dụng được đúng đối tượng có các bằng cấp và chứng chỉ như trong kế hoạch.

16. Có nhân viên của phòng/tổ quản lý chất lượng tham gia các lớp đào tạo về quản lý chất lượng.

Mức 5

17. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 14 đến 16.

18. Đã tuyển dụng đủ số lượng nhân viên của phòng/tổ quản lý chất lượng theo kế hoạch và đúng cơ cấu theo vị trí việc làm.

19. Có ít nhất 50% nhân viên của phòng/tổ quản lý chất lượng tham gia các lớp đào tạo về quản lý chất lượng và có chứng chỉ.

20. Nhân viên y tế của mạng lưới chất lượng tham gia các lớp đào tạo về quản lý chất lượng và có chứng chỉ.

D1.2 Xây dựng và triển khai kế hoạch, đề án cải tiến chất lượng bệnh viện

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Việc xây dựng đề án chất lượng bệnh viện là một hoạt động quan trọng để xác định thực trạng, vấn đề tồn tại, ưu tiên, giải pháp… và giúp xác định các công việc cụ thể cải tiến và nâng cao chất lượng bệnh viện.

• Triển khai đề án chất lượng bệnh viện có ý nghĩa cụ thể hóa việc cải tiến và nâng cao chất lượng bệnh viện, giúp bản đề án có giá trị đi vào thực tiễn hoạt động bệnh viện.

• Thông tư 19/2013/TT-BYT về hướng dẫn quản lý chất lượng khám, chữa bệnh đã quy định về xây dựng và triển khai đề án chất lượng bệnh viện.

Các bậc thang chất lượng

Mức 1 1. Hội đồng quản lý chất lượng chưa xây dựng đề án cải tiến chất lượng.

2. Không đạt tiểu mục 3.

Mức 2 3. Hội đồng quản lý chất lượng đã xây dựng đề án cải tiến chất lượng chungcho toàn bệnh viện.

Mức 3

4. Đạt tiểu mục từ 3.

5. Hội đồng quản lý chất lượng xây dựng bảng kiểm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện đề án cải tiến chất lượng và đánh giá các việc đã hoàn thành.

6. Trong đề án cải tiến chất lượng có đưa ra các mục tiêu chất lượng và kết quả đầu ra cụ thể, có thể lượng giá được.

7. Trong đề án cải tiến chất lượng có chỉ rõ nội dung hoạt động, kinh phí cho các hoạt động và các nguồn lực khác để thực hiện .

8. Hội đồng quản lý chất lượng hướng dẫn các khoa/phòng triển khai cải tiến chất lượng theo như đề án.

9. Hội đồng quản lý chất lượng hướng dẫn các thành viên của mạng lưới xây dựng đề án cải tiến chất lượng cho từng khoa/phòng.

Mức 4

10. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 4 đến 9.

11. Bản đề án cải tiến chất lượng chung của bệnh viện được triển khai đầy đủ các mục theo như bảng kiểm đánh giá.

12. Toàn bộ 100% các khoa/phòng đều xây dựng được đề án cải tiến chất lượng riêng của từng khoa/phòng, có đưa ra ít nhất 1 mục tiêu và 1 kết quả đầu ra cụ thể, phù hợp với đề án cải tiến chất lượng chung của bệnh viện.

13. Các khoa/phòng tự triển khai đề án cải tiến chất lượng riêng của từng khoa/phòng.

Mức 5

14. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 10 đến 13.

15. Tiến hành lượng giá các mục tiêu của đề án chất lượng chung bệnh viện và lượng giá các kết quả đầu ra cụ thể.

16. Hoàn thành và đạt được toàn bộ các mục tiêu đã nêu trong bản đề án cải tiến chất lượng chung toàn bệnh viện.

17. Tiến hành lượng giá và công bố kết quả thực hiện các mục tiêu và kết quả đầu ra cụ thể của từng khoa/phòng theo như đề án cải tiến chất lượng riêng của từng khoa/phòng.

18. Đánh giá, phân loại thi đua các khoa/phòng dựa trên việc hoàn thành đề án cải tiến chất lượng riêng của từng khoa/phòng.

D1.3 Xây dựng, triển khai đề án cải tiến chất lượng và văn hóa chất lượng

Căn cứ đề xuất và ý nghĩa

• Văn hóa chất lượng và uy tín cần thời gian lâu dài để xây dựng và bồi đắp, tạo nên y hiệu và sức hút cho bệnh viện.

• Việc xây dựng được uy tín là yếu tố sống còn tác động đến sự tồn tại và phát triển của bệnh viện.

• Bệnh viện có văn hóa chất lượng là mục tiêu cơ bản, xuyên suốt của nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Báo chí và cơ quan truyền thông khác phản ánh về xảy ra tai biến/sai sót/sự cố hoặc vi phạm y đức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của bệnh viện và ngành y (sau khi xác minh là đúng).

2. Báo chí và các cơ quan truyền thông có phản ánh về các biểu hiện mất đoàn kết, dân chủ của bệnh viện.

3. Có khiếu nại, tố cáo trong nội bộ bệnh viện.

4. Có người bệnh khiếu nại, tố cáo và sau xác minh là đúng sự thật và có trách nhiệm của bệnh viện.

5. Bệnh viện tự quảng cáo/gắn sao không đúng với năng lực chuyên môn thực tế; hoặc quảng cáo/gắn sao cho các phạm trù/lĩnh vực khác ngoài chuyên môn có thể gây hiểu nhầm với chất lượng chuyên môn.

6. Không đạt tiểu mục 7.

Mức 2

7. Phòng/tổ quản lý chất lượng hướng dẫn các khoa/phòng xây dựng đề án cải tiến chất lượng tại khoa/phòng.

Xây dựng và triển khai được ít nhất 1 đề án cải tiến chất lượng (trên quy mô khoa/phòng hoặc toàn bệnh viện).

Mức 3

8. Đạt tiểu mục 7.

9. Có trang thông tin điện tử (website) riêng của bệnh viện; thông tin được cập nhật thường xuyên.

10. Xây dựng biểu trưng (lô-gô) mang ý nghĩa và đặc trưng cho bệnh viện. 11. Xây dựng khẩu hiệu (slogan) mang ý nghĩa và đặc trưng cho bệnh viện. 12. Xây dựng các khẩu hiệu (slogan) nâng cao chất lượng trong các khoa/phòng

và khuôn viên bệnh viện.

13. Xây dựng các phong trào nâng cao chất lượng.

Mức 4

14. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 8 đến 13.

15. Có cơ chế khuyến khích nâng cao chất lượng. 16. Có các đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng.

17. Đề xuất và áp dụng các sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng; có đánh giá tác động và có bằng chứng cải thiện chất lượng cụ thể; có hiệu quả tích cực rõ rệt (ít nhất 1 sáng kiến/giải pháp).

Mức 5 18. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 14 đến 17.

19. Bệnh viện tổ chức các hoạt động hướng tới cộng đồng như: thành lập tổ công tác xã hội trợ giúp người bệnh có hoàn cảnh khó khăn/đặc biệt, khám chữa bệnh từ thiện…

20. Người bệnh có ý kiến tích cực về phong cách và chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh (dựa trên các thư cảm ơn hoặc theo đánh giá hài lòng người bệnh

và các kênh phản hồi thông tin khác).

21. Xây dựng được mô hình kiểu mẫu nâng cao chất lượng bệnh viện, là điển hình cho các bệnh viện khác học tập.

Một phần của tài liệu Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện sửa đổi 2015 (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w