PHẦN C HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN C1 AN NINH, TRẬT TỰ VÀ AN TOÀN CHÁY NỔ
C7 NĂNG LỰC THỰC HIỆN CHĂM SÓC DINH DƯỠNG VÀ TIẾT CHẾ
C7.1 Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Thông tư 07/2011/TT-BYT về công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh và 08/2011/TT-BYT hướng dẫn về công tác dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện.
• Hệ thống tổ chức để thực hiện công tác dinh dưỡng được thiết lập giúp thúc đẩy và nâng cao chất lượng chăm sóc dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng điều trị.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1 1. Không có khoa/tổ dinh dưỡng.
2. Không đạt một trong các tiểu mục từ 3 đến 4.
Mức 2
3. Có khoa/tổ dinh dưỡng theo quy định và đang hoạt động.
4. Người phụ trách/lãnh đạo khoa/tổ có bằng chuyên khoa/chuyên khoa sơ bộ về chuyên ngành dinh dưỡng hoặc được tập huấn kiến thức về chuyên ngành dinh dưỡng và có chứng chỉ).
Mức 3
5. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 3 đến 4.
6. Có khoa dinh dưỡng và bảo đảm đầy đủ cơ cấu cán bộ như quy định. 7. Có bản mô tả vị trí việc làm của từng cán bộ trong khoa/tổ dinh dưỡng. 8. Người phụ trách/lãnh đạo khoa có trình độ cao đẳng/cử nhân và có bằng
chuyên khoa hoặc chuyên khoa sơ bộ về chuyên ngành dinh dưỡng.
Mức 4
9. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 5 đến 8.
10. Người phụ trách/lãnh đạo khoa có trình độ bác sỹ và có bằng chuyên khoa I hoặc thạc sỹ chuyên ngành dinh dưỡng.
Mức 5
11. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 9 đến 10.
12. Người phụ trách/lãnh đạo khoa có trình độ bác sỹ và có bằng chuyên khoa II hoặc tiến sỹ chuyên ngành dinh dưỡng.
C7.2 Bệnh viện bảo đảm cơ sở vật chất để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Thông tư 07/2011/TT-BYT đã có các hướng dẫn cụ thể về công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh và 08/2011/TT-BYT hướng dẫn về công tác dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1 1. Khoa/tổ Dinh dưỡng chưa có phòng riêng.
2. Không đạt một trong các tiểu mục từ 3 đến 5.
Mức 2
3. Khoa/tổ Dinh dưỡng có phòng riêng.
4. Có đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu cho văn phòng làm việc như bàn ghế, tủ, máy tính…
5. Có các dụng cụ phục vụ công tác khám, tư vấn dinh dưỡng: cân, thước đo chiều cao tại khoa/tổ dinh dưỡng.
Mức 3
6. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 3 đến 5.
7. Có căng-tin phục vụ ăn uống cho người bệnh/người nhà người bệnh và nhân viên bệnh viện.
8. Có bếp nấu bằng điện hoặc ga dùng để nấu các thức ăn. 9. Có khu vực chế biến thức ăn bảo đảm vệ sinh sạch sẽ.
10. Bảo đảm hệ thống cấp, thoát nước hoạt động đầy đủ tại khu vực chế biến thức ăn.
11. Có tủ chuyên dùng thiết kế theo đúng quy cách dùng để lưu mẫu thức ăn. 12. Có phòng ăn dành cho người bệnh và có quạt.
13. Có bồn rửa tay tại phòng ăn hoặc bên ngoài phòng ăn. 14. Có phương tiện vận chuyển suất ăn tới người bệnh.
Mức 4
15. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 6 đến 14.
16. Bộ phận chế biến thức ăn được thiết kế một chiều. 17. Có tủ lạnh/tủ bảo ôn lưu trữ thức ăn.
18. Có bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh an toàn thực phẩm.
19. Bệnh viện có khu nhà ăn bố trí riêng biệt với khu khám và điều trị. 20. Phòng ăn có điều hòa nhiệt độ.
21. Bếp ăn có đủ nhân viên phục vụ có khả năng cung cấp các suất ăn cho trên 70% người bệnh (tính theo số giường bệnh).
22. Có phòng tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng riêng biệt.
Mức 5
23. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 15 đến 22. 24.Bàn ăn có khăn trải bàn sạch sẽ.
25. Bếp ăn có đủ nhân viên phục vụ có khả năng cung cấp các suất ăn cho toàn bộ người bệnh (tính theo số giường bệnh), nhân viên y tế và người nhà người bệnh khi có nhu cầu.
C7.3 Người bệnh được đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trong thời gian nằm viện Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Tình trạng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, xử trí nguy cơ dinh dưỡng/suy dinh dưỡng và hỗ trợ các biện pháp điều trị khác. • Việc đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng được chính xác, chặt chẽ giúp
tăng hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất cho người bệnh và góp phần nâng cao chất lượng điều trị.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1
1. Người bệnh không được cân trọng lượng cơ thể, đo chiều cao hoặc sàng lọc dinh dưỡng bằng các công cụ khác khi nhập viện và không được ghi vào hồ sơ bệnh án.
2. Không đạt một trong các tiểu mục từ 3 đến 4.
Mức 2
3. Người bệnh được cân trọng lượng cơ thể, đo chiều cao hoặc sàng lọc dinh dưỡng bằng các công cụ khác khi nhập viện và được ghi vào hồ sơ bệnh án 4. Khoa khám bệnh/khoa điều trị có các phương tiện chính xác để cân trọng
lượng cơ thể, đo chiều cao hoặc công cụ sàng lọc dinh dưỡng của người bệnh bằng các công cụ khác nhau.
Mức 3
5. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 3 đến 4.
6. Người bệnh được xác định/phân loại chính xác nguy cơ dinh dưỡng/suy dinh dưỡng khi nhập viện.
7. Bác sỹ điều trị khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chỉ định chế độ ăn bệnh lý cho những người bệnh có nhu cầu.
Mức 4
8. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 5 đến 7.
9. Người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng khi nhập viện được lập kế hoạch theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
10. Người bệnh khi nhập viện có nguy cơ dinh dưỡng nặng hoặc suy dinh dưỡng nặng hoặc Albumin máu <3 g/dl liên quan đến dinh dưỡng được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, lập kế hoạch can thiệp, chỉ định và can thiệp dinh dưỡng.
Mức 5
11. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 8 đến 10.
12. Người bệnh có chỉ định can thiệp dinh dưỡng được theo dõi, đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng, điều chỉnh chế độ can thiệp phù hợp.
C7.4 Người bệnh được hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Chế độ ăn có mối ảnh hưởng và liên quan đến tình trạng bệnh lý.
• Người bệnh và người chăm sóc nếu được hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý sẽ giúp tránh các nguy cơ tai biến hoặc biến chứng nặng thêm; đồng thời giúp tăng hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất cho người bệnh và góp phần nâng cao chất lượng điều trị.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1
1. Bệnh viện không có bất kỳ hình thức nào về hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn cho người bệnh.
2. Không đạt tiểu mục 3.
Mức 2 3. Nhân viên y tế có tư vấn chế độ ăn phù hợp cho người bệnh mắc các bệnhcần có lưu ý đặc biệt về chế độ ăn như đái đường, tăng huyết áp, bệnh thận…
Mức 3
4. Đạt tiểu mục 3.
5. Có góc truyền thông/pa-nô/áp-phích về dinh dưỡng ở các khoa lâm sàng và những nơi công cộng có đông người bệnh: hình ảnh, khẩu hiệu, thông tin về dinh dưỡng hợp lý cho các nhóm đối tượng (người bệnh, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú…).
6. Có hình thức hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn cho người bệnh bằng hình ảnh/tờ rơi/pa-nô/áp-phích/băng hình… cho ít nhất 3 bệnh thường gặp tại bệnh viện.
Mức 4
7. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 4 đến 6.
8. Bệnh viện tổ chức giáo dục về dinh dưỡng cho người bệnh tại khoa điều trị hoặc hội trường (miễn phí hoặc thu phí).
Mức 5
9. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 7 đến 8.
10. Khoa dinh dưỡng hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát chế độ dinh dưỡng tại các khoa/phòng điều trị (bao gồm việc thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành nuôi con hợp lý…).
11. Bệnh viện có phòng tư vấn người bệnh riêng, trong đó có cung cấp dịch vụ khám và tư vấn cho người bệnh về dinh dưỡng và chế độ ăn bệnh lý (miễn phí hoặc thu phí).
C7.5 Người bệnh được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý trong thời gian nằm viện
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
• Dinh dưỡng trong điều trị chiếm vai trò quan trọng, góp phần giúp người bệnh mau bình phục và nâng cao chất lượng điều trị.
• Chăm sóc bảo đảm dinh dưỡng cho người bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ người bệnh và là tiêu chí thể hiện tính toàn diện của bệnh viện.
• Người bệnh tại nhiều bệnh viện phải tự lo ăn nên bệnh viện không kiểm soát được việc tuân thủ chế độ ăn bệnh lý, làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1
1. Không có tài liệu xây dựng suất ăn bệnh lý hoặc khẩu phần dinh dưỡng cho người bệnh.
2. Không đạt một trong các tiểu mục từ 3 đến 4.
Mức 2
3. Người mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và bị bệnh nặng được hội chẩn giữa cán bộ khoa dinh dưỡng tiết chế với bác sỹ điều trị về chế độ dinh dưỡng.
4. Bệnh viện có văn bản qui định về việc hội chẩn giữa cán bộ khoa dinh dưỡng tiết chế với bác sỹ điều trị về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
Mức 3
5. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 3 đến 4.
6. Khoa dinh dưỡng xây dựng các khẩu phần ăn bệnh lý khác nhau cho từng đối tượng người bệnh (tối thiểu cho các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận…).
7. Khoa dinh dưỡng tổ chức cung cấp suất ăn bệnh lý cho từng đối tượng người bệnh được bác sỹ điều trị chỉ định khẩu phần ăn bệnh lý (tối thiểu cho các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận…).
8. Người mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng được cung cấp bữa ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với tình trạng bệnh theo chỉ định của bác sỹ điều trị và ghi mã số chế độ ăn theo qui định của Bộ Y tế vào hồ sơ bệnh án.
9. Khoa dinh dưỡng quản lý được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà ăn/căng-tin trong bệnh viện: có mẫu thực phẩm lưu, kiểm tra thường xuyên, giám sát vệ sinh nhà bếp.
Mức 4
10. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 5 đến 9.
11. Khoa dinh dưỡng/nhà ăn tổ chức cung cấp suất ăn cho trên 70% đối tượng người bệnh (không bao gồm trẻ dưới 6 tháng tuổi) và ghi mã số chế độ ăn theo qui định của Bộ Y tế vào hồ sơ bệnh án.
12. Liên kết/tạo điều kiện cho các nhà tài trợ/hảo tâm cung cấp các suất ăn miễn/giảm phí cho người bệnh nghèo/có hoàn cảnh khó khăn.
Mức 5
13. Đạt toàn bộ các tiểu mục từ 10 đến 12.
14. Người bệnh suy dinh dưỡng nặng được hỗ trợ dinh dưỡng (bổ sung dinh dưỡng/dinh dưỡng đường tĩnh mạch) để cải thiện tình trạng dinh dưỡng. 15. Khoa dinh dưỡng/nhà ăn tổ chức cung cấp suất ăn cho trên 90% đối tượng
người bệnh (không bao gồm trẻ dưới 6 tháng tuổi).
16. Xây dựng bếp ăn tình thương/bếp ăn từ thiện cho người bệnh và thường xuyên cung cấp suất ăn từ thiện cho người bệnh dưới sự quản lý và giám sát
về chất lượng bữa ăn của Khoa dinh dưỡng.