Lắp đặt thiết bị lên móng – bệ

Một phần của tài liệu Lập quy trình lắp đặt, căn chỉnh và bảo dưỡng động cơ máy phát điện k457 (6y1214) (Trang 72 - 74)

Có thể lắp trực tiếp thiết bị động lực lên móng bê tông hay định tâm động cơ với thiết bị trên giá chung rồi lắp đặt cả cụm lên móng bê tông hoặc móng bê tông lồng khung thép. Phương pháp lắp đặt trực tiếp thiết bị động lực lên móng gọi là phương pháp lắp đặt cứng. Phương pháp này thường dùng cho các trang bị làm việc tương đối ổn định theo thời gian, tính cân bằng tốt. Do đó ta chọn phương pháp này làm phương án đặt động cơ K457.

Yêu cầu lắp cụm máy phát điện: nên đặt ở không gian thông thoáng, sạch sẽ, đáp ứng được các yêu cầu về phòng chống cháy nổ. Nếu làm việc vào thời gian ban đêm cần

đảm bảo đủ ánh sáng. Cho phép động cơ làm việc trong phòng kín ở nhiệt độ bên ngoài 10oC, trong trường hợp này khởi động cơ được tiến hành sau khi sấy nước làm mát và đổ dầu bôi trơn nóng vào dưới đáy cacte bôi trơn đông cơ. Trên 2 hình vẽ mặt cắt đã nêu lên các kích thước của móng và các kích thước của máy diesel phát điện công suất 50kW.

Móng dưới động cơ diesel cần phải được bố trí sao cho cách tường không nhỏ quá 1m, dưới móng cần tiến hành gia công nền. Để dễ phục vụ cho máy thì cần nâng bề mặt của nền lên 100 – 150mm. Bu lông máy phân bố tuân thủ nghiêm ngặt với bản vẽ lắp đặt kèm theo mỗi động cơ. Bề mặt của móng phải được gia công phẳng và nhẵn, kiểm tra độ thăng bằng bằng li vô nước.

Lần khởi động đầu tiên chỉ được phép khi bê tông móng đã đông cứng hoàn toàn. Trước lần khởi động đầu tiên cần phải kiểm tra độ đồng trục giữa động cơ diesel và máy phát.

Định tâm được tiến hành như trên hình

Hình 3.3: Sơ đồ điều chỉnh cụm máy phát điện

1. Kim chỉ hiệu chỉnh

Giá trị

Độ dịch chuyển của trục Độ cong trục Khe hở Hiệu giá trị đo Giá trị dịch chuyển Khe hở Hiệu giá trị đo

Giá trị cong trên 1 m chiều dài Vị trí đo a x x/2 b y y/l A Trên B Dưới C Phải D Trái D

Trong thời gian sử dụng động cơ diesel không nên xả dầu và nhiên liệu nên bệ máy. Việc này xảy ra sẽ dẫn đến nứt bê tông và phá vỡ sự thăng bằng dẫn đến động cơ làm việc không bình thường.

Bình chứa nhiên liệu cần bố trí trên khoang máy, chiều cao không quá 1,5 – 2m so với mặt móng. Dung tích của bình chứa nhiên liệu nên làm từ 300- 500l, trong thùng phải có cơ cấu lắng hay thùng làm nghiêng van để có thể xả cặn nhiên liệu. Ống dẫn nhiên liệu từ thùng đến động cơ diesel phải cao hơn mức đáy của bình 50 – 100mm để khi động cơ làm việc không xảy ra hiện tượng rơi vào ống dẫn nhiên liệu nước và các cặn bẩn. Bình tiêu thụ nhiên liệu cần phải được nối thông với không khí qua một lưới và có thiết bị đo mức nhiên liệu và có van xả “E” trên đường ống dẫn nhiên liệu đến động cơ để tránh không khí vào trong hệ thống nhiên liệu. Trong hệ thống có trang bị vòi để xả khi động cơ dừng. Ống nhiên liệu chỉ đóng van xả khi động cơ dừng lâu dài. Trên ống nạp có bố trí lọc lưới để lọc không khí nạp khi nạp không khí từ bên ngoài buồng máy. Đoạn ống xả trong giới hạn làm việc của máy phải được phủ 1 lớp cách nhiệt. Đường xả và tiêu âm của khí xả không được chạm vào các vật gỗ và các vật dễ cháy trên tường ngăn. Trong thành phần lớp cách nhiệt có dùng sợi aniang tẩm nến. Trong buồng máy phải xem xét khả năng xả không khí nóng từ các két làm mát để có thể điều chỉnh nhiệt độ trong buồng máy nhất là vào mùa hè. Khi lắp động cơ diesel máy phát điện cần tuân thủ bản vẽ kích thước và các dụng cụ chuyên dùng.

Một phần của tài liệu Lập quy trình lắp đặt, căn chỉnh và bảo dưỡng động cơ máy phát điện k457 (6y1214) (Trang 72 - 74)