Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa đường ống cao áp

Một phần của tài liệu Lập quy trình lắp đặt, căn chỉnh và bảo dưỡng động cơ máy phát điện k457 (6y1214) (Trang 54 - 55)

a. Hư hỏng, nguyên nhân, tác hại

* Hư hỏng:

- Vỏ bộ điều chỉnh nứt vỡ do không cẩn thận trong quá trình tháo lắp. - Lò xo quả văng, lò xo định vị quả văng bị giảm đàn tính.

- Vòng bi quả văng bị chai cứng phần vành nhựa. * Nguyên nhân:

- Do hoạt động lâu ngày, phụ thuộc vào cường độ hoạt động của bộ điều tốc. * Tác hại:

- Làm sai lệch thời điểm tác động của bộ điều chỉnh phun sớm tới sự cung cấp nhiên liệu vào động cơ.

b. Kiểm tra, sửa chữa

* Kiểm tra:

- Dùng dụng cụ đo chuyên dùng kiểm tra thời điểm phun sớm của bơm từ đó ta xác định được độ sai lệch do bộ điều chỉnh tạo ra và có biện pháp khắc phục cụ thể.

- Dùng dụng cụ lực căng lò xo quả văng, lò xo định vị quả văng. * Sửa chữa:

- Kiểm tra sự tác động của bộ điều chỉnh phun sớm tới sự cung cấp nhiên liệu của động cơ, nếu vượt quá giá trị cho phép trong sổ tay (hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa) thì thay thế bằng chi tiết mới.

2.3.5 Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa đường ống cao áp a. Hư hỏng, nguyên nhân, tác hại a. Hư hỏng, nguyên nhân, tác hại

STT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại

1 Mối ghép ren của các đường ống bị chờn, hỏng

Do tháo lắp không đúng kỹ thuật.

- Làm rò chảy nhiên liệu. - Công suất động cơ giảm hoặc động cơ không hoạt động được.

bị bẹp, gập kỹ thuật.

- Do va đập với các chi tiết khác.

- Động cơ không hoạt động được.

3 Đường ống cao áp bị nứt, vỡ, gẫy.

Do áp suất dòng nhiên liệu luôn thay đổi đột ngột trong quá trình làm việc.

- Làm rò chảy tiêu hao nhiên liệu.

- Công suất động cơ giảm. 4 Các đệm đệm kín bị rách - Do sử dụng lâu ngày. - Tháo lắp không đúng kỹ thuật. - Rò rỉ nhiên liệu.

- Làm giảm áp suất phun.

5 Mòn hỏng mặt côn đường ống.

- Do vặn mối ghép ren quá chặt.

- Do ma sát lâu ngày.

b. Kiểm tra, sửa chữa

* Kiểm tra:

- Dùng mắt quan sát ống cao áp và những chỗ nối nếu thấy có nhiên liệu rò rỉ thì đường ống cao áp bị nứt hay những mối ghép ren bị hở.

- Quan sát xem đường ống cao áp có bị móp bẹp hay không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra xem mặt côn các đường ống có bị mòn gồ ghề nhiều không.

- Kiểm tra sự rạn nứt của đường ống cao áp: Tháo đường ống nhiên liệu 2 khỏi thùng chứa 1 và nút kín ống 2 bằng nút 3 sau đó tháo ống 4 khỏi đầu nối của 5 bầu lọc tinh 6 và nối đầu ống mềm của dụng cụ thứ 8 vào đầu nối của bộ lọc tinh, sau đó vặn vòi 9, nơi nào có nhiên liệu rò chảy hoặc có bọt khí đó là nơi bị nứt.

* Sửa chữa:

- Đường ống cao áp bị đứt, gãy thì phải thay mới.

- Đường ống cao áp bị bóp bẹp thì dùng dụng cụ uốn ống để nắn lại. - Ren nối của đường ống cao áp bị chờn thì ta rô ren mới.

- Các đệm bị rách thì phải thay mới.

- Nếu mặt côn các đường ống mòn nhiều làm rò chảy nhiên liệu thì thay đường ống cao áp mới. Khi thay các đường ống thì phải cùng loại, khi tháo đường ống phải che các đầu ống, đầu nối của ống bơm để tránh bụi đi vào hệ thống.

Một phần của tài liệu Lập quy trình lắp đặt, căn chỉnh và bảo dưỡng động cơ máy phát điện k457 (6y1214) (Trang 54 - 55)