Quy trình kiểm tra sửa chữa két làm mát

Một phần của tài liệu Lập quy trình lắp đặt, căn chỉnh và bảo dưỡng động cơ máy phát điện k457 (6y1214) (Trang 67)

a. Hư hỏng

- Bị đóng cặn tắc đường ống dẫn nước do sử dụng nước không sạch, nước cứng. - Các cánh tản nhiệt bị xô lệch khi va chạm.

- Các ống dẫn nước bị phồng, nứt, thủng, làm thất thoát nước do axit trong chất làm mát ăn mòn lâu ngày mặt trong đường ống gây rò rỉ, làm thất thoát nước hoặc làm tắc dẫn tới nóng máy.

- Lò xo nắp két nước bị giảm đàn hồi hay kẹt dẫn đến sai lệch áp suất điều chỉnh.

b. Kiểm tra

- Kiểm tra các đường ống nước bị cặn, tắc: Sờ tay cảm giác nhiệt độ, nếu các ống bị tắc nhiều thì nhiệt độ ở hai ngăn nước nóng và nước làm mát chênh nhau lớn do nhiệt độ nước vào két quá nóng (khoảng 30oC, bình thường từ 10 – 15oC). Có thể kiểm tra bằng cách mở nắp két nước, tăng tốc động cơ vài lần, nếu nước làm mát trào ra càng nhiều thì két càng tắc.

- Kiểm tra rò rỉ: Dùng áp suất khí nén 2,5at, ngâm két vào nước dung dịch làm mát và quan sát chỗ sủi bọt để phát hiện ống dẫn bị thủng, nứt. Có thể kiểm tra độ kín khít của két bằng bộ kiểm tra áp suất như sau:

+ Đổ nước vào két cách đáy cổ đổ nước khoảng 13mm. + Lắp kín thiết bị vào miệng két nước.

+ Bơm tay cho áp suất tăng lên khoảng 0,2at.

+ Quan sát đồng hồ áp suất, nếu kim đồng hồ không dao động chứng tỏ két kín, tốt.

- Dùng tay bóp các ống kiểm tra các ống bị phồng, rộp, bục.

- Mở nắp két nước kiểm tra xem có váng bọt màu vàng nổi lên hay không, nếu có phải hớt hết váng, sau đó cho động cơ làm việc và kiểm tra lại, nếu váng dầu tiếp tục hình thành chứng tỏ có khả năng lọt khí cháy từ xylanh hoặc dầu từ bộ làm mát dầu nhờn sang đường nước làm mát.

- Kiểm tra nắp két nước: Sử dụng bơm gắn đồng hồ đo áp suất để kiểm tra độ kín của gioăng cao su, độ kín và trạng thái làm việc của các van áp suất, van chân không trên nắp. Kiểm tra áp suất mở van bằng cách lắp nắp két nước cần kiểm tra lên đầu bơm hút, dùng tay kéo piston tạo chân không trong khoang bơm, nếu độ chân không đạt giá trị trong phạm vi 0,7 – 1,0at mà van mở là đạt yêu cầu.

c. Quy trình sửa chữa két làm mát

- Két nước bị thủng thường phải gỡ mối hàn của phần tản nhiệt, ngăn trên và ngăn dưới để sửa chữa hoặc hàn lấp ống, nếu ống thủng ở phần giữa không thể hàn vá được. Cho phép số lượng ống hàn lấp hoặc bóp kín không quá 10% số ống. Hiện nay két làm mát có ống bị rò rỉ hay hư hỏng thường được thay thế vì giá thành sửa chữa tương đối cao có thể cao hơn cả giá thành két làm mát mới.

- Két nước tắc, bẩn, đóng cặn thì tiến hành xúc, rửa với quy trình như sau: + Xả hết nước trong hệ thống làm mát.

+ Để khô hệ thống làm mát từ 10 – 12 giờ.

+ Đổ dung dịch hóa chất đã pha vào đầy hệ thống và ngâm theo thời gian quy định.

+ Khởi động động cơ làm việc từ 15 – 20 phút.

+ Xả sạch dung dịch khử cặn, rửa hệ thống làm mát 2 – 3 lần bằng nước sạch. + Rửa lần cuối bằng dung dịch K2Cr2O7 nồng độ từ 0,5 – 1% ở nhiệt độ từ 70 – 80oC để trung hòa hết các chất ăn mòn.

+ Hóa chất dùng để khử cặn có nhiều loại, một số dung dịch được sử dụng chung cho các loại vật liệu có thành phần như sau:

Tên hóa chất Tỷ lệ (g/10lit) Thời gian ngâm (giờ)

Hỗn hợp

- Axit lactic kỹ thuật -Crômpickli ( K2Cr2O7) 600 200 0,5 đến 3 8 đến 10 Hỗn hợp - Natricacbonat (NaCO3) - Crômpickli ( K2Cr2O7) 1000 đến 2000 20 đến 30 10 đến 12

Hỗn hợp

- Axit photphoric (H3PO4) - Crôm ôxit (CrO3)

1000 500

0,5 đến 1

+ Cũng có thể dùng thiết bị rửa: Bơm hóa chất có áp suất 0,1 đến 0,2at tuần hoàn các chi tiết két, thân, nắp máy trong khoảng thời gian 0,5 – 1 giờ với nhiệt độ dung dịch 450C - 500C, sau đó rửa sạch bằng hóa chất sử dụng như trên.

d. Quy trình tẩy rửa két làm mát ở xí nghiệp hiện nay

* Tháo

Xả hết nước trong hệ thống làm mát và tháo két nước ra khỏi động cơ để trong quá trình xúc, rửa các chất cặn bẩn trong áo nước không làm tắc két nước.

* Rửa ngoài

Thông thường thì rửa bằng nước ngưng, phương pháp hiệu quả nhất là phun rửa bằng hơi nước có áp suất nhỏ hơn 8kG/cm2 dùng cọ sạch các lỗ thông gió. Rửa két nước phải bắt đầu ống dẫn phía trên, sau đó thay đổi chiều của dòng nước rửa và phun tới khi thấy nước chảy ra trong két xả sạch.

* Kiểm tra

Sau khi đã rửa ngoài ta tiến hành kiểm tra độ kín khít và khả năng thông qua của két nước.

Kiểm tra hiện tượng rò rỉ: Nhúng két nước vào trong bể nước và cho khí nén đi vào trong két với áp suất 0,3 – 0,5kG/cm2. Khi kiểm tra cần nút tất cả các lỗ hở của két bằng mút cao su.

Kiểm tra độ thông qua của két: Đánh giá độ tắc của két bằng cách đo sức cản thủy lực so sánh với lượng nước mới để xác định mức độ cần thiết phải làm sạch bằng hóa chất hay tẩy rửa bằng nước thông thường.

* Ngâm bằng hóa chất

Thường chọn dung dịch Na3PO4 và Na2PO3 đây là loại hóa chất sử dụng cho tất cả các kim loại không gây mòn, dễ mua, giá thành rẻ. Sau khi đã ngâm đủ thời gian trong ống ta tiến hành rửa, dùng bơm chịu ăn mòn tạo dòng tuần hoàn ngược chiều với dòng tuần hoàn của hệ thống. Thời gian rửa từ 30 – 60 phút, áp suất của hệ thống 0,1 – 0,2at.

Ta kiểm tra độ kín khít của két và khả năng thông qua của két nếu chưa đạt được yêu cầu thì lặp lại quy trình ngâm, rửa với thời gian ngâm ngắn hơn. Sau đó nghiệm thu và lắp đặt trên xe.

* Rửa lại

Dùng nước sạch rửa kỹ vài lần (2 -3 lần) rửa lại lần cuối bằng dung dịch K2ClO7 với nhiệt độ từ 70 – 800C.

* Phương pháp xử lý nước cứng

- Đun nước với thời gian sôi 30 phút cho kết tủa. - Dùng nước cất (nước ngưng tụ ở nồi hơi). - Dùng hóa chất

CHƯƠNG 3

QUY TRÌNH KIỂM TRA ĐỘNG CƠ SAU ĐẠI TU 3.1. Lắp động cơ lên móng, bệ máy

Hình 3.1: Hình chiếu đứng sơ đồ bố trí chung bệ máy

1. Rãnh để đặt dây dẫn điện 2. Máy phát điện diesel 3. Ống dẫn nhiên liệu 4. Ống xả nhiên liệu

5. Thiết bị chỉ mức nhiên liệu 6. Giá để lắp thùng nhiên liệu 7.Rãnh để đặt ống nhiên liệu

3.1.1. Các yêu cầu cơ bản đối với móng và bệ máy

Móng và bệ máy thuộc về những cơ cấu khung – bệ để lắp đặt các máy móc và các thiết bị động lực. Vì vậy, để đảm bảo cho các thiết bị làm việc tin cậy, móng và bệ phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

1. Có độ cứng và độ bền lớn và ổn định dưới tác dụng của ngoại lực.

2. Có độ biến dạng (hay độ võng) nhỏ không ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của các thiết bị đặt trên nó.

3. Không có hiện tượng rung và chấn động mạnh khi các thiết bị hoạt động.

5. Gia cố chắc các thiết bị trên bệ trong mọi điều kiện sử dụng.

Hình 3.2: Hình chiếu bằng sơ đồ bố trí chung trên bệ máy

1. Bảng điện 2. Bình ắc quy

3. Đường thải với tiêu âm 4. Bình chứa nhiên liệu 5. Bơm tay cấp nhiên liệu

3.1.2. Đặc điểm về kết cấu móng và bệ máy

Bệ móng dưới cụm máy là các khối bằng bê tông hay bê tông cốt thép. Bệ máy không làm liền với giá máy mà được làm rời với mục đích có thể lắp đặt các thiết bị động lực khác thay thế hay có dạng hoặc công suất, kích thước tương đương.

3.1.3 Lắp đặt thiết bị lên móng – bệ

Có thể lắp trực tiếp thiết bị động lực lên móng bê tông hay định tâm động cơ với thiết bị trên giá chung rồi lắp đặt cả cụm lên móng bê tông hoặc móng bê tông lồng khung thép. Phương pháp lắp đặt trực tiếp thiết bị động lực lên móng gọi là phương pháp lắp đặt cứng. Phương pháp này thường dùng cho các trang bị làm việc tương đối ổn định theo thời gian, tính cân bằng tốt. Do đó ta chọn phương pháp này làm phương án đặt động cơ K457.

Yêu cầu lắp cụm máy phát điện: nên đặt ở không gian thông thoáng, sạch sẽ, đáp ứng được các yêu cầu về phòng chống cháy nổ. Nếu làm việc vào thời gian ban đêm cần

đảm bảo đủ ánh sáng. Cho phép động cơ làm việc trong phòng kín ở nhiệt độ bên ngoài 10oC, trong trường hợp này khởi động cơ được tiến hành sau khi sấy nước làm mát và đổ dầu bôi trơn nóng vào dưới đáy cacte bôi trơn đông cơ. Trên 2 hình vẽ mặt cắt đã nêu lên các kích thước của móng và các kích thước của máy diesel phát điện công suất 50kW.

Móng dưới động cơ diesel cần phải được bố trí sao cho cách tường không nhỏ quá 1m, dưới móng cần tiến hành gia công nền. Để dễ phục vụ cho máy thì cần nâng bề mặt của nền lên 100 – 150mm. Bu lông máy phân bố tuân thủ nghiêm ngặt với bản vẽ lắp đặt kèm theo mỗi động cơ. Bề mặt của móng phải được gia công phẳng và nhẵn, kiểm tra độ thăng bằng bằng li vô nước.

Lần khởi động đầu tiên chỉ được phép khi bê tông móng đã đông cứng hoàn toàn. Trước lần khởi động đầu tiên cần phải kiểm tra độ đồng trục giữa động cơ diesel và máy phát.

Định tâm được tiến hành như trên hình

Hình 3.3: Sơ đồ điều chỉnh cụm máy phát điện

1. Kim chỉ hiệu chỉnh

Giá trị

Độ dịch chuyển của trục Độ cong trục Khe hở Hiệu giá trị đo Giá trị dịch chuyển Khe hở Hiệu giá trị đo

Giá trị cong trên 1 m chiều dài Vị trí đo a x x/2 b y y/l A Trên B Dưới C Phải D Trái D

Trong thời gian sử dụng động cơ diesel không nên xả dầu và nhiên liệu nên bệ máy. Việc này xảy ra sẽ dẫn đến nứt bê tông và phá vỡ sự thăng bằng dẫn đến động cơ làm việc không bình thường.

Bình chứa nhiên liệu cần bố trí trên khoang máy, chiều cao không quá 1,5 – 2m so với mặt móng. Dung tích của bình chứa nhiên liệu nên làm từ 300- 500l, trong thùng phải có cơ cấu lắng hay thùng làm nghiêng van để có thể xả cặn nhiên liệu. Ống dẫn nhiên liệu từ thùng đến động cơ diesel phải cao hơn mức đáy của bình 50 – 100mm để khi động cơ làm việc không xảy ra hiện tượng rơi vào ống dẫn nhiên liệu nước và các cặn bẩn. Bình tiêu thụ nhiên liệu cần phải được nối thông với không khí qua một lưới và có thiết bị đo mức nhiên liệu và có van xả “E” trên đường ống dẫn nhiên liệu đến động cơ để tránh không khí vào trong hệ thống nhiên liệu. Trong hệ thống có trang bị vòi để xả khi động cơ dừng. Ống nhiên liệu chỉ đóng van xả khi động cơ dừng lâu dài. Trên ống nạp có bố trí lọc lưới để lọc không khí nạp khi nạp không khí từ bên ngoài buồng máy. Đoạn ống xả trong giới hạn làm việc của máy phải được phủ 1 lớp cách nhiệt. Đường xả và tiêu âm của khí xả không được chạm vào các vật gỗ và các vật dễ cháy trên tường ngăn. Trong thành phần lớp cách nhiệt có dùng sợi aniang tẩm nến. Trong buồng máy phải xem xét khả năng xả không khí nóng từ các két làm mát để có thể điều chỉnh nhiệt độ trong buồng máy nhất là vào mùa hè. Khi lắp động cơ diesel máy phát điện cần tuân thủ bản vẽ kích thước và các dụng cụ chuyên dùng.

3.2 Kiểm tra và điều chỉnh bơm cao áp trên băng thử

Tất cả các bơm cao áp kiểu tổng bơm, sau một thời gian hoạt động hoặc sau khi thay bộ đôi mới đều phải kiểm tra điều chỉnh các chỉ tiêu làm việc sau:

- Thời điểm cung cấp nhiên liệu của từng nhánh bơm.

- Lượng nạp nhiên liệu của từng nhánh bơm và độ không đồng đều ở chế độ định mức.

- Số vòng quay bộ điều tốc bắt đầu cắt và khi cắt hoàn toàn nhiên liệu. - Lượng nạp nhiên liệu khi khởi động.

- Lượng nạp nhiên liệu khi chạy không tải. - Hiện tượng rồ ga.

3.2.1 Các công việc chuẩn bị a. Chuẩn bị băng thử a. Chuẩn bị băng thử

Băng thử được đổ đầy dầu sạch kiểm tra hoạt động của các bộ phận bằng cách chạy thử không có trục trặc. Tháo các vòi phun mẫu trên băng để điều chỉnh áp suất phun bằng áp suất của các vòi phun trên động cơ sau đó lắp lại.

b. Gá lắp bơm trên băng

Tùy theo kết cấu của từng loại bơm mà có đồ gá thích hợp như khối V hoặc dùng bích lắp với mặt đầu bơm, trong trường hợp này ta dùng khối V. Khi gá chú ý điều chỉnh độ đồng tâm của trục dẫn động và trục bơm một cách tối đa. Khớp nối giữa hai trục là loại khớp tự lựa có tác dụng hạn chế rung động do sự mất đồng tâm của các trục bơm gây ra. Kẹp chặt bơm bằng bu lông sau đó dùng tay quay thử vài vòng, trục dẫn động nếu không thấy có hiện tượng bất thường hoặc rung đảo quá mức thì xiết chặt lần cuối tất cả các bu lông kẹp.

c. Chạy thử

Lắp các ống dầu cao áp nối từng nhánh bơm tới vòi phun, lắp các đường ống dầu thấp áp vào và ra bơm, các hệ thống bơm dầu của băng hoạt động để xả hết khí trong khoang bơm cao cáp cho hệ thống truyền động làm việc để kéo bơm cao áp với vòng quay chậm, sau đó tăng dần tốc độ nếu không thấy hiện tượng rung giật kẹt thanh răng, chảy dầu… thì mới được phép vận hành. Với bơm mới phục hồi hoặc thay thế mới nên cho bơm chạy rà ở một số tốc độ và vị trí thanh răng khác nhau trong khoảng 30 phút đến 1 giờ để tăng độ kín khít và trơn chu các bộ đôi trước khi cân chỉnh, nhờ đó kết quả điều chỉnh sẽ chính xác và được duy trì lâu hơn.

3.2.2 Trình tự kiểm tra và điều chỉnh

a. Hệ thống kiểm tra thời điểm cung cấp nhiên liệu của từng nhánh bơm

Trên trục dẫn động bơm, có gắn một vành chia độ phục vụ cho việc kiểm tra và điều chỉnh thời điểm cung cấp nhiên liệu tối ưu của từng nhánh bơm để kiểm tra khoảng cách làm việc đồng thời giữa các nhánh bơm có hệ thống đèn xung cầm tay chiếu lên vành chia độ hoặc cơ cấu đĩa dẫn động sẻ rãnh

* Tổng quan, các thông số kỹ thuật và tính năng tác dụng của băng cân chỉnh bơm cao áp IP – 20.

1. Thùng chứa nhiên liệu 16. Cốc rót

2. Động cơ phụ 17. Trục xoay cốc rót

3. Ống dẫn nhiên liệu 18. Vòi phun

4. Bơm dầu 19. Ống dẫn nhiên liệu về thùng

5. Bầu lọc 20. Đồng hồ tốc độ

6. Công tắc điều khiển 21. Đồng hồ đo áp suất dầu

7. Băng thử 22. Tay quay

8. Khối V 23. Vành chia độ

9. Kẹp chặt 24. Puli

10. Đường dầu hồi 25. Ống dẫn dầu

11. Bơm cao áp 26. Tay điều chỉnh

12. Đường ống cao áp 27. Dây đai

13. Tay điều khiển 28. Puli

14. Ống thủy tinh 29. Bộ thay đổi tốc độ điện

15. Giá đỡ 30. Động cơ chính

Băng cân chỉnh bơm IP – 20 là một trong những thiết bị kiểm tra chất lượng của

Một phần của tài liệu Lập quy trình lắp đặt, căn chỉnh và bảo dưỡng động cơ máy phát điện k457 (6y1214) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)