của động cơ K457
2.3.1. Kiểm tra, sửa chữa bộ đôi piston – xylanh a. Công việc chuẩn bị
- Khi tháo bộ đôi piston – xylanh ra để riêng theo bộ và rửa sạch trong dầu diesel. - Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra, quan sát như kính lúp, dụng cụ chuyên dùng.
b. Kết cấu lắp ghép
- Xylanh, piston, bơm cao áp là cụm chi tiết quan trọng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel; nó quyết định rất lớn đến công suất của động cơ, suất tiêu hao nhiên liệu vì vậy yêu cầu chếtạo, lắp ghép chính xác, độ bóng bề mặt đạt từ 11 - 16.
- Khe hở lắp ghép là từ 0,001 – 0,0025(mm)
- Đảm bảo áp suất vòi phun cao từ 125 – 215kg/ cm2 để cung cấp cho vòi phun.
c. Những hư hỏng chủ yếu của bộ đôi piston – xylanh
- Sau một thời gian làm việc piston, xylanh thường mòn ở các vị trí như hình vẽ
- Hai vùng mòn nhiều nhất là vùng đối diện lỗ nạp và vùng mặt nghiêng đối diện lỗ thoát.
- Đặc điểm vết mòn: Vết xước có thể kéo dài đến 2/3 chiều dài đầu piston. Vết sâu nhất có thể đạt từ 20 – 25µm và giảm dần ra hai bên, sự phân bố mòn này không theo quy luật nào cả.
- Cạnh nghiêng hao mòn trở thành cạnh tròn
- Ở lổ nạp phần trên bị cào xước (a) nhiều hơn phần dưới chiều dài bị cào xước trung bình ở phần trên là 5 – 6(mm) vết mòn dài nhất dọc theo tâm lỗ. Độ sâu nhất của vết mòn trên từ 24 – 27µm của vết dưới là 15 – 17µm.
- Ở lỗ thoát: Vết hao mòn dịch về phía trái của mép lỗ (b), thành một đai rộng từ 2 – 2,5(mm).
- Kéo dài từ phía trên từ 2 – 3(mm) về phía dưới từ 4,5 – 5(mm).
d. Nguyên nhân của những hư hỏng chủ yếu
Nguyên nhân hao mòn do tích tụ các vết xước lâu ngày. Sự cào xước là do những hạt bụi rắn lẫn trong dầu, trong quá trình làm việc có động năng lớn do sự chuyển động của piston tạo ra. Những hạt bụi này bị chèn ép, mức độ cào xước tùy thuộc vào tốc độ của hạt bụi, mức độ tập trung và phương hướng di chuyển của chúng.
e. Tác hại của những hư hỏng bộ đôi piston – xylanh
Hiện tượng hao mòn của piston – xylanh làm tăng khe hở lắp ghép do vậy chúng gây ra những tác hại:
- Làm giảm áp suất, giảm lượng nhiên liệu cung cấp.
- Làm tăng hiện tượng rò rỉ nhiên liệu, chậm thời điểm phun.
- Do hiện tượng hao mòn không đều giữa các cặp piston – xylanh nên làm tăng độ cung cấp không đều cho động cơ làm cho động cơ chạy không ổn định nhất là ở tốc độ thấp.
f. Kiểm tra dạng hao mòn thường gặp
Dựa vào sổ tay sửa chữa, bảo dưỡng và dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra áp suất, lượng dầu được cung cấp vào vòi phun từ đó xác định mức độ hao mòn để có phương hướng khắc phục cụ thể.
- Rửa sạch piston – xylanh bằng dầu sạch. - Lắp piston vào xylanh 1/3 chiều dài.
- Đặt piston – xylanh nghiêng 450 so với phương thẳng đứng. Nếu piston tụt xuống từ từ do trọng lượng của bản thân thì cặp piston – xylanh này còn dùng được.
- Kiểm tra vùng mòn, vị trí mòn và mức độ mòn: dùng kính lúp để quan sát, từ đó đánh giá được mức độ mòn hỏng (trước khi quan sát phải rửa sạch, xì khô).
g. Khắc phục dạng sai hỏng thường gặp
Trước đây dùng phương pháp mạ crôm sau đó rà lại bằng bột rà mịn. Hiện nay để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa, trong quá trình kiểm tra nếu bộ đôi piston – xylanh nào không đạt tiêu chuẩn như trong sổ tay bảo dưỡng thì phải tiến hành thay mới.
2.3.2 Những hư hỏng, nguyên nhân, phương pháp kiểm tra sửa chữa van triệt hồi a. Những hư hỏng, nguyên nhân, tác hại chủ yếu a. Những hư hỏng, nguyên nhân, tác hại chủ yếu
STT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại
1
Bề mặt làm việc và phía trên chỗ đặt van tạo thành vết lõm, có thể sâu đến 0,5mm
Do va đập với đế van lâu ngày trong suốt quá trình hoạt động.
- Chất lượng đậy kín kém. - Lượng nhiên liệu phun giảm, không đồng đều ở các máy khác nhau.
2
Mòn, xước van triệt hồi. Vành triệt mòn dạng hình côn, phía
- Hoạt động lâu ngày.
- Trong dầu có lẫn các hạt bụi cơ học rắn.
- Nhiên liệu phun không dứt khoát, gây hiện tượng phun rớt.
dưới mòn nhiều hơn phía trên
- Do sói mòn của dòng nhiên liệu có áp suất cao khi làm việc. - Làm chậm thời điểm phun. 3 Mòn phần dẫn hướng
Do hoạt động lâu ngày. - Mòn nhiều làm van chuyển động không ổn định.
4 Mặt ống trụ đến van bị mòn
- Do hoạt động lâu ngày. - Cào xước do lẫn bụi cơ.
- Làm tăng khe hở lắp ghép van triệt hồi.
Van triệt hồi mòn ở các vị trí như: bề mặt đậy kín, vành đai triệt hồi, phần dẫn hướng, mặt tựa đế van.
b. Kiểm tra, sửa chữa van triệt hồi
Kiểm tra vết tiếp xúc, vết mòn, cào xước dùng kính lúp sau khi đã rửa sạch, xì khô.
* Kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng:
Dùng dụng cụ chuyên dùng kiểm tra độ đậy kín của van và khe hở vành triệt hồi. Có thể dùng dụng cụ với gá lắp riêng cộng với dụng cụ tạo và đo áp suất
- Với nắp đậy kín: Sau khi tăng áp suất trong thân van lên đến 15,0MN/m2 (150kg/cm2 ) theo dõi tốc độ hạ áp suất, không được quá 20MN/m2(200kg/cm2) trong 1 giây.
- Với van triệt hồi: Sau khi làm hở mặt nghiêng bằng vít điều chỉnh đưa áp suất lên 20MN/m2 thời gian hạ áp suất từ 20MN/m2 xuống 18MN/m2 không nhỏ quá 5 giây thì van dùng được.
*Kiểm tra bằng kinh nghiệm: - Rửa sạch van trong dầu diesel
Hình 2.22: Vị trí mòn van triệt hồi
- Kéo van lên bịt lỗ dưới của van bằng ngón tay, khi thả van ra nó phải tụt nhanh và dừng lại ở vị trí mà vành triệt hồi đóng ở lỗ đế van.
- Bịt lỗ dưới của đế van bằng ngón tay, đưa van vào đế van và ấn nó xuống bằng ngón tay ra van phải được nâng lên bị trí ban đầu.
- Van phải đóng hoàn toàn bởi trọng lượng của bản thân.
2.3.3 Những hư hỏng và cách sửa chữa bơm thấp áp a.Kiểm tra a.Kiểm tra
- Tháo rời và rửa sạch các chi tiết để kiểm tra
- Quan sát các chi tiết: Piston – xylanh, các van, lò xo, sự rò rỉ nhiên liệu…
- Sử dụng đồng hồ so để xác định độ mòn của các chi tiết như piston, xylanh, thanh đẩy piston và lỗ trong thân bơm, trục con đội và con lăn.
- Kiểm tra bu lông, đệm, lưới lọc, bơm tay…
- Kiểm tra độ kín của van nạp, van xả: Bịt đầu ra của bơm chuyển nhiên liệu, cho bơm tay hoạt động, nếu van nhiên liệu bị mòn thì bơm tay vẫn hoạt động bình thường, nếu van xả bị mòn nhiên liệu bị rò rỉ khi bơm tay ngừng hoạt động.
b. Sửa chữa
- Các van bị mòn và hư hỏng để rò rỉ nhiên liệu thì dùng bột mịn rà lại (với van phi kim loại thì mài lại). Mòn hỏng nhiều phải thay van mới.
- Chiều dài lò xo van nạp và van xả phải cân bằng nhau, nếu lò xo nào thấp hơn thì phải lắp thêm vòng đệm nếu thấp quá thì phải thay mới. Lực ép lò xo phải đúng quy định nếu nhỏ hơn phải thay lò xo mới (lực ép lò xo quy định 0,3 – 0,6kg/cm2).
- Piston mòn phải thay piston mới.
- Xylanh mòn xước thì doa lại: khe hở lắp ghép lớn hơn 0,1mm thì thay mới cả cặp.
- Thanh đẩy piston và lỗ trong thân bơm có khe hở lắp ghép là 0,01mm. Trục con đội và con lăn mòn thì mạ crôm rồi gia công lại đảm bảo khe hở lắp ghép là 0,015 – 0,045mm.
- Bơm tay hỏng thì thay bơm mới.
2.3.4 Kiểm tra, sửa chữa bộ điều chỉnh phun sớm a. Hư hỏng, nguyên nhân, tác hại a. Hư hỏng, nguyên nhân, tác hại
* Hư hỏng:
- Vỏ bộ điều chỉnh nứt vỡ do không cẩn thận trong quá trình tháo lắp. - Lò xo quả văng, lò xo định vị quả văng bị giảm đàn tính.
- Vòng bi quả văng bị chai cứng phần vành nhựa. * Nguyên nhân:
- Do hoạt động lâu ngày, phụ thuộc vào cường độ hoạt động của bộ điều tốc. * Tác hại:
- Làm sai lệch thời điểm tác động của bộ điều chỉnh phun sớm tới sự cung cấp nhiên liệu vào động cơ.
b. Kiểm tra, sửa chữa
* Kiểm tra:
- Dùng dụng cụ đo chuyên dùng kiểm tra thời điểm phun sớm của bơm từ đó ta xác định được độ sai lệch do bộ điều chỉnh tạo ra và có biện pháp khắc phục cụ thể.
- Dùng dụng cụ lực căng lò xo quả văng, lò xo định vị quả văng. * Sửa chữa:
- Kiểm tra sự tác động của bộ điều chỉnh phun sớm tới sự cung cấp nhiên liệu của động cơ, nếu vượt quá giá trị cho phép trong sổ tay (hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa) thì thay thế bằng chi tiết mới.
2.3.5 Hư hỏng, kiểm tra, sửa chữa đường ống cao áp a. Hư hỏng, nguyên nhân, tác hại a. Hư hỏng, nguyên nhân, tác hại
STT Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại
1 Mối ghép ren của các đường ống bị chờn, hỏng
Do tháo lắp không đúng kỹ thuật.
- Làm rò chảy nhiên liệu. - Công suất động cơ giảm hoặc động cơ không hoạt động được.
bị bẹp, gập kỹ thuật.
- Do va đập với các chi tiết khác.
- Động cơ không hoạt động được.
3 Đường ống cao áp bị nứt, vỡ, gẫy.
Do áp suất dòng nhiên liệu luôn thay đổi đột ngột trong quá trình làm việc.
- Làm rò chảy tiêu hao nhiên liệu.
- Công suất động cơ giảm. 4 Các đệm đệm kín bị rách - Do sử dụng lâu ngày. - Tháo lắp không đúng kỹ thuật. - Rò rỉ nhiên liệu.
- Làm giảm áp suất phun.
5 Mòn hỏng mặt côn đường ống.
- Do vặn mối ghép ren quá chặt.
- Do ma sát lâu ngày.
b. Kiểm tra, sửa chữa
* Kiểm tra:
- Dùng mắt quan sát ống cao áp và những chỗ nối nếu thấy có nhiên liệu rò rỉ thì đường ống cao áp bị nứt hay những mối ghép ren bị hở.
- Quan sát xem đường ống cao áp có bị móp bẹp hay không.
- Kiểm tra xem mặt côn các đường ống có bị mòn gồ ghề nhiều không.
- Kiểm tra sự rạn nứt của đường ống cao áp: Tháo đường ống nhiên liệu 2 khỏi thùng chứa 1 và nút kín ống 2 bằng nút 3 sau đó tháo ống 4 khỏi đầu nối của 5 bầu lọc tinh 6 và nối đầu ống mềm của dụng cụ thứ 8 vào đầu nối của bộ lọc tinh, sau đó vặn vòi 9, nơi nào có nhiên liệu rò chảy hoặc có bọt khí đó là nơi bị nứt.
* Sửa chữa:
- Đường ống cao áp bị đứt, gãy thì phải thay mới.
- Đường ống cao áp bị bóp bẹp thì dùng dụng cụ uốn ống để nắn lại. - Ren nối của đường ống cao áp bị chờn thì ta rô ren mới.
- Các đệm bị rách thì phải thay mới.
- Nếu mặt côn các đường ống mòn nhiều làm rò chảy nhiên liệu thì thay đường ống cao áp mới. Khi thay các đường ống thì phải cùng loại, khi tháo đường ống phải che các đầu ống, đầu nối của ống bơm để tránh bụi đi vào hệ thống.
Vòi phun có nhiệm vụ phun nhiên liệu vào buồng cháy của động cơ dưới dạng sương mù để đảm bảo cho hòa trộn tốt nhiên liệu và không khí, hình thành hỗn hợp cháy. Vòi phun dùng trong động cơ K457 là vòi phun kín, có 8 lỗ phun. Khi vòi phun hư hỏng làm cho chất lượng chùm tia phun xấu đi.
a. Nguyên nhân hư hỏng và tác hại.
- Bộ đôi kim phun và đế kim phun bị mòn. Khi bị mòn các lỗ phun trên đầu kim phun, chùm tia phun sẽ giảm hẳn, hạt nhiên liệu phun ra khó xé tơi làm quá trình hòa trộn kém khiến động cơ bị khói.
- Mòn mặt côn đậy kín trên đầu kim phun và lỗ trên đế kim phun làm tăng hành trình nâng cực đại của kim, do đó làm giảm tốc độ của nhiên liệu qua lỗ phun làm giảm chất lượng phun tơi sương. Nếu mặt này không kín sẽ xuất hiện hiện tượng phun nhỏ giọt. Sau khi kết thúc quá trình phun vẫn còn một vài giọt nhiên liệu rỉ ra tạo thành muội than đọng bám trên đầu vòi phun làm quá trình phun xấu đi. Mòn thân kim phun và ống dẫn hướng làm tăng mức độ rò rỉ nhiên liệu qua khe hở giữa chúng làm cho lượng dầu hồi từ vòi phun về thùng nhiên liệu sẽ nhiều hơn. Chính sự tăng lượng dầu hồi này làm giảm lượng dầu cung cấp vào động cơ khiến máy khó đạt được công suất cần thiết.
- Kẹt tắc kim phun: Hiện tượng kẹt kim phun trong lỗ cũng thường xảy ra khi nhiên liệu bị bẩn hoặc khi mặt côn đậy không kín làm khí cháy lọt vào khe hở giữa thân và ống dẫn hướng gây ra muội làm bó kẹt. Kim bị kẹt treo sẽ làm vòi phun làm việc như một vòi phun hở dẫn đến chất lượng phun rất tồi, máy khói và tăng tiêu hao nhiên liệu. Nếu kim kẹt trong trạng thái đóng kín vòi phun đó sẽ không làm việc và động cơ bị bỏ máy.
- Lò xo vòi phun bị yếu do mất đàn hồi hay do điều chỉnh sai làm áp suất phun thấp là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng phun vì vậy động cơ sẽ bị khói và tăng tiêu hao nhiên liệu. Nếu áp suất phun cao hơn quy định sẽ cho độ phun sương tốt hơn tuy nhiên nó cũng làm ảnh hưởng đến độ bền cơ học và mài mòn của bơm cao áp nhưng tăng áp suất phun trong phạm vi có thể được lại là một giải pháp để cải thiện chất lượng động cơ.
b. Căn chỉnh vòi phun.
* Chuẩn bị thiết bị: (Kiểm tra trên bàn thử nghiệm chuyên dùng) - Kiểm tra xem thiết bị còn làm việc hay không.
- Đọc các số đo trên đồng hồ đo áp suất (mỗi vạch = 2 bar). - Trên thiết bị còn có van khóa, chặn lên đồng hồ.
- Phía ngoài của thiết bị còn có một cần điều khiển piston lên xuống.
- Trong thân của thiết bị còn có cặp piston xilanh và cơ cấu dẫn động cặp piston xylanh làm việc. Đường dầu ra của thiết bị còn có một van cao áp.
- Chú ý khi sử dụng thiết bị cần vặn van khóa đường dầu lên đồng hồ để tạo áp lực trong piston và xylanh sau đó khi tạo xong ta mới được mở van để tránh làm hỏng đồng hồ.
* Gá lắp:
- Lắp cần điều khiển piston vào thiết bị (nếu đã bị tháo ra) - Lắp đường ống cao áp và đầu nối trên thiết bị.
- Lắp vòi phun cần kiểm tra vào đường ống cao áp đầu kia của thiết bị. * Kiểm tra đánh giá kết quả:
Trên thiết bị kiểm tra vòi phun ta có thể kiểm tra được áp suất của vòi phun, hình dạng của tia phun, độ tơi sương của nhiên liệu, kiểm tra được độ kín khít của vòi phun, kiểm tra được hiện tượng phun rớt.
- Kiểm tra điều chỉnh áp suất vòi phun: