Đối với Trung tâm thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam luận văn t (Trang 102)

- Khẩn trương rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cảnh báo rủi ro tín dụng hiện có; ban hành danh mục các chỉ tiêu cảnh báo rủi ro tín dụng làm cơ sở cho các TCTD tham khảo, xây dựng hệ thống cảnh báo nội bộ của từng tổ chức.

- Chủ động nghiên cứu, tham mưu để xuất, Trình Thống đốc NHNN dự thảo các Nghị định, Thông tư về hoạt động TTTD trong ngành ngân hàng để Thống đốc ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền.

- Tìm hiểu các nguồn thông tin cần thiết cho việc xây dựng kho thông tin tín dụng quốc gia và thông tin cảnh báo rủi ro tín dụng từ các Bộ, ngành, trình Thống đốc để có quan hệ phối hợp, trao đổi thông tin theo đúng quy định của Chính phủ.

-Cung cấp dịch vụ báo cáo tín dụng nên cố gắng giảm thiểu tối đa độ trễ giữa thời gian họ nhận dữ liệu được cập nhật và thời gian dữ liệu mới được tạo lập sẵn có cho người sử dụng cuối cùng. Tương tự, dịch vụ báo cáo tín dụng nên thiết lập các mức dịch vụ mà áp dụng với các nhu cầu của chủ thể dữ liệu và nhu cầu người sử dụng đảm bảo dữ liệu là chính xác và kịp thời.

-Chất lượng thông tin là vấn đề cơ bản đối với một môi trường báo cáo tín dụng hiệu quả. Độ chính xác của dữ liệu hàm ý rằng loại dữ liệu này không có lỗi, tin cậy được, và đầy đủ cũng như cập nhật tốt. Các thông tin không chính xác có thể dẫn đến nhiều vấn đề, bao gồm việc từ chối cho vay mà không có lý do hoặc chi phí vay cao hơn. Chất lượng cũng có nghĩa là số liệu đầy đủ và phù hợp, hàm ý rằng: i) các thông tin chi tiết liên quan được lưu giữ, bao gồm các dữ liệu tiêu cực cũng như tích cực; ii) thông tin từ nhiều nguồn liên quan được thu thập, trong các giới hạn theo luật định;

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam luận văn t (Trang 102)