Công nghệ tin học, truyền thông

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam luận văn t (Trang 43)

Việc áp dụng kỹ thuật tin học đối với hoạt động TTTD là một lẽ tất nhiên nhưng việc áp dụng để tính toán đưa ra kết quả báo cáo cảnh báo về khách hàng vay dựa trên những hệ thống chỉ tiêu đòi hỏi không chỉ ở chỗ xử lý thông tin nhanh nhẹn, chính xác, kịp thời, tốc độ cao mà nó còn có thể kết nối truyền tải thông tin từ nơi này đến nơi khác, ít bị trở ngại của khoảng cách và thời gian.

Trong công đoạn xử lý thông tin cảnh báo tín dụng trên cơ sở phân tích, đối chiếu, so sánh một khối lượng lớn chỉ tiêu trong kho thông tin thì công nghệ tin học lại càng không thể thiếu. Nhu cầu tiếp cận khai thác sử dụng kho thông tin của TTTD cũng có yêu cầu tức thời, chính xác, an toàn càng nhấn mạnh thêm nhu cầu cần phải có những giải pháp công nghệ tin học và truyền thông tiên tiến nhất.

1.3.1.3. Phát triển các sản phẩm cảnh báo tín dụng có chất lượng tốt

Để đánh giá hiệu quả của hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo, một trong các yếu tố

không thể thiếu là từ đó phát triển nên các sản phẩm dịch vụ cảnh báo.

Sản phẩm cảnh báo hoàn hảo sẽ mang lại cho các NHTM nguồn dữ liệu thông tin phục vụ công tác phân tích, đánh giá và dự báo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, phục vụ cho công tác quản trị ngân hàng. Trên cơ sở đó đề ra chiến lược kinh doanh cũng như chính sách tín dụng hợp lý nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng mở rộng và tăng trưởng hiệu quả.

Bên cạnh đó, sản phẩm cảnh báo cùng với nguồn thông tin khác từ hệ thống thông tin báo cáo; qua các công cụ quản lý góp phần tạo nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho công tác quản lý điều hành của NHTW. Thông qua các báo cáo, NHNN nắm bắt phân tích được tình hình tín dụng đối với nền kinh tế, đánh giá và dự báo xu hướng tăng trưởng và phát triển tín dụng. Đồng thời đánh giá được chất lượng khách hàng, chất lượng khoản vay phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá

37

tạo nguồn thông tin đã xử lý phục vụ cho công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHTW; góp phần hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống;

1.3.2.Các nhân tố tác động tiêu cực

1.3.2.1. Hoạt động Thông tin tín dụng ngân hàng

Ảnh hưởng tới chất lượng, tính chính xác của hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo đó là do tính đúng đắn của số liệu trong báo cáo dư nợ từ các ngân hàng gửi đến CIC. Hiện nay bắt buộc NHTM phải tham gia báo cáo cho hệ thống TTTD ngân hàng tuy nhiên các tổ chức tín dụng trên còn đôi khi báo cáo chưa đúng để bao che cho Khách hàng.

Thực chất thì thị trường TTTD ngân hàng là một thị trường không hoàn hảo, vì trong các chủ thể tham gia, có một số tổ chức không thực hiện kinh doanh TTTD như cơ quan TTTD công, thường trực thuộc NHTW, hoạt động vì mục đích bảo đảm an toàn, ổn định hệ thống ngân hàng, có tính chất như bảo hộ cho kinh doanh ngân hàng, không nhằm kinh doanh, không vì mục tiêu lợi nhuận;

1.3.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật

Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động TTTD có thể ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến hiệu quả hoạt động TTTD. Một hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, đầy đủ thống nhất và ổn định sẽ nâng cao ý thức và trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào hệ thống TTTD. Các TCTD sẽ phải chấp hành nghiêm túc hơn chế độ báo cáo TTTD về cơ quan TTTD. Có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các TCTD không thực hiện đúng quy định và các văn bản hướng dẫn. Nâng cao ý thức của các chủ thể tham gia vào hệ thống TTTD giúp cho hoạt động TTTD sẽ được thực hiện tốt và theo một quy chuẩn. Ngược lại, các văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, các quy định chồng chéo có thể gây khó khăn cho hoạt động TTTD hoặc các quy định thiêú chặt chẽ có thể tạo ra kẽ hở để các chủ thể tham gia luồn lách, trốn nghĩa vụ báo cáo TTTD.

38

Kết luận chương 1

Hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo là một tập hợp các chỉ tiêu sử dụng trong việc cảnh báo mức độ rủi ro, an toàn của các khách hàng vay. Hệ thống chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên đặc thù kinh tế tài chính, và các quy phạm pháp luật riêng của mỗi nước. Chương 1 đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận, khái niệm, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng về hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại và hệ thống chỉ tiêu cảnh báo. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cảnh báo tín dụng của các nước trong khu vực, đã rút ra một số kinh nghiệm tốt cho việc hình thành hướng đi cho hệ thống cảnh báo tín dụng ở Việt Nam.

39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU CẢNH BÁO TÍN DỤNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG - NGÂN HÀNGNHÀ NƯỚC VIỆT

NAM

2.1 Khái quát về Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Việt Nam

2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Để tạo thành một kênh thông tin tin cậy giúp các ngân hàng thương mại trong quản lý rủi ro và cho vay. Năm 1999 NHNN đã chính thức thành lập Trung tâm Thông tin tín dụng trên cơ sở tách Trung tâm Thông tin tín dụng trực thuộc Vụ Tín dụng - NHNN.

Trung tâm Thông tin tín dụng là đơn vị sự nghiệp độc lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, có chức năng thu nhận, xử lý, phân tích và dự báo thông tin tín dụng trong ngành Ngân hàng để phục vụ công tác quản lý, điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cung cấp và làm dịch vụ thông tin về tiền tệ, hoạt động ngân hàng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác. CIC là đầu mối và trụ cột của hệ thống Thông tin tín dụng Việt Nam và phải vững mạnh, có uy tín thì hoạt động thông tin tín dụng mới có hiệu quả. Hoạt động của CIC cần có hệ thống thông tin hiện đại, xây dựng kho dữ liệu to lớn cập nhật đầy đủ, có đội ngũ cán bộ chuyên sâu nghiệp vụ và phải có chiến lược, kế hoạch cần thiết để tạo lập ra các sản phẩm thông tin tín dụng có chất lượn, được người dùng chấp nhận. Nhiều mảng nghiệp vụ của CIC vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu để phù hợ với tình hình thực tế của Việt Nam. Sau 20 năm, chưa bằng ¼ lịch sử ra đời và phát triển của một hệ thống thông tin tín dụng của Mỹ, Nhật… nhưng

40

hệ thống Thông tin tín dụng Việt Nam đã góp phần đảm bảo an toàn, ổn định hệ thống Ngân hàng, hỗ trợi các tổ chức tín dụng hoạt đông kinh doanh hiệu quả, phòng tránh rủi ro tín dụng, giúp khách hàng vay tiếp cận tín dụng thuận lợi, công bằng.

Các thời điểm quan trọng trong lịch sử phát triển của CIC:

- 9/1992: Thành lập Phòng Thông tin phòng ngừa rủi ro trực thuộc Vụ Tín dụng - NHNN.

- 4/1995: Đổi tên Phòng Thông tin phòng ngừa rủi ro trực thuộc Vụ Tín dụng thành Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Vụ Tín dụng - NHNN.

- 02/1999: CIC trở thành tổ chức sự nghiệp thuộc NHNN theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày 27/2/1999 của Thống đốc NHNN, trên cơ sở tổ chức lại CIC thuộc Vụ Tín dụng.

- 9/2007: Kỷ niệm 15 năm hoạt động thông tin tín dụng trong ngành ngân hàng và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- 12/2008: CIC được thành lập lại theo Quyết định số 3289/QĐ-NHNN ngày 31/12/2008 của Thống đốc NHNN và trở thành tổ chức sự nghiệp thuộc NHNN, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.

- 2009: CIC được thực hiện theo nghị định 43/2006/NĐ_CP quy định quyền tự chủ , tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Cũng trong năm này CIC đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập.

41

-2011: Hệ thống 5 trang web của CIC đã hoàn thành đồng bộ dữ liệu đưa vào hoạt động với các mảng nghiệp vụ chuyên biệt .

-2012: Kỷ niệm 20 năm hoạt động TTTD Ngân hàng Việt Nam

Mô hình hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng được thể hiện ở mô hình 2.1 trong phần bảng biểu.Trung tâm Thông tin tín dụng có nhiệm vụ cụ thể sau:

* Xây dựng, trình Thống đốc các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án và văn bản về hoạt động thông tin tín dụng.

* Hướng dẫn, triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, văn bản sau khi được phê duyệt; theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện.

* Thu nhận, xử lý và lưu trữ dữ liệu quốc gia về thông tin tín dụng từ các tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

* Khai thác, thu thập thông tin cần thiết liên quan đến khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng từ các phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn hợp pháp khác; mua thông tin từ các tổ chức ngoài ngành Ngân hàng và của nước ngoài khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu hoạt động thông tin tín dụng.

* Phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

* Thiết kế, xây dựng các yêu cầu về bảo mật, quản lý vận hành mạng, vận hành các Website - CIC, kho dữ liệu và hệ thống thông tin tín dụng sau khi thống nhất ý kiến với Cục Công nghệ tin học ngân hàng; kiểm soát việc truy cập, khai thác sử dụng thông tin tín dụng điện tử.

* Cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành.

42

* Làm dịch vụ thông tin các các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác trong và ngoài nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và pháp luật; tư vấn, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm thông tin tín dụng theo yêu cầu.

* Tổ chức các hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực thông tin tín dụng; xuất bản và phát hành Bản tin Thông tin tín dụng phục vụ cho công tác chuyên môn được giao.

* Phối hợp với các đơn vị chức năng trong việc thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn; tiếp nhận, quản lý các dự án trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài về lĩnh vực thông tin tín dụng khi được Thống đốc giao.

* Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.

* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin tín dụng

Căn cứ theo Quyết định số 3289/QĐ-NHNN ngày 31/12/2008 của Thống đốc NHNN Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin tín dụng, CIC thực hiện việc tổ chức, sắp xếp các phòng, ban theo

43

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của CIC

(Nguồn: Phòng Nghiên cứu phát triển CIC)

Nhiệm vụ của các phòng ban * Phòng Hành chính - Nhân sự

Tên giao dịch Tiếng Anh: Administration & Personnel Division.

Quản lý cán bộ, hợp đồng lao động; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật; chế độ bảo hiểm; quản lý công sở, tài sản; công tác hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ và bảo vệ cơ quan.

* Phòng Nghiên cứu và Phát triển

Tên giao dịch Tiếng Anh: Research & Development Division.

Nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn thông tin trong lĩnh vực thông tin tín dụng; xây dựng các mẫu sản phẩm và dịch vụ thông tin tín dụng; giới thiệu và phát triển sản phẩm mới; kiểm soát hoạt động nội bộ; quan hệ đối ngoại.

44

Tên giao dịch Tiếng Anh: Finance Division.

Thực hiện các văn bản chế độ quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước và của Ngành; xây dựng trình Giám đốc các văn bản liên quan, quy chế thu chi nội bộ phù hợp với cơ chế, quy chế tài chính của Nhà nước và NHNN.

* Phòng Thu thập và Xử lý thông tin

Tên giao dịch Tiếng Anh: Information Collection & Processing Division. Thu nhận, xử lý, kiểm soát thông tin từ các Tổ chức tín dụng (TCTD) theo quy định của Thống đốc NHNN về hoạt động thông tin tín dụng; hỗ trợ các TCTD về công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin tín dụng.

* Phòng Xếp hạng tín dụng

Tên giao dịch Tiếng Anh: Credit Rating Division.

Phân tích, tạo lập và cung cấp các sản phẩm, ấn phẩm về xếp hạng tín dụng DN, chấm điểm tín dụng DN và cá nhân, cụ thể:

- Tạo lập, cung cấp báo cáo, phân tích tổng hợp kết quả XHTD DN cho NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

- Tạo lập và cung cấp báo cáo tài chính, xếp hạng, chấm điểm tín dụng DN, cá nhân cho các TCTD.

- Làm dịch vụ thông tin về tài chính của DN và cá nhân Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân trong nước có nhu cầu.

- Dịch vụ tư vấn, xếp hạng, chấm điểm tín dụng cho các TCTD, các tổ chức khác.

- Dịch vụ tư vấn, xếp hạng, chấm điểm tín dụng cho khách hàng vay của tổ chức tín dụng.

45

* Phòng Công nghệ thông tin

Tên giao dịch Tiếng Anh: Information Technology Division.

Quản lý, vận hành, cập nhật dữ liệu và đảm bảo hoạt động hệ thống công nghệ thông tin của CIC; hỗ trợ các chi nhánh NHNN về công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin tín dụng.

* Phòng Cung cấp thông tin trong nước

Tên giao dịch tiếng Anh: Domestic Information Division.

Tạo lập báo cáo, cung cấp thông tin phục vụ quản lý của NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Thống đốc NHNN, các sản phẩm thông tin tín dụng cho các TCTD, tổ chức khác và cá nhân trong nước.

* Phòng Cung cấp thông tin ngoài nước

Tên giao dịch Tiếng Anh: Foreign Information Division.

Trao đổi thông tin với các hãng thông tin quốc tế; tạo lập và cung cấp báo cáo thông tin về tổ chức và cá nhân nước ngoài.

* Bản tin Thông tin tín dụng

Tên giao dịch Tiếng Anh: Credit Information Bulletin.

Biên tập và xuất bản Bản tin thông tin tín dụng, Bản tin cảnh báo và Bản tin thông tin tín dụng điện tử.

2.1.3. Các hoạt động chủ yếu của Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam hàng Nhà Nước Việt Nam

Trung tâm thông tin tín dụng _ Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện theo đúng quyết định 51/QD-NHNN :Hoạt động thông tin tín dụng là việc thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp, khai thác sử dụng thông tin tín dụng.

46

Hình 2.2: Quy trình hoạt động thông tin tín dụng (Nguồn: Phòng Nghiên cứu phát triển CIC) + Hoạt động thu thập thông tin:

Những vấn đề cơ bản có liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thập thông tin bao gồm: nguồn thu thập, cơ sở pháp lý của việc thu thập tin, phương pháp thu thập, trách nhiệm cùa người cung cấp tin, phí thu thập thông tin.

* Nguồn thu thập, cơ sở pháp lý của việc thu thập tin

Nguyên liệu đầu vào của TTTD có ở rất nhiều nơi, nằm rải rác ở các cơ quan, đơn vị khác nhau. Để có thể thu thập, tổng hợp được nguyên liệu đó thì phải tổ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam luận văn t (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)