Vai trò của hệ thống chỉ tiêucảnh báo tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam luận văn t (Trang 25 - 27)

Cho đến nay, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng của nhiều NHTM Việt Nam với dư nợ tín dụng thường chiếm trên 50% tổng tài sản và thu nhập từ tín dụng thường chiếm 50 – 70% tổng thu nhập của NHTM. Với đặc thù của hoạt động ngân hàng là ngành kinh doanh gắn liền với rủi ro, do đó, song hành với hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro trọng yếu, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng.

Trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, các ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên thường chung một hệ quả là khách hàng không thực hiện được hoặc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. Những nguy cơ rủi ro này không thể chắc chắn loại trừ hoàn toàn, mà chỉ có thể hạn chế, đề phòng.Có rất nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng, trong đó việc xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo tín dụng là một trong những biện pháp quan trọng nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác ra quyết định và quản lý tín dụng.

19

Từ hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo tín dụng đó làm nền tảng căn bản để phát triển thành các báo cáo tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tài chính hiện nay. Ngân hàng thương mại xem xét thông tin trong hệ thống này như một yếu tố chính khi họ đánh giá khả năng tín dụng của các chủ thể dữ liệu và kiểm soát các trường hợp tín dụng của người đi vay. Sự lưu chuyển thông tin này cho phép các thị trường tín dụng có thể thực hiện chức năng một cách hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn.

Báo cáo cảnh báo tín dụng dựa trên hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo tín dụng để đưa ra một vấn đề cơ bản của các thị trường tín dụng: sự bất đối xứng thông tin giữa người xin cấp tín dụng và người cấp tín dụng, cái mà có thể dẫn tới sự lựa chọn đối nghịch, phân phối tín dụng chưa hợp lý và các vấn đề về đạo đức. Các nhà điều hành và người tham gia thị trường tài chính theo đó sẽ ngày càng công nhận giá trị của hệ thống báo cáo tín dụng trong việc cải thiện các rủi ro tín dụng và quản lý các hồ sơ tín dụng tổng quan, để thúc đẩy giám sát tài chính và sự ổn định khu vực tài chính, và cũng là một công cụ thúc đẩy tiếp cận tín dụng.

Báo cáo xây dựng các công việc trước đây của lĩnh vực báo cáo tín dụng và các lĩnh vực liên quan như bảo vệ dữ liệu và quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng thế giới, thông qua các chương trình về cơ quan tín dụng tư trên toàn cầu và sáng kiến báo cáo tín dụng ở Tây bán cầu(Chương trình tổ chức tín dụng tư toàn cầu được thiết lập bởi IFC) có phân tích những vấn đề ảnh hưởng sự thiết lập và hoạt động tổng quan của các hệ thống báo cáo tín dụng nội địa, và việc phát triển không ngừng thông qua những đổi mới. Các công việc liên quan khác bao gồm công việc của Ủy ban Basel về Thanh tra Ngân hàng (chủ yếu là hiệp ước vốn Basel), các công việc được phát triển bởi ngân hàng trung ương châu âu (ECB) thông qua công việc về đăng ký tín dụng, công việc của Hội nghị quốc tế về bảo lệ dữ liệu và các Ủy viên bảo vệ quyền cá nhân, người mà tranh cãi về vai trò của quyền cá nhân và

20

việc bảo vệ dữ liệu từ quan điểm mở rộng bao gồm báo cáo tín dụng, khung quyền cá nhân được phát triển bởi Liên minh Châu Âu, APEC và OECD [Thông tin về những nỗ lực này có thể tìm được ở websites của APEC www.apec.org, OECD www.oecd.orgvà cơ quan bảo vệ dữ liệu Tây Ban Nha www.agpd.es. Đối với khung quyền cá nhân của liên minh Châu Âu], và công việc được thực hiện bởi Ban Tổng giám đốc Ủy ban Châu Âu về thị trường nội và các dịch vụ liên quan về các thách thức của lưu chuyển dữ liệu tín dụng toàn cầu trong việc báo cáo tín dụng.

Việc xây dựng các chỉ tiêu cảnh báo tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong điều hành, giám sát hệ thống tài chính, nhất là trong việc phát hiện những yếu tố dễ bị tổn thương bên trong hệ thống tín dụng Ngân hàng điều này có thể gây bất ổn cho hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu còn giúp phát hiện các nhân tố bất ổn bên ngoài hệ thống tín dụng.Đặc biệt, các mô hình định lượng, với đầu vào hầu hết là các chỉ tiêu cảnh báo tín dụng, giúp có thể cảnh báo sớm đượccác bất ổn, rủi ro tài chính trong tương lai. Như vậy, các chỉ tiêu cảnh báo tín dụng giúp bộ phận quản lý tín dụng phát hiện các nhân tố gây bất ổn, đổ vỡ tín dụng, mất khả năng thanh toán, khủng hoảng tài chính, qua đó, cảnh báo để có các biện pháp ngăn ngừa, chống đỡ hữu hiệu và giảm nhẹ các thiệt hại có thể do chúng gây ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu cảnh báo tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước việt nam luận văn t (Trang 25 - 27)