Công tác thủy lợi phục vụ nông nghiệp: Đầu tƣ nâng cấp các hệ thống tƣới tiêu Sông Nhật Lệ, sông Gianh, sông Kiến Giang, đập An Mã, đập Phú Vinh, hồ chứa nƣớc Rào Đá bảo đảm tiêu úng kịp thời cho toàn bộ diện tích đất canh tác; Xây dựng các công trình bơm tiêu ứng từ nội đồng ra sông Gianh. Rà soát điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện mạng lƣới, trạm bơm, hệ thống mƣơng máng tƣới tiêu, kết hợp có hiệu quả với hệ thống thoát nƣớc của khu đô thị. Thực hiện nâng cấp các trạm bơm, cống tƣới tiêu, bê tông hóa hệ thống mƣơng máng đối với vùng phát triển nông nghiệp ổn định. Cải tạo các trạm bơm lấy nƣớc từ sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Kiến Giang theo hƣớng hạ thấp bể hút để có thể bơm nƣớc khi mực nƣớc ông xuống thấp, bảo đảm tƣới chủ động cho diện tích canh tác vụ xuân. Tu bổ đê điều phòng chống thiên tai bảo vệ sản xuất.
Có kế hoạch xác lập các quy hoạch chuẩn cho việc khai thác nguồn nƣớc ngầm, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân khai thác sử dụng, vừa tránh lãng phí vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm.
98
Phát triển hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng phù hợp với phát triển KT - XH trên địa bàn, nhằm tạo sự gắn kết, liên hoàn, thông suốt với mạng lƣới giao thông của tỉnh, làm cầu nối giữa các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa sản xuất và tiêu thụ.
Cứng hóa hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, đảm bảo thuận tiện cho các phƣơng tiện cơ giới hóa nông nghiệp đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện trong cả mùa khô và mùa mƣa. Theo đó, phát động mạnh mẽ phong trào làm đƣờng giao thông nông thôn; ƣu tiên phát triển giao thông nông thôn miên núi, các tuyến đƣờng liên xã; từng bƣớc đƣa hệ thống đƣờng giao thông nông thôn vào cấp hạng và xây dựng mặt đƣờng theo tiêu chuẩn.
Hệ thống công trình điện nông thôn đảm bảo cho nông nghiệp, nông thôn có đủ điều kiện phát triển cơ giới hóa trong các khâu trƣớc, trong và sau quy hoạch, cơ giới hóa thủy lợi (tƣới, tiêu), phát triển công nghiệp, ngành nghề nông thôn... cần phát huy mọi nguồn có thể khai thác; Đẩy nhanh việc sử dụng điện trong các khâu cơ giới hóa trong nông nghiệp nông thôn, cơ giới hóa khâu chế biến nông lâm sản.
Đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hệ thống các trạm trại kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực hoạt động và phục vụ cho công ty giống cây trồng, đảm bảo cung cấp đủ giống tốt cho sản xuất.
Huy động nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc
- Ngân sách Trung ƣơng: Tranh thủ các nguồn vốn ngân sách của Trung ƣơng bằng cách tận dụng nguồn kinh phí thuộc Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý để hoàn thiện cơ sở hạ tầng cơ bản. Mặt khác, căn cứ Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để đề nghị ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ một số dự án về nâng cấp các cơ sở nghiên cứu hiện có và xây dựng thêm một số cơ sở nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới, hiện đại trong sản xuất nông nghiệp.
99
- Ngân sách của tỉnh. Tỉnh Quảng Bình cần dành ra một phần ngân sách phù hợp để đầu tƣ cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là đầu tƣ vào các khu trang trại ứng dụng các mô hình sản xuất mới đã đƣợc quy hoạch, để các trang trại này nhanh chóng đi vào hoạt động và kéo theo sự phát triển của toàn ngành.
Huy động vốn từ các nguồn khác (ngoài ngân sách Nhà nƣớc)
- Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế để có thể tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại của nƣớc ngoài (của các tổ chức quốc tế, các chƣơng trình nghiên cứu thế giới, các quỹ phát triển..), nhằm tăng nguồn vốn cho việc thực hiện các dự án ƣu tiên, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng nông thôn.
- Tạo điều kiện thuận lợi và ƣu đãi (về cơ chế và chính sách..) để mời gọi các nhà đầu tƣ từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là đầu tƣ vào các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vào việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ phát triển đánh bắt thủy hải sản ngoài khơi, chế biến xuất khẩu đi các nƣớc Châu âu, EU... thị trƣờng các nƣớc trên toàn thế giới.
- Nguồn vốn vay từ các ngân hàng cũng là nguồn vốn đặc biệt trong các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp để đầu tƣ mở rộng, nâng cấp, cải tiến các cơ sở sản xuất của mình. Do đó Nhà nƣớc cần tiếp tực thực hiện những chính sách ƣu đãi đối với những ngƣời vay vốn kinh doanh trong lĩnh vực này.