Quan điểm, chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình luận văn ths kinh tế 60 31 01 01 pdf (Trang 61 - 63)

Quảng Bình xác định phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhân tố quyết định thực hiện thành công mục tiêu CNH. Lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng. Đẩy mạnh phát triển và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn. Tập trung xây dựng phát triển đô thị, nâng cao chất lƣợng đô thị. Đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theo hƣớng toàn diện, bền vững, tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phƣơng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra 10 chƣơng trình KT-XH, trong đó có 04 chƣơng trình liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn. Nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, thu hút trí tuệ của đội ngũ trí thức, doanh nhân; phát huy tinh thần cách mạng, tính cần cù, sáng tạo và vai trò trọng yếu của nông dân trong phát triển KT-XH nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH; trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nông nghiệp bền vững, tỉnh tiếp tục xác định rõ quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn đó là:

Thứ nhất, phát triển nông nghiệp bền vững là nhiệm vụ gắn liền với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững, bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp tác sản xuất lớn; Phát triển lâm nghiệp toàn diện theo hƣớng bền vững trong đó chú trọng cả sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để ngƣời dân có thế sống, làm giàu từ rừng, chăm sóc bảo vệ rừng; Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn liền với thị trƣờng. Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng, đánh bắt chế biến, xuất khẩu thủy sản. (Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, 2010, trang 38)

49

Thứ hai, phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc thực hiện cùng với thực hiện chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới của Quảng Bình.

Quảng Bình xây dựng mô hình nông thôn mới theo hƣớng CNH, HĐH, hợp tác xã và dân chủ hóa ở cộng đồng cấp thôn theo phƣơng pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng dân cƣ địa phƣơng làm chủ.

Mô hình nông thôn mới có nền sản xuất phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, có cơ sở hạ tầng sản xuất, hạ tầng văn hóa xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng đƣợc nâng cao, làng xóm các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh, tăng cƣờng đoàn kết ổn định chính trị, giữ vững trật tự xã hội trong nông thôn.

Việc gắn phát triển nông nghiệp bền vững với xây dựng nông thôn mới sẽ tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, bảo đảm sự phát triển nông nghiệp, nông thôn đồng bộ và tính bền vững.

Thứ ba, phát triển nông nghiệp bền vững là hoạt động tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống ngƣời dân một cách bền vững. Nông nghiệp phát triển bền vững đƣợc khi ngƣời dân ngày càng gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy để ngƣời nông dân gắn với ngành nông nghiệp, quan điểm của Quảng Bình là: “Nông nghiệp phát triển bền vững phải gắn liền với việc tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân”. Do vậy, địa phƣơng chủ trƣơng chú trọng nâng cao đời sống của nông dân, không chỉ về kinh tế mà phải quan tâm các mặt văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ. Cấp bách nhất hiện nay là giải quyết vấn đề việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn ( ở trong và ngoài nông thôn), nhất là nông dân không có việc làm ở trong các vùng đô thị hóa, thực hiện chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo... giảm dần sự cách biệt về thu nhập và đời sống giữa các tầng lớp nhân dân ở thành thị và nông thôn.

Thứ tư, phát triển nông nghiệp bền vững gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội.

Quan điểm này đƣợc thể hiện nhƣ sau: Nâng cao thu nhập và chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, tạo cơ hội bình đẳng, tiếp cận các nguồn lực phát triển và

50

hƣởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo, hỗ trợ ngƣời nghèo tham gia hƣởng lợi đầy đủ từ quá trình tăng trƣởng và phát triển sản xuất nông nghiệp, trên thực tế thì công tác hỗ trợ ngƣời nghèo tại tỉnh Quảng Bình rất đƣợc chú trọng và quan tâm, với các biện pháp hỗ trợ đặc thù dành riêng cho họ, mục đích của quan điểm này khi tỉnh đƣa ra cũng nhằm giúp ngƣời nghèo có cơ hội tham gia và hƣởng lợi từ tăng trƣởng và phát triển sản xuất ngành nông nghiệp. Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Hạn chế phân hóa giàu nghèo, hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ công cộng. Nhà nƣớc không ngừng nâng cao mức đảm bảo các dịch vụ công cộng thiết yếu cho nhân dân.

Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, phát huy cao nhất năng lực của ngƣời lao động để lập nghiệp, làm giàu. Bảo đảm quan hệ lao động hài hòa, cải thiện điều kiện lao động. Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo, nhất là ở nông thôn và vùng đô thị hóa.

Tóm lại, quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững đã đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình. Từ quan điểm phát triển này, Quảng Bình có điều kiện tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững ở địa phƣơng.

3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2013

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình luận văn ths kinh tế 60 31 01 01 pdf (Trang 61 - 63)