Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình luận văn ths kinh tế 60 31 01 01 pdf (Trang 54)

Thu thập, và xử lý tài liệu

Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Tác giả đã đọc và nghiên cứu rất nhiều sách, báo, luận văn thạc sỹ đã công bố, tra cứu các trang website để làm nền tảng và tăng

42

sự hiểu biết cho nghiên cứu khoa học của mình. Những kiến thức thu thập đƣợc trên các trang website, các tạp chí về nông nghiệp... là nguồn kiến thức quý giá đƣợc tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.

Luận văn sử dụng chủ yếu dữ liệu thứ cấp:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững và những vấn đề liên quan đã công bố, gồm: các sách chuyên khảo, các luận văn tham, đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết trên các tạp chí, website…

Thứ hai, nguồn báo cáo của Sở Nông nghiệp Quảng Bình, của Cục Thống kê Quảng Bình, của Sở Kế hoạch – Đầu tƣ Quảng Bình, UBND tỉnh Quảng Bình…Đặc biệt, tác giả luận văn sử dụng các Báo cáo kinh tế xã hội năm 2010, 2011, 2012, 2013 của tỉnh Quảng Bình; những định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn 2020. Ngoài ra, các số liệu tại Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban ngành liên quan của tỉnh Quảng Bình: Các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch, văn bản quản lý chỉ đạo, niên giám thống kê, các báo cáo có liên quan cũng đƣợc thu thập và xử lý cho phù hợp với nội dung luận văn.

Mục đích của việc thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu là:

+ Giúp cho ngƣời nghiên cứu nắm rõ đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu trƣớc đây đã thực hiện;

+ Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình;

+ Giúp ngƣời nghiên cứu có phƣơng pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn. + Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu;

+ Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và kinh phí;

Có hai dạng thông tin đề tài thu nhập từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế gồm: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Do đó, đề tài có hai hƣớng xử lý thông tin nhƣ sau: (1) Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; và (2) Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập đƣợc.

43

(1) Xử lý thông tin định tính

Xử lý thông tin định tính đƣợc dùng để nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề xã hội nhƣ cải thiện và nâng cao đời sống ngƣời dân, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội…; nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát triển nông nghiệp bền vững nhƣ xác định tính ổn định trong các chỉ tiêu tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu ngành, nội ngành, chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi…

Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài đƣợc thực hiện bắt đầu từ việc thu thập qua các phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,…; xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đƣợc. Bƣớc tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính, tức là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện đƣợc xem xét.

(2) Xử lý thông tin định lượng

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm; sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Những con số rời rạc; Bảng số liệu; Biểu đồ; Đồ thị; Phân tích chỉ số trung bình.

Tóm lại, để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài chủ có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: định tính và định lƣợng, trong đó yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lƣợng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến phát triển nông nghiệp về kinh tế, xã hội và môi trƣờng; từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ, đồ thị và phân tích chỉ số trung bình để tìm ra mối liên hệ và xu hƣớng chung của các nội dung nghiên cứu.

44

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội

3.1.1.1. Nhân tố tự nhiên

Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bô ̣ c ó toạ độ địa lý từ 16055’ đến 18005’ vĩ độ Bắc, 105037’ đến 106059’ kinh độ Đông. Tỉnh có các trục đƣờng giao thông lớn Quốc gia chạy xuyên suốt chiều dài; có cửa khẩu Quốc gia Cha Lo, cửa khẩu Cà Roòng; Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp nƣớc CHDCND Lào, phía Đông giáp biển Đông.

Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. Toàn bộ diện tích đƣợc chia thành các vùng sinh thái cơ bản: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Quảng Bình mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hƣởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nƣớc ta. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 3 đến tháng 9 và mùa khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

3.1.1.2. Nhân tố kinh tế - xã hội

Theo thống kê dân số trung bình năm 2013 của tỉnh Quảng Bình 863.350 ngƣời. trong đó nam 432.081 ngƣời chiếm 50,05%, nƣ̃ 431.269 ngƣời chiếm 49,5%. Dân số thành thi ̣ là 131.216 ngƣời, chiếm tỷ lệ 15,20%. Dân số nông thôn là 732.134 ngƣờ i, chiếm tỷ lê ̣ 84,8%. Mâ ̣t đô ̣ dân số phân bố không đều giƣ̃a các huyê ̣n, thành phố trên địa bàn tỉnh . Huyê ̣n Minh Hóa là huyê ̣n có mâ ̣t đô ̣ dân cƣ thƣa nhất với 34 ngƣời/km2, thành phố Đồng Hớ i là nơi có mâ ̣t đô ̣ cƣ đông nhất với 737 ngƣờ i/km2 . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45

Dân cƣ trên đi ̣a bàn tỉnh gồm 16 dân tô ̣c, chủ yếu là ngƣời Kinh , chiếm tỷ lê ̣ 98,5%. Dân tộc ít ngƣời chủ yếu thuô ̣c nhóm ngôn ngƣ̃ Viê ̣t Mƣờng nhƣ Arem , Mã Liềng, Sách, Rục và nhóm ngôn ngữ Mon Khơ Me . Vùng rừng núi là nơi sinh sống của dân tộc ít ngƣời.

Hình 3.1 Quy mô dân số giai đoạn 2005 - 2013

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2009(tr 26), 2013(tr 27) Phần lớn ngƣời dân m iền núi có trình đô ̣ thấp , canh tác la ̣c hâ ̣u , sản suất nông nghiê ̣p theo phƣơng thƣ́c quản canh , phát rừng làm rẫy , phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên do đó đời sống của ngƣời dân vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn và phu ̣ thuô ̣c nhiều vào rƣ̀ng.

Hiê ̣n nay Quảng Bình có khoảng 459.812 ngƣời lao đô ̣ng đang làm viê ̣c trong các ngành kinh tế . Phần lớn lao đô ̣ng tâ ̣p trung ở lĩnh vƣ̣c Nông - lâm - ngƣ nghiê ̣p. Lao đô ̣ng trong ngành này chiếm 64,5%, Công nghiê ̣p xây dƣ̣ng chiếm 14,74%, lao động trong lĩnh vƣ̣c thƣơng ma ̣i, du li ̣ch 20,76%.

Là địa phƣơng có lực lƣợng lao động dồi dào, nhƣng số lao đô ̣ng có trình đô ̣ chuyên môn còn thấp. Tỷ lệ thất nghiệp của ngƣời trong độ tuổi lao đô ̣ng ở khu vƣ̣c nông thôn và miền núi còn cao . Cơ cấu lao đô ̣ng chủ yếu là nông lâm nghiê ̣p , tuy nhiên thiếu diê ̣n tích đất để sản xuất.

46

Quảng Bình là tỉnh có tuyến đƣờng sắt Bắc Nam đi qua với chiều dài 172 km, đƣờ ng Quốc lô ̣ IA , QL 12A, đƣờng mòn Hồ Chí Minh với 2 nhánh Đông và Tây cha ̣y suốt chiều dài của tỉnh , sân bay Đồng Hới và hê ̣ thống sông ngòi phân bố đều trên các vùng góp phần làm phong phú hệ thống giao thông trong tỉnh . Trong nhƣ̃ng năm q ua đã xây dựng đƣợc mạng lƣới giao thông nông thôn phát triển rộng khắp, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện dân sinh, mở mang dân trí. Hiện nay đƣờng bộ có tổng chiều dài 4.667 km, trong đó đƣờng Quốc lộ 528 km, đƣờng tỉnh lộ 485 km, còn lại là đƣờng huyện lộ và nội thị . Giao thông tƣơng đối thuận lợi giữa tỉnh với bên ngoài và tới các trung tâm huyện ly ̣ , không còn bị ách tắc trong mùa mƣa lũ . Mạng lƣới giao thông trên địa bàn tỉnh đã làm mới, nâng cấp, mở rộng, nhựa hoá, bê tông hoá mặt đƣờng . Phục vụ nhu cầu đi lại của ngƣời dân. Sân bay Đồng Hới đã đi vào hoạt động, ngoài ra các loại dịch vụ vận tải mới (taxi, cho thuê xe) xuất hiện đã góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Từ năm 2005 đến nay, kinh tế Quảng Bình đã định hƣớng phát triển rõ nét hơn, duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế ổn định, từng bƣớc tạo lập các yếu tố đảm bảo phát triển phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng nhân lực linh hoạt hơn, đòi hỏi cao hơn về chất lƣợng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề. (Xem bảng 3.1)

Bảng 3.1. Tốc đô ̣ tăng trƣởng GDP của tỉnh giai đoa ̣n 2005 – 2013

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 2008 2010 2011 2012 2013 GDP 2.208.912 3.060.942 12.182.70 8 13.212.02 4 14.155.71 1 15.164.79 3 Chỉ số phát triển (%) 110,3 111,42 108,86 108,55 107,14 107,13 Tốc độ tăng (%) 10,3 11,42 8,9 8,6 7,1 7,1 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2009 (tr42), 2013(tr47)

47

Quy mô GDP tỉnh tăng năm sau cao hơn năm trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (2005 – 2010) đạt 11%, tốc độ phát triển bình quân đạt 111, 17%, đây là giai đoạn có mức tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc đến nay. Giai đoạn 2010 – 2013, do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng đã tác động xấu đến nền kinh tế tỉnh Quảng Bình, vì vậy, tốc độ phát triển bình quân là 107,77%, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân 7,8%.

Là địa phƣơng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, Quảng Bình đã tập trung phát triển mạnh ngành du lịch, tạo đƣợc sự phát triển vƣợt bậc và từng bƣớc đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Lƣợng khách du lịch đến Quảng Bình tăng bình quân 10 – 12%/năm, Năm 2013, tổng lƣợng khách du lịch ƣớc đạt 1.230.000 lƣợt (tăng 17% so với năm 2012), trong đó khách quốc tế 32.400 lƣợt (tăng 9% so với năm 2012). Doanh thu dịch vụ đạt 1.180 tỷ đồng (tăng 18,7% so với năm 2012).

Thuỷ sản cũng đƣợc xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phát triển toàn diện và tăng trƣởng khá ổn định. Tỷ trọng thuỷ sản trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và trong GDP đều tăng nhanh. Sản lƣợng từ 8,6 ngàn tấn năm 1990 tăng lên 60,7 ngàn tấn năm 2013, tăng 7 lần. Cả hai lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đều tăng trƣởng tốt. Năng lực đánh bắt đƣợc tăng cƣờng, đã chuyển hƣớng sang nghề đánh cá khơi và đẩy mạnh khai thác hải sản xuất khẩu. Đã có nhiều mô hình nuôi tôm trên cát, nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh mang lại kết quả cao.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có những bƣớc phát triển toàn diện, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch tích cực; các ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đƣợc triển khai tốt; trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo phƣơng thức công nghiệp; giá trị sản xuất toàn ngành thể hiện rõ nét từ giá trị đóng góp chung của toàn tỉnh. Tỷ trọng Nông - Lâm - Thủy sản có xu hƣớng tăng chậm hơn so với tỷ trọng Thƣơng mại - dịch vụ. Tổng thu nhập Thƣơng mại - dịch vụ là chủ đạo trong nền kinh tế, định hƣớng sự phát triển chung của toàn tỉnh.

48

3.1.2. Quan điểm, chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình xác định phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhân tố quyết định thực hiện thành công mục tiêu CNH. Lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng. Đẩy mạnh phát triển và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng các lĩnh vực dịch vụ, trong đó lấy phát triển du lịch làm mũi nhọn. Tập trung xây dựng phát triển đô thị, nâng cao chất lƣợng đô thị. Đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theo hƣớng toàn diện, bền vững, tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phƣơng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra 10 chƣơng trình KT-XH, trong đó có 04 chƣơng trình liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn. Nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, thu hút trí tuệ của đội ngũ trí thức, doanh nhân; phát huy tinh thần cách mạng, tính cần cù, sáng tạo và vai trò trọng yếu của nông dân trong phát triển KT-XH nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH; trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nông nghiệp bền vững, tỉnh tiếp tục xác định rõ quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn đó là:

Thứ nhất, phát triển nông nghiệp bền vững là nhiệm vụ gắn liền với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững, bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp tác sản xuất lớn; Phát triển lâm nghiệp toàn diện theo hƣớng bền vững trong đó chú trọng cả sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để ngƣời dân có thế sống, làm giàu từ rừng, chăm sóc bảo vệ rừng; Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn liền với thị trƣờng. Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng, đánh bắt chế biến, xuất khẩu thủy sản. (Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, 2010, trang 38)

49

Thứ hai, phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc thực hiện cùng với thực hiện chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới của Quảng Bình.

Quảng Bình xây dựng mô hình nông thôn mới theo hƣớng CNH, HĐH, hợp tác xã và dân chủ hóa ở cộng đồng cấp thôn theo phƣơng pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng dân cƣ địa phƣơng làm chủ.

Mô hình nông thôn mới có nền sản xuất phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa, có cơ sở hạ tầng sản xuất, hạ tầng văn hóa xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng đƣợc nâng cao, làng xóm các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh, tăng cƣờng đoàn kết ổn định chính trị, giữ vững trật tự xã hội trong nông thôn.

Việc gắn phát triển nông nghiệp bền vững với xây dựng nông thôn mới sẽ tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, bảo đảm sự phát triển nông nghiệp, nông thôn đồng bộ và tính bền vững.

Thứ ba, phát triển nông nghiệp bền vững là hoạt động tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống ngƣời dân một cách bền vững. Nông nghiệp phát triển bền vững đƣợc khi ngƣời dân ngày càng gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy để ngƣời nông dân gắn với ngành nông nghiệp, quan điểm của Quảng Bình là: “Nông nghiệp phát triển bền vững phải gắn liền với việc tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân”. Do vậy, địa phƣơng

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình luận văn ths kinh tế 60 31 01 01 pdf (Trang 54)