Định hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình luận văn ths kinh tế 60 31 01 01 pdf (Trang 104)

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Bình định hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững nhƣ sau:

92

Một là, Phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, gắn phát triển nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn với tạo việc làm và tăng thu nhập.Xây dựng và thực hiện những chƣơng trình phát triển nông nghiệp nhằm nâng năng suất nông nghiệp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ở địa phƣơng. Áp dụng hệ thống sản xuất kết hợp nông - lâm - thuỷ sản phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả nguồn tài nguyên. Gắn phát triển nông nghiệp với kinh tế nông thôn.

Hai là, Tập trung tạo môi trƣờng thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, bình đẳng tham gia thị trƣờng, nắm bắt đƣợc tín hiệu thị trƣờng, phát triển sản xuất, gắn giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ để tăng, sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản. Phát triển hệ thống thị trƣờng linh hoạt, gắn phát triển giao thông với hệ thống marketing để nông dân có thể mua đƣợc đầu vào rẻ hơn và bán đƣợc sản phẩm với giá cao hơn.

Ba là, Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún và phân tán; Thực hiện dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo phƣơng thức lớn, tiên tiến.

Bốn là, Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi và sử dụng nguồn lao động nông thôn. Đa dạng hoá cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cƣ ổn định, giảm bớt sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị.

Năm là, Tăng cƣờng đầu tƣ công cho nông nghiệp và nông thôn. Tập trung đầu tƣ vào những lĩnh vực không hấp dẫn đầu tƣ tƣ nhân ở nông thôn nhƣ phát triển cơ sở hạ tầng, đào tào hƣớng nghiệp, khuyến nông, khuyến công và khuyến thƣơng, tăng cƣờng năng lực quản lý rủi ro (kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm, lây lan trong nông nghiệp và xã hội, hạn chế thiên tai, dự báo thời tiết), tăng cƣờng thông tin thị trƣờng đầu vào, đầu ra (thị trƣờng đất đai, lao động, khoa học công nghệ, vốn, sản phẩm..).

93

Sáu là, Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn phải đi đôi với xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp tập trung, có đầy đủ kết cấu hạ tầng đảm bảo hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng. Nghiên cứu đề hình thành mạng lƣới các tổ chức làm công tác tƣ vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển các làng nghề truyền thống. Chủ động quy hoạch và xây dựng các cụm làng nghề, các khu CN - TTCN tập trung ở vùng nông thôn để phát triển kinh tế, đống thời làm giảm ô nhiễm môi trƣờng do các ngành nghề này gây ra.

4.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình

4.2.1. Tăng cường quản lý quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp

Quản lý quy hoạch: UBND tỉnh Quảng Bình thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, để chỉ đạo các Sở, ngành trong một chƣơng trình hoạt động chung; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì trong việc triển khai kế hoạch thực hiện; các Sở, ngành, các cấp có trách nhiệm cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quy hoạch thông qua điều phối của Ban chỉ đạo.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đƣợc phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các huyện rà soát bổ sung quy hoạch huyện đã có, xây dựng mới quy hoạch nông, lâm nghiệp, thủy sản cho các huyện.

Tiến hành rà soát điều chỉnh các chƣơng trình, đề án phát triển cây con đã có cho phù hợp. Chú trọng vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm, gắn quy hoạch vùng sản xuất với chế biến và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các tiểu vùng kinh tế.

Chỉ đạo thực hiện tốt các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt; đồng thời rà soát, điều chỉnh một số quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tái cơ cấu ngành gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, làng nghề và các nhà máy, cơ sở chế biến; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đặc biệt quy hoạch phát triển sản xuất.

94

Xác định thứ tự ƣu tiên thực hiện quy hoạch để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng; chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ƣu tiên vùng chuyên canh nhƣ lúa, cao su, sắn, gồ rừng trồng....

Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch ngành, lĩnh vực với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và quy hoạch xây dựng nông thôn mới; thực hiện công khai, minh bạch đối với các loại quy hoạch theo quy định.

Về sử dụng đất nông nghiệp: Hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất hiện đang trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp theo các nghị định của chính phủ. Việc lấy đất nông nghiệp sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp ngoài việc đền bù giải phóng mặt bằng còn phải có nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho ngƣời sử dụng đất để tạo công ăn việc làm mới. Giữ vững và ổn định diện tích đất canh tác 02 vụ lúa của tỉnh .

Hình thành thị trƣờng đất nông nghiệp, thực hiện dồn điền đổi thửa, khuyến khích tập trung đất đai để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng các khu sản xuất hàng hóa tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng cao, tạo điều kiện cho nông dân có nhu cầu phát triển sản xuất đƣợc thuê đất. Xác định vũng tình, vùng động cho đất nông nghiệp để có kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp. Khuyến khích nông dân góp cổ phần vào các doanh nghiệp nông nghiệp bằng quyền sử dụng đất, tăng cƣờng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và ngƣời lao động.

Đối với những địa phƣơng có ngành chăn nuôi phát triển, phải bố trí một phần vùng đất chuyên dùng xa khu dân cƣ, giao thông thuận tiên, dễ cách ly và xử lý môi trƣờng để hình thành những khu vực chăn thả phục vụ phát triển chăn nuôi tập trung. Bố trí hợp lý đất trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn xanh và khu vực chăn thả phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc.

Tăng cƣờng công tác thanh tra việc quản lý đất, phát hiện xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm luật đất đai.

95

4.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật – công nghệ và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nâng cao năng lực khoa học công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh cho hội nhập khu vực và quốc tế.

Hệ thống những tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi: Để nông sản có sức cạnh tranh cao cần tập trung theo các nội dung

(1) Ứng dụng gien trong sản xuất giống để sản xuất và lựa chọn những giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai từng vùng trên địa bàn tỉnh.

(2) Rà soát lại năng lực nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các cơ sở doanh nghiệp nhà nƣớc có khả năng sản xuất giống, xác định quy mô yêu cầu đầu tƣ tăng cƣờng mới để có thể ứng dụng công nghệ sinh học, bảo tồn quỹ gien, chọn lọc phục tráng giống mới có năng suất cao, sạch bệnh. Đồng thời có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân hộ gia đình sản xuất giỏi có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống theo quy định, dƣới sự kiểm soát của ngành chức năng.

(3) ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Tăng cƣờng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Nghiên cứu lựa chọn áp dụng các công nghệ thích hợp với điều kiện của tỉnh (chế biến, bảo quản nông sản, xử lý môi trƣờng và phát triển bền vững).

Xây dựng các mô hình ứng dụng, đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến có hiệu quả.

Công tác khuyến nông: tăng mức đầu tƣ cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, nhất là vùng núi khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Triển

96

khai xây dựng các chƣơng trình giống cây trồng, vật nuôi, đảm bảo đủ giống tốt cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Có chính sách thu hút các nhà khoa học trong hợp tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tăng dần hàm lƣợng khoa học công nghệ trong giá trị nông sản, từng bƣớc thực hiện cơ khí hóa và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Xây dựng mạng lƣới dịch vụ khuyến nông tự quản cơ sở bảo gồm: các hợp tác xã nông nghiệp, câu lạc bộ nông dân, tổ hợp tác...Các câu lạc bộ là nơi giúp đỡ nông dân chuyển giao, tập huấn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, là nơi trao đổi kinh nghiệm sản xuất, giải đáp thắc mắc, tƣ vấn, thông tin, tổ chức tham quan hội thảo, giúp nông dân về tín dụng và xây dựng tủ sách khuyến nông.

Thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và chế biến bằng cách tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ nông dân ở các vùng sản xuất cây trồng hàng hóa, vùng sản xuất tập trung đầu tƣ mua máy móc, thiết bị cơ giới hóa các khâu trồng trọt, chế biến nông sản. Phát triển chế biến gắn vùng nguyên liệu với quy mô và công suất thích hợp. Các sản phẩm ƣu tiên chế biến: rau quả, lúa gạo, bột cá, tôm phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt các loại.

4.2.3. Xây dựng thị trường tiêu thụ nông sản và xúc tiến thương mại

Nông lâm, thủy sản của Quảng Bình ngoài tiêu thụ nội địa, sẽ tham gia vào thị trƣờng các tỉnh lân cận và xuất khẩu, vì vậy cần nghiên cứu xây dựng thƣơng hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng website giới thiệu về những sản phẩm nông, lâm, thủy sản gắn với các vùng sản xuất an toàn.

Đẩy mạnh, đổi mới công tác xúc tiến thƣơng mại, dự báo thị trƣờng, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông sản trong nƣớc và từng bƣớc xuất khẩu.

Xây dựng mạng lƣới tiêu thụ nông sản phẩm rộng khắp, đa dạng các loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Tiếp tục cũng cố và nâng

97

cao vai trò của hệ thống thƣơng mại dịch vụ. Hƣớng dẫn, tạo điều kiện để các HTX có thể đảm nhận dịch vụ đầu ra cho sản phẩm hàng hóa.

Tăng cƣờng liên kết “ 04 nhà”, nối liền sản xuất với chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu đảm bảo các tiêu chuẩn mà thị trƣờng đòi hỏi ở từng khâu, trên cơ sở phân chia hợp lý lợi nhuận và rủi ro ở tất cả các bƣớc cho mọi đối tƣợng tham gia, nhất là phải chú ý đến quyền lợi của nhà nông. Bên cạnh đó, khẩn trƣơng thành lập các hiệp hội ngành trong nông nghiệp, nông thôn để hạn chế cạnh tranh nội bộ và có tiếng nói bảo vệ quyền lợi chung và không còn bảo hộ của nhà nƣớc sau khi gia nhập WTO.

Triển khai xây dựng, phê duyệt quy hoạch tổng thể kết cấu hạ tầng thƣơng mại trong phạm vi toàn tỉnh, gồm: Xây dựng cửa hàng kinh doanh tổng hợp, siêu thị và trung tâm thƣơng mại, chợ; Hệ thống cơ sở giết mổ gia súc tập trung....

4.2.4. Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp

Công tác thủy lợi phục vụ nông nghiệp: Đầu tƣ nâng cấp các hệ thống tƣới tiêu Sông Nhật Lệ, sông Gianh, sông Kiến Giang, đập An Mã, đập Phú Vinh, hồ chứa nƣớc Rào Đá bảo đảm tiêu úng kịp thời cho toàn bộ diện tích đất canh tác; Xây dựng các công trình bơm tiêu ứng từ nội đồng ra sông Gianh. Rà soát điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện mạng lƣới, trạm bơm, hệ thống mƣơng máng tƣới tiêu, kết hợp có hiệu quả với hệ thống thoát nƣớc của khu đô thị. Thực hiện nâng cấp các trạm bơm, cống tƣới tiêu, bê tông hóa hệ thống mƣơng máng đối với vùng phát triển nông nghiệp ổn định. Cải tạo các trạm bơm lấy nƣớc từ sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Kiến Giang theo hƣớng hạ thấp bể hút để có thể bơm nƣớc khi mực nƣớc ông xuống thấp, bảo đảm tƣới chủ động cho diện tích canh tác vụ xuân. Tu bổ đê điều phòng chống thiên tai bảo vệ sản xuất.

Có kế hoạch xác lập các quy hoạch chuẩn cho việc khai thác nguồn nƣớc ngầm, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân khai thác sử dụng, vừa tránh lãng phí vừa hạn chế ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm.

98

Phát triển hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng phù hợp với phát triển KT - XH trên địa bàn, nhằm tạo sự gắn kết, liên hoàn, thông suốt với mạng lƣới giao thông của tỉnh, làm cầu nối giữa các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa sản xuất và tiêu thụ.

Cứng hóa hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, đảm bảo thuận tiện cho các phƣơng tiện cơ giới hóa nông nghiệp đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện trong cả mùa khô và mùa mƣa. Theo đó, phát động mạnh mẽ phong trào làm đƣờng giao thông nông thôn; ƣu tiên phát triển giao thông nông thôn miên núi, các tuyến đƣờng liên xã; từng bƣớc đƣa hệ thống đƣờng giao thông nông thôn vào cấp hạng và xây dựng mặt đƣờng theo tiêu chuẩn.

Hệ thống công trình điện nông thôn đảm bảo cho nông nghiệp, nông thôn có đủ điều kiện phát triển cơ giới hóa trong các khâu trƣớc, trong và sau quy hoạch, cơ giới hóa thủy lợi (tƣới, tiêu), phát triển công nghiệp, ngành nghề nông thôn... cần phát huy mọi nguồn có thể khai thác; Đẩy nhanh việc sử dụng điện trong các khâu cơ giới hóa trong nông nghiệp nông thôn, cơ giới hóa khâu chế biến nông lâm sản.

Đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hệ thống các trạm trại kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực hoạt động và phục vụ cho công ty giống cây trồng, đảm bảo cung cấp đủ giống tốt cho sản xuất.

Huy động nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc

- Ngân sách Trung ƣơng: Tranh thủ các nguồn vốn ngân sách của Trung ƣơng bằng cách tận dụng nguồn kinh phí thuộc Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý để hoàn thiện cơ sở hạ tầng cơ bản. Mặt khác, căn cứ Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để đề nghị ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ một số dự án về nâng cấp các cơ sở nghiên cứu hiện có và xây dựng thêm một số cơ sở nghiên

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình luận văn ths kinh tế 60 31 01 01 pdf (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)