Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình luận văn ths kinh tế 60 31 01 01 pdf (Trang 99)

3.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, Công tác định hƣớng, quy hoạch, kế hoạch trong sản xuất chƣa tốt. Quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra chậm. Thiếu sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp đầu mối với các trang trại, gia trại và nông dân. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình còn thấp là trở ngại lớn cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đặc biệt là khu vực trung du, đồi núi.

Thứ hai, Nông nghiệp hàng hóa chƣa phát triển, cơ cấu nông nghiệp chƣa phản ánh đúng lợi thế so sánh của từng vùng, năng suất, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản chƣa cao.

Chăn nuôi ở quy mô nhỏ vẫn phổ biến, chủ yếu nông hộ, mang tính quảng canh nuôi tận dùng còn chiếm tỷ trọng lớn; tầm vóc, thể trọng gia súc còn nhỏ; chất lƣợng đàn còn thấp, tỷ lệ bò lai, lợn ngoại chƣa cao so với tổng đàn; chăn nuôi các đối tƣợng dặc sản, giá trị còn ít; giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh của sản

87

phẩm chăn nuôi trên thị trƣờng thấp, tiêu thụ khó khăn, thiếu bền vững; xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, giết mổ tập trung chƣa đƣợc chú trọng; thiếu sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp đầu mối với các trang trại, gia trại và nông dân.

Chất lƣợng nông sản thấp không đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, đặc biệt thị trƣờng xuất khẩu; việc áp dụng công nghệ thu hoạch, bảo quản còn rất nhiều hạn chế; cơ sở chế biến nông lâm sản còn ít, quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu, chủ yếu là chế biến thô, chất lƣợng mẫu mã chƣa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến sức cạnh tranh thấp; liên kết “bốn nhà” trong sản xuất theo chuỗi giá trị gặp nhiều khó khăn; xúc tiến thƣơng mại, xâu dựng thƣơng hiệu, hỗ trợ thị trƣờng hạn chế.

Tàu đánh cá dƣới 30CV chiếm tỷ lệ cao, khai thác ven bờ chiếm tỷ trọng lớn; chuyển đổi nghề cho ngƣ dân vùng bãi ngang, cồn bãi vẫn gặp nhiều khó khăn; cơ cấu dịch vụ sửa chữa tàu đánh cá còn thiếu và chƣa đáp ứng nhu cầu; hạ tầng nuôi thủy sản mặn lợ chƣa đáp ứng yêu cầu thâm canh, hiệu quả chƣa cao; quản lý chất lƣợng giống, môi trƣờng nuôi và dịch bệnh tại các địa phƣơng cơ sở còn bất cập; đối tƣợng nuôi ngọt tuy đa dạng song chất lƣợng cao còn hạn chế; chế biến thủy sản chƣa phát triển, chủ yếu là gia công, sơ chế, giá trị gia tăng thấp.

Tăng trƣởng ngành lâm nghiệp chậm, chƣa bền vững; hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh thấp; diện tích rừng tuy có tăng, độ che phủ rừng cao nhƣng năng suất, chất lƣợng còn thấp, chủ yếu là sản phẩm gỗ nhỏ; việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế; tổ chức sản xuất chƣa chặt chẽ, thiếu sự liên kết giữa các khâu trồng rừng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thu nhập của ngƣời dân, nhất là vùng cao, vùng đồng bào dân tộc còn thấp và chƣa thể sống đƣợc bằng nghề rừng; công nghiệp chế biến gỗ, nhất là chế biến sâu còn ít, chế biến gỗ rừng tự nhiên rất hạn chế, gỗ rừng trồng chủ yếu khai thác gỗ non, xuất khẩu gỗ dăm; tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp để trồng rừng vẫn còn xảy ra ở một số địa phƣơng.

Thứ ba, Tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chƣa ổn định. Nhiều hợp tác xã lúng túng trong khâu tổ chức; sản xuất, kinh doanh, quy mô nhỏ,

88

chƣa đa dạng hàng hóa, dịch vụ; tổ hợp tác hoạt động còn hình thức; quy mô trang trại nhỏ, phát triển không theo quy hoạch, sản phẩm nhỏ lẻVai trò của các doanh nghiệp nhà nƣớc mờ nhạt. Kinh tế HTX giảm sút, kinh tế hộ gia đình tuy phát triển nhƣng không đồng đều giữa các địa phƣơng, kinh tế tƣ nhân phát triển chậm so với các ngành công nghiệp và dịch vụ

Thứ tư, Tình trạng môi trƣờng sinh thái mất cân đối do phát triển KCN, CNN, làng nghề nông thôn, công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản, các khu chăn nuôi tập trung, sử dụng quá mức phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phƣơng thức khai thác tài nguyên rừng quá mức đã dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có.

Trong thực tiễn nông, lâm, thủy sản hiên nay ở tỉnh Quảng Bình đang tiềm ẩn rất nhiều dấu hiệu của phát triển nông nghiệp không bền vững, thậm chí tình trạng không bền vững đã xảy ra và tác động gây thiệt hại to lớn đối với ngƣời dân và toàn xã hội, nhƣ tình trạng thiên tai, dịch bệnh đã diễn ra trong sản xuất nông, lâm, thủy sản những năm qua vừa qua.

b. Nguyên nhân

Thứ nhất, Sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tính rủi ro cao, hiệu quả kinh tế thấp.

Thứ hai, Cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nói riêng và nông thôn còn nghèo, hệ thống dịch vụ công (nhất là khuyến nông) trong nông nghiệp chƣa mạnh. Mức đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp.

Thứ ba, Tính không bền vững của chính sách, chƣơng trình, dự án nông lâm thủy sản thƣờng xuất phát từ mục tiêu phát triển đƣa ra quá cao, làm cho sự phát triển buộc phải diễn ra quá nhanh, quá nóng và chủ yếu dựa theo phát triển chiều rộng, ít hoặc không đi vào phát triển theo chiều sâu.

Thứ tư, Cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực, nhất là các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên chƣa rõ ràng, minh bạch. Cơ chế giám sát việc sử dụng các

89

nguồn lực cơ bản của sản xuất nông nghiệp sử dụng lãng phí nguồn lực và gây ra sự thiếu bền vững trong quá trình sản xuất.

Thứ năm, Thiếu sót về mặt chính sách và bất cập trong một số hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. Hiện tƣợng buông lỏng quản lý đất đai trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy không có đƣợc sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp trong ngắn hạn cũng nhƣ trong nhiều năm tới. Chậm thực hiện các chính sách an ninh xã hội phù hợp ở nông thôn; chính sách đất đai chƣa phù hợp vơi vai trò, đặc điểm của đất đai trong quá trình phát triển KT – XH; chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho ngƣời dân khi bị thu hồi đất cho các KCN, CCN.

Thứ sáu, Hiểu biết và nhận thức của các cấp, các ngành, của chính ngƣời dân về yêu cầu bền vững trong phát triển kinh tế nói chung và trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng chƣa thật sự rõ ràng và chƣa đúng đắn.

Thứ bảy, Tình trạng lũ lụt, bão nhiều hơn và hạn hán khắc nghiệt hơn trong những năm qua đã tác động lớn đến môi trƣờng và đời sống của ngƣời dân. Nếu không có giải pháp ứng phó kịp thời, Quảng Bình sẽ là một tỉnh chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.

90

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

4.1. Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình

4.1.1. Bối cảnh kinh tế mới

Nông nghiệp Việt Nam đang trên đƣờng hội nhập quốc tế, giai đoạn 2012 - 2015 Việt Nam bắt đầu thực hiện đầy đủ các cam kết WTO. Là một thể chế thƣơng mại toàn cầu, hoạt động của WTO tuân theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, tạo dựng nền tảng ổn định cho phát triển, đảm bảo thƣơng mại tự do thông qua đàm phán, tạo môi trƣờng cạnh tranh ngày càng bình đẳng và dành điều kiện ƣu đãi cho các nƣớc đang phát triển. Xét từ góc độ cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, khi thực hiện các cam kết WTO, Việt Nam có cơ hội để hàng nông sản xâm nhập sâu rộng vào thị trƣờng thế giới, phát huy ƣu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới trong buôn bán toàn cầu, tăng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Gia nhập WTO là nấc thang cao nhất trong tiến trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập kinh tế toàn cầu; là cơ hội lớn để nƣớc ta khai thác các lợi thế do quá trình hội nhập đem lại. Song, gia nhập WTO cũng là thách thức lớn đối với nền kinh tế còn nặng tính tiểu nông nhƣ Việt Nam.

Trong thực hiện cam kết WTO nhiều vấn đề đặt ra cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân là làm thế nào để hàng nông sản không bị mất thị phần ngay trên “sân nhà”? Phải bắt đầu từ đâu trong tƣ duy, phải làm gì và làm nhƣ thế nào để nông dân không bị thiệt thòi khi phải đƣơng đầu với những khó khăn do sức ép cạnh tranh từ hàng nông sản nƣớc ngoài; khi ngƣời nông dân đƣợc nhận tiền đền bù nhƣng không biết sử dụng một cách hiệu quả, không biết tìm kiếm cơ hội kinh doanh; chấp nhận con đƣờng làm thuê nhƣng lại không thể kiếm đƣợc việc làm do trình độ tay nghề thấp... Đây là những vấn đề đòi hỏi Việt Nam cần thận trọng trong hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp bảo đảm bền vững.

91

Biến đổi khí hậu toàn cầu và những hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng, thiên tai và dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào là yếu tố tác động khó lƣờng và làm giảm cung cấp hàng nông sản. Các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định biến đổi khí hậu toàn cầu là tất yếu và con ngƣời không thể tránh khỏi. Biến đổi khí hậu cùng với sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu là những biến động mạnh mẽ của lƣợng mƣa và sự gia tăng của hiện tƣợng khí hậu, thời tiết cực đoan nhƣ lũ lụt, hạn hán, nƣớc biển dâng và trở thành mối đe doạ thƣờng xuyên đối với sản xuất và đời sống. Mối đe dọa này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi dân số ngày càng tăng, các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển. Sự biến đổi khí hậu sắp tới sẽ ảnh hƣởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, làm giảm chất lƣợng của lƣơng thực thực phẩm, điều này cảnh báo rằng trong tƣơng lai hàng tỷ ngƣời nghèo trên thế giới sẽ phải chịu gánh nặng về lƣơng thực thực phẩm.

Bên cạnh đó sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và sinh học sẽ tác động ảnh hƣởng thuận chiều tới tăng cung cấp do tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ sau thu hoạch làm giảm thất thoát về sản lƣợng nhƣng nó tiềm ẩn những rủi ro về chất lƣợng nông sản, thiệt hại về sản lƣợng do chính sự phát triển của công nghệ làm mất cân bằng môi trƣờng sinh thái.

Bối cảnh trong nƣớc với những thuận lợi, cũng nhƣ khó khăn hiện nay đồng thời với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới vừa là yếu tố thuận lợi, nhƣng cũng là thách thức không nhỏ đối với nông nghiệp Quảng Bình trong phát triển sản xuất, mở rộng thị trƣờng cho các sản phẩm nông nghiệp có khả năng xuất khẩu và tiếp thu, ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản.

4.1.2. Định hướng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Bình định hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững nhƣ sau:

92

Một là, Phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, gắn phát triển nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn với tạo việc làm và tăng thu nhập.Xây dựng và thực hiện những chƣơng trình phát triển nông nghiệp nhằm nâng năng suất nông nghiệp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ở địa phƣơng. Áp dụng hệ thống sản xuất kết hợp nông - lâm - thuỷ sản phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả nguồn tài nguyên. Gắn phát triển nông nghiệp với kinh tế nông thôn.

Hai là, Tập trung tạo môi trƣờng thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, bình đẳng tham gia thị trƣờng, nắm bắt đƣợc tín hiệu thị trƣờng, phát triển sản xuất, gắn giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ để tăng, sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản. Phát triển hệ thống thị trƣờng linh hoạt, gắn phát triển giao thông với hệ thống marketing để nông dân có thể mua đƣợc đầu vào rẻ hơn và bán đƣợc sản phẩm với giá cao hơn.

Ba là, Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún và phân tán; Thực hiện dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo phƣơng thức lớn, tiên tiến.

Bốn là, Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi và sử dụng nguồn lao động nông thôn. Đa dạng hoá cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cƣ ổn định, giảm bớt sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị.

Năm là, Tăng cƣờng đầu tƣ công cho nông nghiệp và nông thôn. Tập trung đầu tƣ vào những lĩnh vực không hấp dẫn đầu tƣ tƣ nhân ở nông thôn nhƣ phát triển cơ sở hạ tầng, đào tào hƣớng nghiệp, khuyến nông, khuyến công và khuyến thƣơng, tăng cƣờng năng lực quản lý rủi ro (kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm, lây lan trong nông nghiệp và xã hội, hạn chế thiên tai, dự báo thời tiết), tăng cƣờng thông tin thị trƣờng đầu vào, đầu ra (thị trƣờng đất đai, lao động, khoa học công nghệ, vốn, sản phẩm..).

93

Sáu là, Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn phải đi đôi với xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp tập trung, có đầy đủ kết cấu hạ tầng đảm bảo hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng. Nghiên cứu đề hình thành mạng lƣới các tổ chức làm công tác tƣ vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, phát triển các làng nghề truyền thống. Chủ động quy hoạch và xây dựng các cụm làng nghề, các khu CN - TTCN tập trung ở vùng nông thôn để phát triển kinh tế, đống thời làm giảm ô nhiễm môi trƣờng do các ngành nghề này gây ra.

4.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình

4.2.1. Tăng cường quản lý quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp

Quản lý quy hoạch: UBND tỉnh Quảng Bình thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, để chỉ đạo các Sở, ngành trong một chƣơng trình hoạt động chung; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì trong việc triển khai kế hoạch thực hiện; các Sở, ngành, các cấp có trách nhiệm cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quy hoạch thông qua điều phối của Ban chỉ đạo.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đƣợc phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các huyện rà soát bổ sung quy hoạch huyện đã có, xây dựng mới quy hoạch nông, lâm nghiệp, thủy sản cho các huyện.

Tiến hành rà soát điều chỉnh các chƣơng trình, đề án phát triển cây con đã có cho phù hợp. Chú trọng vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm, gắn quy hoạch vùng sản xuất với chế biến và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các tiểu vùng kinh tế.

Chỉ đạo thực hiện tốt các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt; đồng thời rà soát, điều chỉnh một số quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tái

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình luận văn ths kinh tế 60 31 01 01 pdf (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)