Quan hệ logic là quan hệ tất nhiên, có nhất định xảy ra khi có những tiền đề cho quan hệ đó. Lịch sử đó là những hiện thực của logic ở một đối tƣợng cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định. Sự thống nhất giữa logic và lịch sử là xuất phát từ quan niệm cho rằng xã hội ở bất cứ nấc thang phát triển nào cũng đều là một cơ thể hoàn chỉnh, trong đó mỗi yếu tố đều nằm trong mối liên hệ qua lại nhất định. Lịch sử là một quá trình phức tạp và nhiều vẽ, trong đó chứa đựng những ngẩu nhiên, những sự phát triển quanh co. Tuy nhiên sự vận động của lịch sử là một quá trình phát triển có tính quy luật. Phƣơng pháp lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tƣợng và quá trình kinh tế qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và tiêu vong của chúng trong một không gian và thời gian xác định. Phƣơng pháp logic là quan hệ có tính tất nhiên, nhất định xảy ra khi có tiền đề. Việc nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho việc tìm ra logic nội tại của đối tƣợng và sự nhận thức về cơ cấu nội tại của xã hội lại làm cho nhận thức về lịch sử trở nên khoa học.
Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn: từ khung logic về phát triển nông nghiệp bền vững ở chƣơng 1, luận văn sử dụng để phân tích, đánh giá thực tiễn ở Quảng Bình trong chƣơng 2. Chƣơng 3 tiếp tục giải quyết các vấn đề đặt ra về phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình trong chƣơng 3. Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng phổ biến ở chƣơng 1: vấn đề đƣợc bắt đầu từ ”Nông nghiệp”, đến ”Phát
40
triển nông nghiệp bền vững”, cuối cùng là ”Kinh nghiệm thực tiễn”; Phát triển nông nghiệp bền vững cũng đƣợc đi từ khái niệm, nội dung, nhân tố ảnh hƣởng và cuối cùng là tiêu chí đánh giá về phát triển nông nghiệp bền vững. Các nội dung trong từng chƣơng, mục, tiểu mục cũng đƣợc gắn kết với nhau theo một logic chặt chẽ.
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng phổ biến ở chƣơng 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc phân tích và phản ánh theo diễn biến thời gian.
Từ những nội dung, yêu cầu và kết quả của việc sử dụng phƣơng pháp logic và lịch sử, đề tài sử dụng phƣơng pháp này nhằm đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu sau:
- Xác định đƣợc một giai đoạn nghiên cứu hợp lý (giai đoạn từ năm 2010- 2015). Đây là giai đoạn vừa đảm bảo độ dài của một công trình nghiên cứu vừa là giai đoạn có tính biến động cao đối với tình hình kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình nói riêng.
- Tìm ra đƣợc tính logic của thực trạng phát triển nông nghiệp nói chung cũng nhƣ cơ cấu nội tại phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Quảng Bình nói riêng. Cơ cấu nội tại đó xoay quanh 3 trụ cột chính là: kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
- Xác định những nhân tố ảnh hƣởng hay những tiền đề dẫn đến phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững tỉnh Quảng Bình giai đoạn nghiên cứu và của thời gian tới.