Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình luận văn ths kinh tế 60 31 01 01 pdf (Trang 43)

Trên cơ sở kinh nghiệm của các nƣớc, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và ở tỉnh Quảng Bình nói riêng trong xây dựng nông nghiệp phát triển bền vững nhƣ sau:

Quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng thực hiện là không giống nhau. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên - xã hội, kinh tế ở mỗi địa phƣơng để có những giải pháp phù hợp cho sự phát triển. Qua kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan có thể rút ra một số bài học về phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Quảng Bình nhƣ sau:

Một là, để vẫn có đất phát triển nông nghiệp, công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH của tỉnh cần có quy hoạch tốt, hợp lý. Không thể lấy đi những vùng đất màu mỡ của sản xuất nông nghiệp để phát triển công nghiệp. Đối với vùng đồng bằng, nơi đƣợc phù sa bồi đắp hàng nghìn năm thì không đƣợc thay đổi mục đích sử dụng một cách tuỳ tiện.

Hai là, có chính sách thích hợp cho vùng làm nông nghiệp thì đời sống của ngƣời nông dân sẽ không quá thấp so với làm công nghiệp. Cần có mục đích rõ ràng cho phát triển nông nghiệp phù hợp với địa phƣơng và cho từng vùng riêng. Công tác quy hoạch cần đi trƣớc, sau đó quy hoạch phải đƣợc pháp lý hoá và có lộ trình để chỉnh sửa chính sách cho phù hợp.

Ba là, để có một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, năng suất cao, có những sản phẩm xuất khẩu có giá trị, cần tập trung đầu tƣ nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin phòng chống hiệu quả bệnh tật cho gia súc, cây trồng, vật nuôi, theo đó tập trung đầu tƣ trang thiết bị máy móc, cán bộ để nghiên cứu, chuyển giao; tăng

31

cƣờng sự hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm với các địa phƣơng làm tốt về lĩnh vực này.

Bốn là, Quan tâm đến sự bền vững về môi trƣờng sinh thái

Phát triển bền vững môi trƣờng là bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý, giảm thiểu lãng phí tài nguyên, cân bằng môi trƣờng sinh thái. Các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc và Thái Lan vấn đề bảo vệ môi trƣờng sinh thái trở thành nghị sự của từng chính phủ. Mỗi chính phủ đều cam kết bằng những hành động cụ thể và chƣơng trình đầu tƣ khổng lồ để làm việc này.

Năm là, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả những chức năng, vai trò vô cùng trọng yếu của Nhà nƣớc đối với nông nghiệp và phát triển bền vững, từ việc đầu tƣ hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ đến việc quảng bá, tiếp thị và tìm kiếm trên thị trƣờng đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp

32

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Phƣơng pháp luận

2.1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

2.1.1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Phép biện chứng duy vật là phƣơng pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc sử dụng đối với nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có kinh tế chính trị. Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép duy vật biện chứng cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp duy vật biện chứng, đề tài nghiên cứu các hiện tƣợng, nội dung phát triển nông nghiệp về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, hay vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ năm 2005-2013. Mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau ngay trong từng hiện tƣợng, nội dung và giữa các hiện tƣợng, nội dung với nhau. Cụ thể:

(1) Mối quan hệ giữa các nội dung, hiện tƣợng

Có hai mối quan hệ lớn giữa các nội dung, hiện tƣợng nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững gồm: Phát triển kinh tế - xã hội - môi trƣờng và nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Hai mối quan hệ đƣợc gắn liền với nhau trong quá trình nghiên cứu, trong đó mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn đƣợc gắn vào trong mối quan hệ và cũng là 3 nội dung chính của phát triển nông nghiệp bền vững là kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

33

Ba nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó phát triển nông nghiệp về kinh tế tác động đến xã hội và môi trƣờng, ngƣợc lại vấn đề xã hội và môi trƣờng cũng ảnh hƣởng không hề nhỏ đối với vấn đề kinh tế.

(2) Mối quan hệ trong từng nội dung, hiện tƣợng

Phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế đặc trƣng bởi tốc độ tăng trƣởng cao, ổn định, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu ngành theo hƣớng tiến bộ. Kết quả và hiệu quả tăng trƣởng sẽ dẫn đến chuyển dịch cơ cấu ngành, nội ngành nông nghiệp và ngƣợc lại. Do đó, khi đạt tốc độ tăng trƣởng cao, ổn định và hiệu quả sẽ dẫn đến cơ cấu ngành, nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu ngành, nội ngành nông nghiệp sẽ có tác động trở lại theo đúng chiều hƣớng ảnh hƣởng của kết quả tăng trƣởng.

Phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội đặc trƣng bởi tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa và đảm bảo tiến bộ xã hội. Các đặc trƣng trên có mối quan hệ với nhau, cùng hỗ trợ nhau. Trong đó, sản xuất nông nghiệp tạo cơ hội gia tăng việc làm dẫn đến nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, có điều kiện phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội làm nền tảng cho phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Phát triển nông nghiệp bền vững về môi trƣờng đặc trƣng bởi sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng sinh thái. Ngƣợc lại bảo vệ môi trƣờng sinh thái sẽ đảm bảo tài nguyên thiên nhiên không bị suy giảm.

2.1.1.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tƣ tƣởng khoa học và thực chất của quan niệm duy vật lịch sử về lịch sử là những vấn đề có tính nguyên lý sau:

34

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, phƣơng thức sản xuất vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung.

Trong sản xuất, con ngƣời có mối quan hệ nhất định – quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Lực lƣợng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất đã có. Từ chỗ là hình thức phát triển của lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất ấy đã kìm hãm sự phát triển của nó và khi đó cách mạng xã hội diễn ra để thay thế xã hội này bằng xã hội khác.

Toàn bộ quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội hay cơ sở hạ tầng, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thƣợng tầng và khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thƣợng tầng cũng thay đổi ít nhiều và nhanh chóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự phát triển của xã hội là sự thay đổi hình thái kinh tế - xã hội thấp bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

Nghiên cứu đề tài “ Phát triển nông nghiệp bền vững ở Quảng Bình”, tác giả luận văn đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dựa trên mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại giữa phát triển và môi trƣờng (phƣơng pháp tiếp cận sinh thái hệ thống).

Khi đề cập đến quan điểm và phƣơng pháp luận nghiên cứu những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trƣờng theo phƣơng pháp tiếp cận sinh thái hệ thống, thực chất là đề cập đến các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái, tổ chức xã hội và chất lƣợng môi trƣờng trong sự phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn tài nguyên của một vùng, một lãnh thổ, ảnh hƣởng của các chính sách vĩ mô của nhà nƣớc, tác động khoa học công nghệ và đặc biệt là tác động của con ngƣời tới môi trƣờng. Nói cách khác, cần có cách tiếp cận hệ thống và tổng thể trong nghiên cứu phát triển bền vững.

Đánh giá tính bền vững của sự phát triển của một xã hội là điều hết sức khó khăn, vì phát triển liên quan tới nhiều mặt của xã hội. Trong các mặt này, quan trọng nhất là kinh tế, xã hội, môi trƣờng.

35

Vì vậy, sự bền vững về phát triển nông nghiệp cần phải đƣợc đánh giá trên cả ba mặt này:

Bền vững về kinh tế: Tính bền vững về kinh tế có thể đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu về phát triển kinh tế quen thuộc nhƣ: - Tổng sản phẩm trong nƣớc, GDP - Tổng sản phẩm quốc gia - Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời - Tăng trƣởng của GDP - Cơ cấu của GDP (% đóng góp từ nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ).

Bền vững về xã hội: Tính bền vững về phát triển xã hội của các quốc gia cũng thƣờng đƣợc đánh giá qua một số độ đo nhƣ: - Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) - Độ đo về kinh tế thể hiện qua ngang giá sức mua/ngƣời; - Độ đo về sức khỏe của con ngƣời thể hiện qua tuổi thọ trung bình (L) - Độ đo về trình độ học vấn trung bình của ngƣời dân (e) (theo đấy HDI = f(PPP,l,e) - Hệ số bình đẳng thu nhập; các chỉ tiêu về giáo dục, dịch vụ y tế, hoạt động văn hóa…

Bền vững về môi trƣờng: Môi trƣờng bền vững là môi trƣờng luôn làm tròn đƣợc ba chức năng: - Tạo cho con ngƣời một không gian sống với phạm vi và chất lƣợng tiện nghi cần thiết; - Cung cấp cho con ngƣời các tài nguyên kể cả vật liệu, năng lƣợng và thông tin cần thiết để sống và sản xuất; - Chứa đựng các phế thải do con ngƣời tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất và giữ không cho phế thải làm ô nhiễm môi trƣờng. Ngoài ra, một số độ đo khác cũng cần phải đƣợc đề cập đến trong việc xem xét bền vững về môi trƣờng: - Chất lƣợng yếu tố môi trƣờng sau sử dụng lƣợng khôi phục, tái tạo; - Lƣợng chuẩn quy định; - Lƣợng sử dụng tài nguyên phế thải, khả năng tái sử dụng, tái chế, xử lý…

Vì cách tiếp cận sinh thái hệ thống là công cụ để phát triển bền vững, quản lý dựa trên hệ thống sinh thái phải là một cách tiếp cận chủ đạo trong các dự án hoặc chƣơng trình phát triển bền vững.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng phải kết hợp hài hòa với chính sách ở tầm vĩ mô (chƣơng trình phát triển quốc gia, chƣơng trình hành động môi trƣờng quốc gia) và vùng để đảm bảo tính thống nhất trong một quốc gia. Hơn nữa, cách quản lý sinh thái hệ thống cũng phải đảm bảo hài hòa giữa hai xu hƣớng tiếp: quản lý từ

36

trên xuống và từ dƣới lên. Nói cách khác, trong tiếp cận hệ thống, điều quan trọng hàng đầu là phải chú ý tiếp cận theo hƣớng những ảnh hƣởng của các cơ chế chính sách vĩ mô cho phát triển kinh tế - xã hội đến môi trƣờng.

2.1.2. Trừu tượng hóa khoa học

Trừu tƣợng hóa khoa học đƣợc sử dụng để nâng từ nhận thức kinh nghiệm lên thành nhận thức khoa học, từ trực quan sinh động lên tƣ duy trừu tƣợng. Để sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời ta thƣờng tìm các biện pháp để loại bỏ những yếu tố, những quan hệ không bản chất để tập trung vào những yếu tố và quan hệ bản chất hơn của các sự vật và hiện tƣợng, hình thành các phạm trù, quy luật, rồi sau đó vạch rõ mối liên hệ giữa bản chất và hiện tƣợng.

Trong kinh tế chính trị cũng nhƣ trong các khoa học xã hội nói chung, phƣơng pháp trừu tƣợng hóa có ý nghĩa nhận thức lớn lao, đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, tách ra những cái điển hình, bền vững ổn định, trên cơ sở ấy nắm đƣợc bản chất của các hiện tƣợng, từ bản chất cấp một tiến tới bản chất ở trình độ sâu hơn hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó. Trong đề tài này, tác giả gạt bỏ những việc nhận thức sai lệch về phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan và phát triển không đúng hƣớng, làm ảnh hƣởng đến năng suất và sản lƣợng nông nghiệp. Bên cạnh đó tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu 03 tiêu chí cơ bản nhất là phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững về kinh tế; môi trƣờng và xã hội. Đồng thời phân tích đánh giá đƣợc thực trạng của ngành nông nghiệp ở Quảng Bình trong thời gian qua.

Đề tài nghiên cứu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng và giải quyết các vấn đề xã hội thông qua phép duy vật biện chứng trình bày một cách có hệ thống của thế giới bằng các phạm trù và những quy luật chung của thế giới tự nhiên về sự phát triển nông nghiệp bền vững và rút ra những quan điểm, quy tắc, những giải pháp chỉ đạo hoạt động của con ngƣời về vấn đề này. Quá trình nghiên cứu về vấn đề này đƣợc phát triển thành 2 hƣớng:

Thứ nhất, đó là mối liên hệ phổ biến đƣợc thể hiện ở vấn đề hoạt động phát triển nông nghiệp bền vững mang tính phổ biến không chỉ riêng một quốc gia nào

37

mà đó là một hình thức phổ biến chung của toàn thế giới và thể hiện mối quan hệ phức tạp của chúng giữa hoạt động phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bền vững và những nhân tố xung quanh nó. Áp dụng quan điểm này cần phải xây dựng quan điểm toàn diện trong hoạt động phát triển nông nghiệp bền vững, sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp, các biện pháp, các phƣơng tiện để giải quyết vấn đề. Thực hiện chính sách dàn đều và chính sách có trọng điển, vừa chú ý giải quyết về mặt tổng thể vừa lựa chọn những vấn đề trọng tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà cho giải quyết những vấn đề khác

Thứ hai, nguyên lý về tính phát triển của thế giới đƣợc thể hiện qua sự vận động, biến đổi không ngừng và đều có xu hƣớng phát triển, chuyển hóa. Đối với hoạt động phát triển nông nghiệp bền vững phải nắm đƣợc khuynh hƣớng vận động, biến đổi tƣơng lai của nó, đồng thời nhận thức rỏ phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẩn, chiến thắng của cái mới là vô cùng khó khăn từ đó đề ra những giải pháp cụ thể, từng công việc cụ thể để tổ chức thực hiện.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở quảng bình luận văn ths kinh tế 60 31 01 01 pdf (Trang 43)