Lập kế hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 112 - 118)

4.3.1 Nhiệm vụ và bản chất của việc lập kế hoạch sản xuất.

Nhiệm vụ của việc lập kế hoạch sản xuất là đảm bảo hoạt động bình th−ờng của tất cả các khâu sản xuất để chế tạo sản phẩm theo số l−ợng và thời hạn đặt ra.

LVTS‐004577C810   112 

Lập kế hoạch sản xuất phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây: a) Đảm bảo nhịp sản xuất và số l−ợng sản phẩm cần chế tạo.

b) Giảm tối đa thời gian gián đoạn của đối t−ợng sản xuất trong quá trình chế tạo. Giảm gián đoạn của đối t−ợng sản xuất cho phép giảm chu kỳ sản xuất, giảm khối l−ợng sản xuất ch−a hoàn thiện và tăng tốc độ l−u thông của thiết bị.

Gián đoạn của quá trình sản xuất đ−ợc đánh giá bằng hệ số gián đoạn Kg:

Tc Tc Ts Kg = − (4.8) ở đây:

TS - thời gian của chu kỳ sản xuất (giờ);

TC- thời gian của chu kỳ công nghệ (giờ).

Hệ số Kg càng gần tới 0 thì gián đoạn trong sản xuất càng giảm. c) Đảm bảo chất tải đồng đều cho thiết bị và nhà x−ởng.

d) Cần có tính linh hoạt cao, có nghĩa là, có khả năng điều chỉnh nhanh để chế tạo loại sản phẩm mới.

Lập kế hoạch sản xuất bao gồm các phần sau đây:

- Tính kế hoạch hàng tháng để xác định chính xác thời gian chế tạo xong sản phẩm.

- Tính toán chất tải cho thiêt bị và nhà x−ởng.

- Xác định nhiệm vụ cho các phân x−ởng và cho các chỗ làm việc. - Kiểm tra và điều chỉnh quá trính sản xuất.

- Lập kế hoạch sản xuất giữa các phân x−ởng nhằm mục đích: - Xác nhận nhiệm vụ sản xuất cho các phân x−ởng.

- Đảm bảo sự phối hợp trong công việc của các phân x−ởng để hoàn thành kế hoạch sản xuất của nhà máy.

Lập kế hoạch sản xuất trong phân x−ởng có nghĩa là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất của phân x−ởng bằng cách chi tiết hóa công việc cho đến từng nguyên công, đồng thời tổ chức kiểm tra và điều chỉnh quy trình công nghệ.

Ph−ơng pháp lập kế hoạch sản xuất phụ thuộc vào dạng sản xuất, vì vậy d−ới đây sẽ nghiên cứu ph−ơng pháp lập kế hoạch sản xuất trong các dạng sản xuất khác nhau.

LVTS‐004577C810   113 

4.3.2 Lập kế hoạch trong sản xuất đơn chiếc.

1. Đặc điểm của việc lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất đơn chiếc.

Trong sản xuất đơn chiếc các đơn đặt hàng đ−ợc thực hiện cho từng sản phẩm hoặc cho một số sản phẩm có kết cấu đặc chủng. Đối với đơn đặt hàng cần phải lập kế hoạch và chuẩn bị sản xuất, lập tài liệu kỹ thuật, tính toán chu kỳ sản xuất, kiểm tra tiến trình sản xuất và xác định giá thành của sản phẩm.

Nhiệm vụ chính của việc lập kế hoạch sản xuất trong điều kiện này là phối kết hợp việc thực hiện các đơn đặt hàng trong một thời gian xác định cho từng loại sản phẩm.

Ph−ơng pháp và hình thức lập kế hoạch sản xuất trong dạng sản xuất đơn chiếc phải giải quyết đ−ợc 3 nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện các phép tính theo kế hoạch hàng tháng đối với tiến trình thực hiện đơn đặt hàng.

- Lập kế hoạch chuẩn bị kỹ thuật và vật chất theo đơn đặt hàng.

- ỉng dụng ph−ơng pháp tổ chức sản xuất hàng loạt cho từng công đoạn sản xuất riêng biệt để có thể chuyên môn hóa trong chế tạo các chi tiết tiêu chuẩn đ−ợc lặp lại theo chu kỳ.

Lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất đơn chiếc có những đặc điểm sau đây: - Sản l−ợng hàng năm phân chia theo các giai đoạn trong năm t−ơng ứng với đơn đặt hàng và điều kiện chất tải sản xuất (mức độ bận rộn trong công việc).

- Các đơn đặt hàng không lặp lại, do đó không có khả năng xây dựng và ứng dụng các chỉ tiêu kế hoạch hàng tháng.

- Chủng loại chi tiết thay đổi và chúng đ−ợc xác định trên cơ sở tính toán tuỳ thuộc vào mức độ chuyên môn hóa của các bộ phận sản xuất.

- Nhiệm vụ hàng tháng đ−ợc thực hiện theo thời hạn thanh lý hợp đồng.

Lập kế hoạch sản xuất trong điều kiện sản xuất đơn chiếc có đặc điểm là xác định nhiệm vụ cho từng công đoạn sản xuất theo từng chủng loại chi tiết đ−ợc thực hiện bằng cách lựa chọn từ các nhiệm vụ của phân x−ởng có tính đến tiến trình công nghệ.

LVTS‐004577C810   114 

Theo kế hoạch này thì nhiệm vụ sản xuất đ−ợc cụ thể hóa tời từng ca cho công nhân. Khi chu kỳ sản xuất ngắn thì kế hoạch có thể giới hạn theo ca, còn khi chu kỳ sản xuất dài thì cần lập kế hoạch theo ngày và phân chia ra theo ca. Nhiệm vụ của ca làm việc có thể chỉ bao gồm các công việc nh− chuẩn bị tài liệu công nghệ và đồ gá, vật liệu và phôi. Kế hoạch công việc ở công đoạn sản xuất là giai đoạn cuối cùng của kế hoạch công việc trong phân x−ởng. Tại đây các công việc đ−a ra đ−ợc trực tiếp thực hiện.

4.3.3 Lập kế hoạch trong sản xuất hàng loạt.

1. Đặc điểm của việc lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng loạt.

Phần lớn các nhà máy cơ khí đều chế tạo sản phẩm theo loạt, vì vậy nhiệm vụ chính của việc lập kế hoạch là tổ chức sản xuất ra các sản phẩm theo loạt với điều kiện chất tải chỗ làm việc lơn nhất (thiết bị gia công vận hành hầu nh− không có thời gian dừng).

Lập kế hoạch sản xuất giữa các phân x−ởng (kế hoạch của nhà máy) trong sản xuất hàng loạt có những đặc điểm sau đây:

- Số chủng loại chi tiết trong phân x−ởng và ở các chỗ làm việc có tính ổn định t−ơng ứng với mức độ chuyên môn hóa của chúng.

- Phân chia nhiệm vụ đ−ợc xác định theo thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc quá trình chế tạo sản phẩm.

Lập kế hoạch sản xuất trong phân x−ởng trong sản xuất hàng loạt có đặc điểm là nhiệm vụ sản xuất của từng công đoạn đ−ợc xác định riêng cho từng loại sản phẩm, còn đối với sản l−ợng hàng tháng của phân x−ởng (tổng số tất cả các loại sản phẩm) phải quy định rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc quá trình chế tạo các loại chi tiết.

Kiểm tra tiến trình sản xuất trong phân x−ởng đ−ợc thực hiện bằng cách: - Kiểm tra sự chuẩn bị đ−a hàng loạt chi tiết vào gia công.

- Kiểm tra thời gian thực tế khi đ−a ra loạt chi tiết vào gia công.

- Kiểm tra thời gian khi sản phẩm đ−ợc chế tạo hoàn chỉnh t−ơng ứng với kế hoạch hàng tháng và nhiệm vụ theo ca - ngày.

- Kiểm tra chi tiết ở từng nguyên công. 2. Kế hoạch sản xuất theo ca - ngày.

LVTS‐004577C810   115 

Kế hoạch sản xuất hàng tháng là kế hoạch t−ơng đối dài. Trong vòng một tháng có thể xảy ra nhiều vấn đề, ví dụ nh− xuất hiện phế phẩm, máy dừng hoạt động, công nhân bị ốm, kết cấu máy thay đổi, vật t− không về kịp, vv…, vì vậy kế hoạch này cần phải đ−ợc điều chỉnh. Để điều chỉnh kế hoạch hàng tháng ng−ời ta xây dựng kế hoạch theo ca - ngày. Nhiệm vụ của kế hoạch này là điều chỉnh lại kế hoạch của từng chỗ làm việc trong thời gian ngắn và chuẩn bị mọi công việc cần thực hiện nhiệm vụ tại mỗi chỗ làm việc.

Cơ sở để xây dựng kế hoạch là kế hoạch tháng tháng của công đoạn sản xuất và các thông tin về vật liệu, phôi, trang bị công nghệ, tài liệu kỹ thuật.

Kế hoạch ca – ngày đ−ợc lập thành hai bản, một bản đ−ợc để tại chỗ làm việc, còn một bản đ−ợc chuyển cho các kho chứa vật liệu và dụng cụ, nơi mà vật liệu và dụng cụ đ−ợc chuyển cho các ca làm việc.

Nh− vậy kế hoạch ca - ngày cũng là tài liệu của chuẩn bị sản xuất.

4.3.4 Lập kế hoạch trong sản xuất hàng khối.

Yêu cầu chủ yếu của việc lập kế hoạch sản xuất teong sản xuất hàng khối là đảm bảo tính nhịp và tính liên tục của quá trình sản xuất. Sự di chuyển của đối t−ợng gia công đ−ợc tổ chức trên cơ sở tính toán công việc của từng dây chuyển liên tục.

Cơ sở để lập kế hoạch sản xuất trong sản xuất hàng khối là:

- Tài liệu kỹ thuật xác định quy trình công nghệ và mức chi phí vật liệu và lao động cho toàn bộ sản phẩm của nhà máy.

- Định mức cho các chi tiết dự trữ (để duy trì hoạt động của dây chuyển trong tr−ờng hợp một thiết bị nào đó bị sự cố).

Số chi tiết dự trữ là điều kiện quan trọng để đảm bảo tính nhịp và tính liên tục của dây chuyển sản xuất. Số chi tiết này đ−ợc tính toán cụ thể cho những nguyên công có nhu cầu.

Lập kế hoạch sản xuất giữa các phân x−ởng trong sản xuất hàng khối có những đặc điểm sau đây:

- Sản l−ợng cho các phân x−ởng đ−ợc xác định theo quý (sản l−ợng theo tháng chỉ đ−ợc xác định trong những tr−ờng hợp sản xuất không ổn định).

- Số chủng loại sản phẩm của các phân x−ởng đ−ợc tính theo số l−ợng chi tiết chứ không theo từng cụn.

LVTS‐004577C810   116 

- Lập kế hoạch sản xuất trong phân x−ởng đ−ợc thực hiện cho từng chỗ làm và đ−ợc xác định trực tiếp từ sản l−ợng của phân x−ởng hay kế hoạch của phân x−ởng).

- Kế hoạch sản xuất hàng tháng cũng đ−ợc xác định trực tiếp từ kế hoạch của phân x−ởng.

Dựa theo những đặc tính trên đây ng−ời ta tổ chức kiểm tra trong phạm vi toán nhà máy và trong phạm vị từng phân x−ởng. Kiểm tra sản xuất trong phạm vi nhà máy đ−ợc thực hiện theo ca làm việc và theo từng giờ t−ơng ứng với nhịp đã đ−ợc xác định tr−ớc. Kiểm tra cấp phôi, cấp chi tiết, cấp bán thành phẩm và kiểm trạng thái của các chi tiết dự trữ trong sản xuất đ−ợc thực hiện theo định mức và theo thời gian quy định.

Tính chất ổn định của sản xuất hàng khối tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các thiết bị cơ khí hóa và tự động hóa và trong một số tr−ờng hợp có thể áp dụng hệ thống quản lý sản xuất tự động

4.3.5 Lập kế hoạch có trợ giúp của máy tính.

Các ph−ơng pháp lập kế hoạch sản xuất truyền thống là điều kiện cần thiết để tổ chức sản xuất có hiệu quả trong các nhà máy cơ khí. Tuy nhiên, các nhà máy có trình độ sản xuất cao đòi hỏi phải ứng dụng kỹ thuật tin học để giải quyết những nhiệm vụ phức tạp theo kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Kinh nghiệm của nhiều nhà máy cho thấy ứng dụng kỹ thuậttin học là biện pháp tiên tiến để hoàn thiện việc lập kế hoạch sản xuất. ứng dụng máy tính cho phép tính toán nhanh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và điều khiển quá trình sản xuất với mức độ tự động hóa cao. Máy tính cho phép giải quyết những vấn đề sau đây một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.

- Lập kế hoạch chế tạo sản phẩm.

- Tính toán số l−ợng chi tiết trong các kho chứa.

- Lập kế hoạch chuyển giao sản phẩm hoàn thiện vào kho chứa của nhà máy. - Tính số l−ợng chi tiết bị phế phẩm.

- Tính số l−ợng chi tiết đang trong quá trình sản xuất (số chi tiết ch−a đ−ợc chế tạo hoàn chỉnh).

Tuy nhiên ứng dụng máy tính chỉ có hiệu quả khi lập kế hoạch sản xuất phải tuân theo các nguyên tắc nhất định và phải có những dữ liệu sau đây: tài liệu kỹ

LVTS‐004577C810   117 

thuật, các loại đồ gá cần thiết để gia công trên các máy, các hệ thống định mức và các mã số thống nhất.

Quá trình xử lý thông tin trên máy tính đ−ợc thực hiện nh− sau: - Tạo thông tinban đầu nhờ các thiết bị tính toán kỹ thuật. - Chuyển thông tin ban đầu tới máy tinh trung tâm của nhà máy. - Ghi các dữ kiện và máy tính.

- Thực hiện các phép tính bằng máy tính.

- Chuyển kết quả tính toán từ máy tính tới bộ phận lập kế hoạch sản xuất của nhà máy.

Với kết quả của máy tính có thể phải điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất, ví dụ nh− điều chỉnh số l−ợng chi tiết cần gia công, điều chỉnh số l−ợng chi tiết trong loạt, điều chỉnh chu kỳ sản xuất từng phân x−ởng và trong cả nhà máy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)