Tổ chức kiểm tra kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 67 - 68)

3.2.1 Nhiệm vụ của kiểm tra kỹ thuật.

Chất l−ợng sản phẩm của nhà máy cơ khí là một chỉ tiêu quan trọng nhất. Chất l−ợng sản phẩm là toàn bộ tính chất, thoả mãn những yêu cầu làm việc của sản phẩm. Toàn bộ chỉ tiêu của chất l−ợng sản phẩm đ−ợc ghi trong bản vẽ và trong các bộ tiêu chuẩn. Sản phẩm đáp ứng đ−ợc các chỉ tiêu này đ−ợc gọi là thành phẩm, còn sản phẩm không đáp ứng đ−ợc các chỉ tiêu này đ−ợc gọi là phế phẩm.

Cần phân biệt: phế phẩm trong nhà máy (xuất hiện trong quá trình sản xuất) và phế phẩm ngoài nhà máy (phát hiện trong phạm vi ngoài nhà máy - ở ng−ời tiêu dùng).

Trong mọi tr−ờng hợp thì phế phẩm đều là nguồn gốc của tổn thất lớn lao trong sản xuất và trong tiêu dùng (trong sử dụng).

Phế phẩm trong nhà máy làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên, năng suất lao động giảm và giá thành tăng. Phế phẩm ngoài nhà máy xuất hiện trong quá trình sử dụng máy cũng sẽ ảnh h−ởng đến quá trình sản xuất, nơi mà máy tham gia với vai trò là thiết bị gia công chính.

Vì vậy, mỗi một nhà máy cơ khí phải có nhiệm vụ:

- Đảm bảo chất l−ợng sản phẩm theo yêu cầu ghi trên bản vẽ và trên các bộ tiêu chuẩn.

- Phát hiện và ngăn ngừa phế phẩm.

- Nghiên cứu và tìm ra biện pháp nâng cao chất l−ợng sản phẩm.

Để giải quyết những nhiệm vụ tổ hợp này, nhà máy phải luôn luôn thực hiện kiểm tra kỹ thuật chất l−ợng sản phẩm và quy trình công nghệ.

LVTS‐004577C810   67 

3.2.2 Đối tợng của kiểm tra kỹ thuật.

Kiểm tra kỹ thuật cần phải đ−ợc tiến hành cho tất cả các đối t−ợng mà chúng có thể ảnh h−ởng ít nhiều đến mức độ chất l−ợng và mức độ đồng nhất của sản phẩm.

Nhìn chung, đối t−ợng của kiểm tra kỹ thuật bao gồm: - Nguyên vật liệu chính và phụ.

- Bán thành phẩm nhận từ nhà máy khác. - Phôi ở các giai đoạn sản xuất khác nhau. - Chi tiết ở các giai đoạn sản xuất khác nhau.

- Cụm chi tiết hoặc sản phẩm ở giai đoạn lắp khác nhau.

- Thiết bị sản xuất và trang bị công nghệ ( dụng cụ, đồ gá các loại, khuôn mẫu,...).

- Quy trình công nghệ và chế độ cắt.

- Văn hoá sản xuất (trật tự, vệ sinh, an toàn,...).

Kiểm tra kỹ thuật đ−ợc thực hiện ở bất kỳ nhà máy cơ khí nào, tr−ớc hết đều bao gồm: kiểm tra chất l−ợng phôi, chất l−ợng chi tiết, cụm chi tiết và cho đến kiểm tra sản phẩm khi đóng gói. Tiếp đó kiểm tra kỹ thuật cần đ−ợc tiến hành để tính toán và phân tích phế phẩm và những dữ liệu nhận đ−ợc từ nhà máy khác trong quá trình sử dụng.

3.2.3 Chức năng của kiểm tra kỹ thuật.

Chức năng trung tâm của kiểm tra kỹ thuật phải là chức năng phòng ngừa phế phẩm. Vì vậy, kiểm tra kỹ thuật tr−ớc hết phải là kiểm tra chất l−ợng nguyên vật liệu bán thành phẩm nhập về từ các nhà máy khác.

Chức năng phòng ngừa của kiểm tra kỹ thuật còn đ−ợc thực hiện trực tiếp ở quy trình công nghệ. Hàng ngày cần phải kiểm tra các ph−ơng pháp gia công (ở quy trình công nghệ ), chế độ cắt và các thông số khác có thể ảnh h−ởng đến chất l−ợng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)