Tình hình phát triển thành phần kinh tế tƣ bản nhà nƣớc ở Thái Nguyên trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên pdf (Trang 46 - 52)

Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện

2.2.Tình hình phát triển thành phần kinh tế tƣ bản nhà nƣớc ở Thái Nguyên trong thời gian qua.

quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã vạch rõ mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là “Phát huy cao độ mọi nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; củng cố vững chắc quốc phòng an ninh, Tăng cường đoàn kế,t giữ vững kỷ cương xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh’’[13,tr. 20].

2.2. Tình hình phát triển thành phần kinh tế tƣ bản nhà nƣớc ở Thái Nguyên trong thời gian qua. Thái Nguyên trong thời gian qua.

Những đổi mới quan trọng về kinh tế –xã hội của đất nước ta từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với những nội dung chủ yếu khác nhau, trong đó các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh dần dần được thừa nhận và cụ thể hoá bằng pháp luật, kinh tế tư bản nhà nước được phát triển dưới nhiều hình thức, với phương châm “khuyến khích tư nhân đầu tư, kinh doanh trong những ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh, đồng thời đảm bảo sự kiểm soát và điều tiết của Nhà nước hướng tư bản tư nhân từng bước đi vào kinh tế hợp tác xã và kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế’’[9]

Điều đó đã tạo điều kiện thúc đẩy công cuộc đổi mới, từng bước áp dụng và phát triển các thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng. Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời sắp xếp củng cố kinh tế quốc doanh với phương hướng tổng quát: Xây dựng nền kinh tế đa dạng lấy công nghiệp làm nòng cốt với quy mô vừa và nhỏ là chủ

47

yếu, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, đồng thời phát triển đa dạng các thành phần kinh tế khác, tạo môi trường phát triển đầu tư trong dân, từ các tỉnh ngoài, từ Nhà nước và đầu tư nước ngoài vào địa bàn Thái Nguyên. Nghiên cứu vận dụng các chính sách để xây dựng kinh tế tư bản nhà nước, phát huy các hình thức liên doanh, liên kết giữa Nhà nước với các thành phần kinh tế khác và nước ngoài. Thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Tập trung mọi nguồn lực tranh thủ thời cơ, để đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ tạo ra sự phát triển về kinh tế- xã hội với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững. [12]

Các hình thức kinh tế tư bản nhà nước đã được thực hiện ở Thái Nguyên là:

2.2.1 Kinh tế tư bản nhà nước trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: ngoài:

Trong bối cảnh chung của Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài tuy đã có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các tổ chức kinh tế đầu tư vào Việt Nam, nhưng việc thu hút đầu tư vẫn gặp nhiều khó khăn. Song mặc dù là tỉnh miền núi, kinh tế phát triển vào loại trung bình, Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong việc xúc tiến đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Đến thời điểm cuối năm 2003 trên địa bàn tỉnh có 15 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động có hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 56.810,427 USD, tổng vốn đầu tư thực hiện (từ 1994 đến 31/12/2003) là 28,7 triệu USD. Trong đó 12 dự án đã triển khai thực hiện giấy phép đầu tư (với 8 nước bao gồm: Thái Lan, Nhật Bản, Đài

48

Loan, Malayxia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Singapo, Hàn Quốc)( Xem phụ lục 1).

Hiện có 9 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, trong đó có 6 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tương đối ổn định. Một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã có lãi và tham gia đóng góp cho ngân sách nhà nước nói chung và cho ngân sách tỉnh nói riêng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần tăng chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu.

Mặc dù số lượng các dự án liên doanh ở Thái Nguyên còn ít nhưng qua tiến độ cấp giấy phép cho thấy đầu tư nước ngoài vào Thái Nguyên mỗi ngày một tăng, quy mô đầu tư ngày càng lớn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung trong ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 411,98 tỉ đồng, giá trị xuất nhập khẩu 20,291 triệu USD, nộp ngân sách 39 tỉ đồng (trong đó nộp tại tỉnh là 7,6 tỉ đồng) và thu hút một lượng tương đối lao động trên địa bàn tỉnh (xem bảng5).

Bảng 5: giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Năm Giá trị sản xuất công nghiệp

(triệu đồng) Số lao động (người) Cơ cấu (%) 1994 4380 - 0.41 1995 123.550 - 7,25 1996 349.860 - 11,75 1997 272.577 267 12,81 1998 300.590 364 13,80 1999 337.953 360 15,89 2000 432.075 444 17,07

49

2001 480.210 438 14,04

2002 477.440 521 12,07

Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên1998-2002

Năm 2003 nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt thấp hơn so với năm 2002. Cụ thể: doanh thu đạt 28,8 triệu USD bằng 93% so với thực hiện năm 2002; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) đạt 19,496 triệu USD; tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 12,6 triệu USD; thuế và các khoản nộp ngân sách: 2,7 triệu USD (tăng 6,5% so với năm 2002); số lao động là 623 người [37] (xem bảng 6). Trong năm 2003 số lượt nhà đầu tư nước người đến Thái Nguyên tìm hiểu và đàm phán đầu tư cao hơn so với năm trước. Đầu năm 2004 có thêm 2 dự án đã được thẩm định và cấp giấy phép đầu tư.

Nhìn chung đa phần các dự án đều là loại vừa và nhỏ, vốn đầu tư bình quân các dự án thấp trong tổng số 22 dự án đã cấp giấy phép đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (trong đó có 8 giấy phép do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp) đến nay mới có 9 công ty đi vào hoạt động, còn lại các dự án đang trong giai đoạn xây dựng kết cấu hạ tầng và các thủ tục khác. ( xem bảng)

50

Điển hình như các công ty đi vào sản xuất kinh doanh ổn định và thu được lợi nhuận như:

Công ty TNHH Natsteel Vina sản xuất 82,311 tấn thép đạt doanh thu 21.781.510 USD nộp ngân sách 34.103 triệu đồng.

Công ty TNHH Mari- Neinfa sản xuất 26.000.000 kim y tế, xuất khẩu 100% đạt doanh thu 1.405.477 USD nộp ngân sách 24 triệu đồng.

Công ty TNHH cốt pha thép Việt- Trung: sản xuất 1,344 tấn cốt pha thép đạt doanh thu 9541.134 USD nộp ngân sách 332 triệu đồng.

Về thời hạn đầu tư của các dự án: phần lớn các dự án đầu tư vào Thái Nguyên có thời hạn trên 20 năm chiếm 57,145%; loại 10 đến 20 năm (trung

51

hạn) 42,86%, trong những năm gần đây các dự án đầu tư chủ yếu là dài hạn trên 20 năm.

Hiện nay toàn bộ các huyện, thị xã và thành phố Thái Nguyên được xếp vào địa bàn khuyến khích đầu tư, một số lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư như sản xuất chế biến xuất khẩu 80% sản phẩm trở lên; chế biến lâm sản từ nguyên liệu địa bàn xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên; sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại màu, phôi thép, luyện gang, sản xuất thiết bị y tế; sản xuất máy móc thiết bị, máy công cụ, thiết bị luyện kim. Hiện nay có 37 dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 – 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt tập trung vào các lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ du lịch – y tế. (Xem chi tiết phụ lục 2). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về lĩnh vực ODA: Tỉnh đang thực hiện các dự án lớn như dự án cấp

nước thành phố Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư 14,1 triệu USD, trong đó vốn ngoài nước (ADB) là11.925 triệu USD; Dự án cải tạo nâng cấp mạng lưới điện thành phố với tổng vốn 8,8 triệu USD trong đó vốn SIDA Thuỵ Điển là 4,2 triệu USD... Hiện nay tỉnh đang triển khai việc lập dự án khả thi, một số lĩnh vực như: Nâng cấp đường giao thông, dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, dự án hỗ trợ chương trình khuyến nông, các dự án y tế, giáo dục ở khu vực nông thôn. Năm 2003 toàn tỉnh có 9 dự án ODA, trong đó có 7 dự án chuyển tiếp và 2 dự án mới với tổng số vốn đầu tư thực hiện là 6,509 triệu USD, vốn ODA là 5,039 triệu USD, vốn Thái Nguyên là 1,470 USD [37]. Song tình hình giải ngân trong năm 2003 thực hiện còn chậm. Thực tế giải ngân vốn ODA của các chương trình, dự án chỉ đạt 3,426 triệu USD đạt gần 70% so với kế hoạch.

Bên cạnh đó những thành quả về thu hút đầu tư nước ngoài ở Thái Nguyên thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế như tình trạng phải trải qua nhiều công đoạn, tốn nhiều thời gian của các doanh nghiệp thậm trí cả năm,

52

trong đó nổi lên vấn đề thủ tục đầu tư còn quá rườm rà, chậm chạp ảnh hưởng bất lợi cho môi trường đầu tư và công tác vận động thu hút đầu tư. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp liên quan trong việc theo dõi triển khai thực hiện và quản lý dự án chưa được thường xuyên và chặt chẽ. Về phía chủ đầu tư hiện còn bốn giấy phép đầu tư không có hy vọng triển khai nên UBND tỉnh đã giấy phép đầu tư hoặc đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rút giấy phép như: Liên doanh chế biến lâm sản và trồng rừng, cấp giấy phép 3/6/1996; Công ty liên doanh Đồi mùa hè cấp giấy phép số 924 ngày 25/7/1994 (Xem chi tiết phụ lục 1). Cạnh đó còn các liên doanh đầu tư làm ăn không hiệu quả thua lỗ phá sản, giải thể trước thời hạn như liên doanh may mặc Việt Thái…

Mặc dù còn một số hạn chế nhưng xét trên bình diện toàn cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh, sự phát triển của các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đang dần khẳng định vị trí, vai trò của khu vực kinh tế

“trẻ” và góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – công nghiệp

hoá, hiện đại hoá của tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên pdf (Trang 46 - 52)