Xây dựng và nâng cao hiệu lực của các tổ chức Đảng, các Đoàn thể trong liên doanh.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên pdf (Trang 81 - 85)

Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện

3.2.5.Xây dựng và nâng cao hiệu lực của các tổ chức Đảng, các Đoàn thể trong liên doanh.

Đoàn thể trong liên doanh.

Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và sử dụng kinh tế tư bản nhà nước là một quá trình hết sức phức tạp. Về thực chất đây là quá trình đấu tranh giai cấp được thực hiện dưới một dạng khác, đòi hỏi các phương pháp đấu tranh cũng phải thay đổi. Do vậy quan tâm xây dựng Đảng, kiện toàn tổ chức Đảng, các đoàn thể trong các hình thức tư bản nhà nước: công ty liên doanh, khu công nghiệp, công ty cổ phần nhằm thích ứng với tình

82

hình mới là biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm yếu tố định hướng của Đảng ta.

Phải xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng, các đoàn thể nhằm thực hiện vai trò tổ chức triển khai việc thực hiện đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để thể hiện sự lãnh đạo, kiểm tra kiểm soát của mình, cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cần thành lập tổ chức Đảng, đoàn thể ngay từ khi bắt đầu hình thành các công ty dựa trên Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Phải thông báo rõ điều khoản đó khi thoả thuận ký kết hợp đồng, giải thích cho họ biết rõ mục đích của tổ chức Đảng cùng với Công đoàn, Đoàn thanh niên là góp phần làm cho xí nghiệp phát triển, lãnh đạo công nhân thực hiện tốt, đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng, trong điều lệ công ty, tuân thủ pháp luật và tôn trọng lợi ích, lợi nhuận của nhà tư bản.

Tóm lại, trước bối cảnh tình hình mới của đất nước và của tỉnh Thái Nguyên có liên quan đến tiến trình sử dụng kinh tế tư bản nhà nước. Luận văn đã đánh giá xu hướng phát triển cơ bản của thành phần kinh tế này ở Thái Nguyên trong thời gian tới. Có thể nói chương 3 của luận văn đã tập trung trình bày những vấn đề cơ bản nhất về hệ thống các giải pháp, đó là các giải pháp trực tiếp, các giải pháp tạo tiền đề, điều kiện để thực hiện xu hướng phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Chỉ có vận dụng một cách tổng hợp, đồng bộ, cân nhắc kỹ cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, của từng ngành kinh tế thì mới có thể vận dụng một cách có hiệu quả các hình thức kinh tế tư bản nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

83

KẾT LUẬN

Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta còn tương đối mới mẻ, còn đang trong những bước đi vừa tìm tòi vừa học hỏi và hoàn toàn không có tiền lệ trong lịch sử phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích làm rõ thêm các vấn đề lý luận chung về kinh tế tư bản nhà nước, đánh giá thực trạng phát triển thành phần kinh tế này ở nước ta trong thời gian qua, luận văn đã đề cập và thu được một số kết quả sau:

- Trên cơ sở hệ thống hoá các quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những nhận thức lý luận của các tác giả đi trước với các cách tiếp cận khác nhau, luận văn đã phân tích làm rõ khái niệm, sự cần thiết, vai trò và các hình thức cụ thể của kinh tế tư bản nhà nước. Khảo sát phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Việt Nam thời gian qua để đưa ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình vận dụng và phát triển thành phần kinh tế này theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Thực trạng áp dụng và phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Thái Nguyên trong thời gian qua là một quá trình mới đi những bước đầu tiên. Đó là quá trình vừa thuận lợi nhưng cũng không kém phần khó khăn, thách thức. Từ kết quả thu được qua phân tích thực trạng, luận văn đã nêu ra những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với Thái Nguyên và đưa ra những dự báo xu hướng phát triển thành phần kinh tế này.

- Trên cơ sở đó, để mở rộng và đa dạng hoá hơn nữa các hình thức cũng như việc vận dụng thành công thành phần kinh tế tư bản nhà nước ở Thái Nguyên trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất năm giải pháp chủ yếu nhất có ý nghĩa quyết định và cần phải được thực hiện đồng bộ, gắn bó mật thiết với nhau nhằm phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Thái Nguyên là :

1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện môi trường kinh tế - xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư bản nhà nước.

84

2. Mở rộng các loại hình kinh tế tư bản nhà nước, ưu tiên phát triển những loại hình phù hợp với thực tiễn của tỉnh.

3. Tăng cường sức mạnh kinh tế của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả kinh tế tư bản nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

4. Phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thành phần kinh tế tư nhân.

5. Xây dựng và nâng cao hiệu lực của các tổ chức Đảng, các đoàn thể trong các liên doanh.

Quá trình vận dụng thành phần kinh tế này khó có thể tránh khỏi những sai lầm vấp váp, những “học phí” phải trả vì lẽ đây là vấn đề mới và phức tạp với cả nước và còn rất mới đối với Thái Nguyên nói riêng. Với những giải pháp nêu trên, cùng với các biện pháp và chính sách đối ngoại, đối nội khác, và các chính sách về kinh tế, pháp luật…của Nhà nước, kinh tế tư bản nhà nước nói riêng và phát triển kinh tế nói chung ở Thái Nguyên sẽ hoà nhập nhanh cùng với nền kinh tế của cả nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phấn đấu vì mục tiêu “ Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ’’.

Đây là một vấn đề mới và phức tạp, tác giả đã nỗ lực nhằm tiếp cận, mong muốn đóng góp một phần nhỏ ý kiến của mình khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và vận dụng thành phần kinh tế tư bản nhà nước. Chắc chắn rằng, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong muốn được sự đóng góp chân thành của các giáo sư, nhà giáo, nhà khoa học và hy vọng được tiếp tục nghiên cứu vấn đề này một cách thấu đáo và trọn vẹn hơn./.

85

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên pdf (Trang 81 - 85)