Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện
2.1. Đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế –xã hội tỉnh Thái Nguyên
- Thái Nguyên là tỉnh nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc bộ, là cửa ngõ phía Bắc của Hà Nội với vị trí địa lí kinh tế thuận lợi và là đầu mối giao lưu kinh tê - văn hoá. Từ lâu Thái Nguyên đã trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của vùng Việt Bắc. Thái Nguyên từng là “thủ đô’’
trong thời kỳ kháng chiến và là một trong những trung tâm công nghiệp lớn sau hoà bình lập lại.
- Với diện tích tự nhiên 3.541,1 km2 (chiếm 1,13% diện tích cả nước) trong đó đất nông nghiệp có 91,5 nghìn ha; đất lâm nghiệp 152 nghìn ha; đất chưa sử dụng 77,6 nghìn ha; còn lại là đất rừng và đất khác.
43
+ Nhóm nguyên liệu cháy: than mỡ trữ lượng 15 triệu tấn; than đá khoảng 90 triệu tấn (đứng thứ hai sau Quảng Ninh).
+ Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm kim loại đen và kim loại màu và đây là một ưu thế của tỉnh. Kim loại đen: Sắt với 47 mỏ và điểm quặng là khoáng sản có trữ lượng và tiềm năng lớn với hàm lượng sắt từ 58,8% đến 61,8%
+ Kim loại màu: Thiếc, Vonfrom; Kẽm; Vàng; Ni ken...
+ Nhóm phi kim loại: Pyrit, Bazit, Granít... vật liệu xây dựng, đá vôi, sét, cát sỏi...trong đó sét xi măng có trữ lượng trên 80 triệu tấn. Nhìn chung khoáng sản phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa cả nước, điều này tạo cho Thái Nguyên có lợi thế so sánh trong việc phát triển các ngành luyện kim khai khoáng...
- Dân số Thái Nguyên hiện có 1,1 triệu người trong đó có trên 600 nghìn người trong độ tuổi lao động. Dân số dưới 60 tuổi chiếm 94,20% cho thấy đây là cơ cấu dân số trẻ, hàng năm có khoảng 20.000 người bước vào độ tuổi lao động. Trình độ dân trí phát triển cộng với đội ngũ công nhân đông có tay nghề và một lực lượng trí thức mạnh gồm hàng nghìn cán bộ giảng dạy – nghiên cứu khoa học cùng hàng vạn sinh viên thuộc 5 trường đại học và 14 trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đủ sức đáp ứng nhu cầu công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Cơ sở hạ tầng:
Thái Nguyên là tỉnh có mạng lưới điện tương đối hoàn chỉnh trong hệ thống lưới điện miền Bắc. Hệ thống điện quốc gia đến tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh phục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng. Thái Nguyên là đầu mối giao lưu được thể hiện qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà Thái Nguyên là điểm nút trong vùng. Hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý, đường ô tô đã vào đến trung tâm tất cả các xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông nối với các tỉnh lân cận.
44
46,2% số xã đã có điểm bưu điện văn hoá. Hệ thống thuỷ lợi được mở rộng và kiên cố hoá. Qua đó cho thấy kết cấu hạ tầng Thái Nguyên được phát triển cả về số lượng và chất lượng.
- Kinh tế: Thực hiện mục tiêu Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, Thái Nguyên đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những thành tựu quan trọng: Kinh tế tiếp tục phát triển, đặc biệt sản xuất nông lâm nghiệp tăng trưởng cao, sản lượng lương thực quy thóc năm sau cao hơn năm trước bình quân hàng năm đạt 30 vạn tấn.
Sản xuất công nghiệp tuy còn gặp nhiều trở ngại nhưng đã được tổ chức lại, cố gắng vượt qua nhiều thách thức để ổn định và từng bước vươn lên, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương tăng bình quân hàng năm 13%. Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng, số lao động trong ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 2,5% cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi tích cực theo hướng công, nông nghiệp - dịch vụ. (xem bảng 4)
Bảng 4: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế
Tổng số Nông nghiệp, Công nghiệp Dịch vụ
Lâm nghiệp Và ngư nghiệp Triệu đồng 1998 2 523 000 1 021 000 735 430 766 570 1999 2 550 476 998 135 762 057 790 284 2000 2 672 799 1 016 148 766 950 889 697 2001 2 995 006 1 059 011 957 955 978 040 2002 3 353 320 1 180 309 1 097 396 1 075 615 Cơ cấu (Tổng số = 100) - %
45 1998 100,0 40,47 29,15 30,38 1998 100,0 40,47 29,15 30,38 1999 100,0 39,14 29,88 30,99 2000 100,0 38,02 28,69 33,29 2001 100,0 35,36 31,99 32,66 2002 100,0 35,20 37,73 32,08
Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 1998 - 2002
Kết thúc việc thực hiện kế hoạch 2002 toàn tỉnh cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu định ra với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GĐP) đạt 8,33% (cao hơn
mức trung bình cả nước) trong đó sản xuất lương thực có hạt đạt 347 nghìn
tấn vượt 11,5% kế hoạch, giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 3.300 tỷ đồng, thu ngân sách đạt trên 251 tỷ đồng, 10.500 lao động được xắp xếp việc làm. Năm 2003 các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đều đạt vượt mức kế hoạch và tăng khá so với năm 2002. Tốc độ tăng GDP đạt 9,20%, lương thực đạt 360 nghìn tấn; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4000 tỷ đồng (Tăng 17,29% so với năm 2002) trong đó công nghiệp Trung ương đạt gần 2.700 tỷ đồng, công nghiệp địa phương đạt 111 tỷ đồng, sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp dân doanh đạt trên 533 tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 323 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế đạt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI là: Công nghiệp, xây dựng-dịch vụ-nông lâm nghiệp.
Tuy nhiên so với các tỉnh trong cả nước thì Thái Nguyên vẫn là tỉnh có nền kinh tế phát triển ở mức trung bình, cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm, ngành nghề chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của địa phương, cơ sở hạ tầng đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công cuộc đổi mới phát triển, thu ngân sách còn hạn hẹp chưa đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh. Các doanh nghiệp còn ở tình trạng công nghệ lạc hậu, vốn kinh doanh thấp và chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, sức cạnh tranh kém, hiệu quả kinh tế thấp hầu hết các doanh nghiệp địa phương đều có quy mô nhỏ, mặc dù có nhiều lợi thế nhưng nhiều tiềm năng thế mạnh
46
của tỉnh chưa khai thác tốt phục vụ cho sự phát triển của tỉnh. Nguy cơ từ một tỉnh công nghiệp trở thành một tỉnh chậm phát triển và lạc hậu so với nhiều tỉnh trong khu vực một thách thức lớn đối với Thái Nguyên.