Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện
3.2.1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện môi trường kinh tế –xã hội cho sự phát triển của kinh tế tư bản nhà nước.
sự phát triển của kinh tế tư bản nhà nước.
- Duy trì sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế:
Để duy trì sự ổn định nền kinh tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế tư bản nhà nước đồng thời định hướng sự hoạt động của nó có hiệu quả, điều quan trọng là phải phát triển nền kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm, tính chất của nền sản xuất hàng hoá ở giai đoạn đầu theo hướng một thị trường lành mạnh dưới sự điều tiết quản lý vĩ mô của Nhà nước. Thị trường và Nhà nước phải đóng vai trò người phân bổ và điều tiết các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế. Vấn đề đặt ra là tỉnh cần xác định rõ mục tiêu phải đạt và các phương tiện có tính chất công cụ phải thực hiện. Cụ thể cần xác định các mục tiêu:
+ Duy trì và đạt sự tăng trưởng nhanh các chỉ tiêu kinh tế và tốc độ phát triển kinh tế xã hội.
+ Xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với nhu cầu thị trường và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
+ Tăng nhanh số việc làm cho xã hội, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và nửa thất nghiệp.
Nền kinh tế ổn định và đạt mức tăng trưởng cao có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển và sử dụng kinh tế tư bản nhà nước. Do đó phải tiếp tục công cuộc đổi mới toàn diện, hoàn thiện năng lực quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường, tạo ra sự ổn định và tăng trưởng hơn nữa nhằm đạt sự phát triển vững chắc.
- Đẩy mạnh nhịp độ xây dựng mới và nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng đảm bảo là môi trường tốt để thu hút đầu tư.
Đây là vấn đề cấp bách và là một trong những chính sách cần được ưu tiên nhằm thu hút đầu tư. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ có ý
70
nghĩa đẩy mạnh sự phát triển kinh tế tư bản nhà nước mà điều quan trọng hơn là nó tăng cường được tiềm lực kinh tế nhà nước vì tất cả các kết cấu hạ tầng quan trọng đều do kinh tế nhà nước nắm giữ.
Trên cơ sở đó địa phương cần huy động rộng rãi các nguồn vốn, các nguồn lực để nâng cấp hạ tầng cơ sở hiện có: “Thực hiện các chương trình xây dựng mới kết cấu hạ tầng (trước hết là điện, giao thông, thuỷ lợi, trường học...) làm nền tảng để phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ”. [13,tr. 30]
Những vấn đề cần quan tâm cụ thể sau:
+ Nâng cấp quốc lộ 3, quốc lộ 37, quốc lộ 1B, nâng cấp hệ thống tỉnh lộ, nhựa hoá, cứng hoá các tuyến đường tỉnh quản lý. Đẩy nhanh tiến độ xin cấp phép xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái. Nâng cấp năng lực cảng Đa Phúc. Đẩy mạnh việc chỉnh trang đô thị, làm xanh, sạch thành phố, thị xã, thị trấn như đường Cách mạng Tháng Tám, bến xe khách, cầu mới qua sông cầu ... Đảm bảo đưa đường điện, nước đến tận tường rào khu công nghiệp Sông Công một cách ổn định và đầy đủ.
+ Tỉnh nên dành toàn bộ nguồn vốn ODA cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội để tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa cho sự phát triển và tranh thủ nguồn lực bên ngoài.
+ Sử dụng hình thức B.O.T để đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng, vì đặc điểm của B.O.T là đầu tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đã được quy hoạch, hoặc Nhà nước, tỉnh có thể phát hành công trái để chi cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là giải pháp thích hợp.
- Hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách ưu đãi.
Phát triển kinh tế tư bản nhà nước phải gắn liền với việc chấn chỉnh và đưa sự hoạt động của các hình thức này vào “quỹ đạo” thích hợp nhằm khai thác tối đa hiệu quả của chúng, đồng thời để Nhà nước nắm và điều khiển,
71
định hướng hoạt động của nó. Thực tế cho thấy mặt trở ngại lớn đối với quá trình hợp tác kinh doanh, đối với sự phát triển của kinh tế tư bản nhà nước là hệ thống luật pháp, do đó một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, chặt chẽ và đồng bộ vừa có tác dụng khuyến khích đầu tư vừa làm lành mạnh hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là một yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài, là công cụ vừa để thực hiện chính sách mở cửa vừa để quản lý nền kinh tế trên cơ sở phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.
Cho tới nay, hệ thống pháp luật kinh tế có liên quan đến đầu tư đã được hình thành và không ngừng được sửa đổi, để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như tạo ra “hành lang” “khuôn khổ” cho họ hoạt động. Song nếu so với các nước trên thế giới và khu vực thì hệ thống luật pháp của chúng ta còn chưa toàn diện, chưa cụ thể nên thường xảy ra tình trạng không nhất quán không đồng bộ. Do vậy, cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật pháp từ Trung ương đến địa phương như:
+ “Rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư, để điều chỉnh
những nội dung không thống nhất, bãi bỏ những quy định trái với chính sách hoặc với luật, những thủ tục gây phiền hà, không phù hợp với cơ chế mới”[19,tr. 165]. Chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy định hoạt động của bộ máy hành chính các cấp nhằm bảo đảm sự điều hành tập chung thống nhất, thông suốt từ chính phủ đến chính quyền địa phương, đến cơ sở.
+ Cần tiến hành nhanh việc điều chỉnh một số giá dịch vụ như điện, bưu chính viễn thông, phí cầu đường, tiền thuế đất... theo hướng giảm bớt và áp dụng một giá chung cho cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước để tiến tới xây dựng một luật chung cho cả đầu tư trong và ngoài nước.
72
+ Cần hoàn thiện một số chính sách định hướng, đòn bẩy như hoạt động góp vốn (tỉ lệ góp vốn của các bên); chính sách đất đai, chính sách cơ cấu ngành, vùng; cần thiết kế cho đựơc một hệ thống thuế đơn giản, rõ ràng
“điều chỉnh những mức thuế không hợp lý như thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế chuyển lợi nhuận về nước, quan hệ giữa thuế nhập khẩu thành phẩm và thuế các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng trong nước”[19,tr. 165].
- Phát triển nguồn nhân lực, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ là một nhiệm vụ bức xúc để nâng cao chất lượng lao động đảm bảo tính bền vững của phát triển kinh tế nói chung đồng thời cũng tạo điều kiện để phát triển kinh tế tư bản nhà nước. Về cơ bản lâu dài việc cạnh tranh và phát triển của một quốc gia, một vùng kinh tế phải dựa trên cơ sở chất lượng kỹ nghệ cao chứ không chỉ đơn thuần cạnh tranh trên cơ sở giá cả của các nguồn tài nguyên hay giá cả lao động thấp, đồng thời nó còn tuỳ thuộc vào đội ngũ lao động sẽ được đào tạo, sử dụng và phát huy vai trò của họ như thế nào trong từng lĩnh vực hoạt động, từng công việc cụ thể.
Hiện nay chúng ta đang thiếu một đội ngũ công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật, đội ngũ các nhà doanh nghiệp, cán bộ quản lý thạo kinh doanh và chuyên môn quản lý cao. Trong quá trình phát triển và sử dụng kinh tế tư bản nhà nước sự thiếu hụt này càng gay gắt hơn. Thực tế trên địa bàn tỉnh mặc dù có nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề, đội ngũ lao động dồi dào nhưng qua hội chợ việc làm (tháng 8 năm 2003) nhiều công ty trong và ngoài nước vẫn không tìm được nguồn lao động đáp ứng yêu cầu, là tuyển dụng. Thực tế đó xin kiến nghị:
+ UBND tỉnh và ngành giáo dục Đào tạo cần có kế hoạch, chương trình cụ thể đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có và phổ cập nghề nghiệp cho lao động xã hội (hiện nay Thái Nguyên có 70% số lao động chưa
73
được đào tạo nghề), mở các trung tâm dạy nghề ở thành phố và thị xã gần khu công nghiệp, phối hợp với các nhà đầu tư đào tạo nghề cho người lao động ngay tại xí nghiệp, công ty. Tăng chỉ tiêu tuyển sinh đối với các trường chuyên nghiệp dạy nghề như Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên; Trường công nhân kỹ thuật thuộc đại học Thái Nguyên; Trường CNKT Việt Đức; Trường cao đẳng luyện kim; Trường đào tạo nghề mỏ...
+ Để vận dụng thành công kinh tế tư bản nhà nước yếu tố quyết định trước hết là lực lượng cán bộ đối tác và hợp tác, đầu tư liên doanh, cán bộ quản lý kinh tế, người làm kinh tế đối ngoại. Lực lượng cán bộ đó phải là đội ngũ tri thức có khả năng và bản lĩnh ngang tầm với nhiệm vụ mới. Do đó phải đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ cán bộ có sẵn để phù hợp với xu thế phát triển, cần tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ về pháp luật, chính sách chuyên môn, ngoại ngữ, phẩm chất chính trị đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, đội ngũ cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh. Đồng thời phải có chính sách đặc biệt để phát huy và lôi cuốn nhân tài, chú trọng cả hai mặt: Thu nhập tương xứng với tài năng và đối xử công bằng, trọng dụng, đánh giá sử dụng đúng tài năng. Để sử dụng tốt chuyên gia tư bản, cần phải có đội ngũ chuyên gia của ta đủ năng lực và đủ bản lĩnh để tiếp cận và làm việc tốt với họ, cho nên muốn thu hút chuyên ra bên ngoài tất yếu phải tập hợp cho được đội ngũ chuyên ra bên trong và phát huy đúng mức vai trò của họ.