Bảng 2: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép tại Việt Nam từ 1988 đến 30-6-

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên pdf (Trang 28 - 31)

Nam từ 1988 đến 30-6-2003

Số dự án Tổng vốn đăng ký Trong đó: vốn thực hiện (Triệu USD) (TriệuUSD)

Tổng số 4883 443.497 26.892 1998 37 371,8 288,4 1989 68 582,5 311,5 1990 109 839,0 407,5 1991 151 1322,3 663,6 1992 197 2165,0 1418,0 1993 269 2900,0 1468,5

29 1994 343 3765,6 1729,9 1994 343 3765,6 1729,9 1995 370 6530,8 2986,6 1996 365 8640,3 2914,8 1997 348 4649,0 3215,0 1998 275 3897,0 2369,0 1999 311 1568,0 2535,0 2000 379 2018,0 2413,0 2001 523 2536,0 2450,0 2002 760 1567,0 2591,0 6/2003 311 797 1250,0 Nguồn: Vụ quản lý dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Từ những dự án này đã hình thành thêm 2014 Doanh nghiệp cùng 1584 cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 25% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tạo việc làm cho khoảng 600.000 lao động trực tiếp. Cho đến nay đã có 71 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong đó có 10 nhà đầu tư hàng đầu là Singapo, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng kông, Pháp, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Hà Lan, Nga, Vương Quốc Anh.

Trong tổng số các dự án nêu trên đến nay phần lớn các dự án đã được thực hiện và tiến hành trong khuôn khổ luật đầu tư nước ngoài và các văn bản luật có liên quan với các hình thức chủ yếu là:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Đây là kiểu hợp tác liên doanh giữa nhà nước với các nhà tư bản nước ngoài. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động

đầu tư mà không mà không hình thành pháp nhân ”(Điều 2 chương I). Những

xí nghiệp hợp tác kinh doanh được xây dựng trên cơ sở kí kết hợp đồng giữa Nhà nước với các nhà đầu tư nước ngoài trong đó không quy định trách

30

nhiệm và quyền lợi của mỗi bên mà chỉ có sự thương lượng giữa các bên qua hợp đồng, bởi thế đây là một hình thức của kinh tế tư bản nhà nước. Do dựa vào quy định trong hợp đồng để thu lợi ích, gánh chịu rủi ro và quản lý xí nghiệp nên nó còn được gọi là xí nghiệp hợp doanh kiểu khế ước, vì vậy nó là kiểu quan hệ hợp tác ít bền vững, hợp đồng thường lỏng lẻo, thời hạn kinh doanh ngắn nhưng phương thức linh hoạt phù hợp với lợi thế so sánh của các bên và tiện lợi cho các bên lựa chọn lĩnh vực hợp tác.

Trong thời gian qua ở nước ta hình thức này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí với 32 dự án và số vốn đăng kí khoảng 2,1 tỉ USD. Ngoài ra còn có trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, nuôi trồng và khai thác hải sản... Riêng hai lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và bưu chính viễn thông chiếm 30% số dự án hợp đồng kinh doanh nhưng chiếm tới 90% tổng số vốn cam kết thực hiện phần còn lại là khai thác hải sản công nghiệp gia công và dịch vụ. Hiện có trên 151 dự án với số vốn trên 3.8 tỉ USD. (Xem bảng 3)

Việc sử dụng hình thức này sẽ cho phép khai thác những tiềm năng to lớn về tài nguyên và hạn chế rủi ro của nước nhà. Đây sẽ là loại hình mở ra một xu hướng mới trong tiếp nhận công nghệ tiên tiến phục vụ cho khai thác các tiềm năng của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

- Xí nghiệp, công ty liên doanh.

Đây là một trong những hình thức đầu tư nước ngoài, là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên thành lập tại Việt nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài, hoặc là xí nghiệp mới do Việt Nam liên doanh hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam, trên cơ sở hợp đồng liên doanh [24,tr.12-13]. Theo văn bản pháp luật đó, khái niệm “xí nghiệp liên doanh”được hiểu là sự liên doanh, liên kết giữa các tổ chức kinh tế và cá nhân Việt Nam với các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài thuộc hai hay

31

nhiều quốc tịch khác nhau. Thực chất đó là xí nghiệp hỗn hợp do hai bên hoặc nhiều bên đóng góp vốn, tài sản dưới hình thức tiền mặt, máy móc thiết bị nhà xưởng đất đai, cùng tham gia quản lý, cùng chia sẻ rủi ro, cùng hưởng lợi nhuận theo giá trị tài sản, vốn đóng góp.

Trong các hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam hình thức liên doanh chiếm tỉ trọng cao kể cả số lượng dự án được cấp giấy phép lẫn số lượng vốn đăng kí: với 28,12% số dự án được cấp giấy phép và 45,95% vốn đăng kí, 60% số lao động Việt Nam và sản xuất ra 70% tổng doanh thu. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến với 1135 xí nghiệp liên doanh được cấp giấy phép đầu tư.(Xem bảng 3)

Bảng 3: Phân theo hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên pdf (Trang 28 - 31)