Kinh tế tư bản nhà nước trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên pdf (Trang 27 - 28)

Đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia nhất là đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày 29/12/1987 Quốc hội nước ta đã thông qua và ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trải qua hơn 15 năm thi hành, Luật đã được sửa

28

đổi bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000, và gần đây nhất Nghị định Chính phủ số 27/ NĐ - CP ngày 19/3/2003 đã sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tính từ 1988 đến hết tháng 6/1998 Nhà nước đã cấp phép cho 2439 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 32,48 tỷ USD. Có trên 550 dự án mở rộng quy mô kinh doanh với số vốn đầu tư tăng thêm là 3858 triệu USD do vậy tổng số vốn đăng ký thời gian này là 36,338 tỷ USD. Hiện còn có 2039 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng ký là: 33,328 tỷ USD trong đó vốn đầu tư đã thực hiện là 13,235 tỷ USD gần bằng 40% vốn đăng ký [27,tr.16]. Và tính đến hết tháng 6-2003, cả nước đã thu hút được 4883 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký là 43.497 triệu USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt 26.892 triệu USD (Xem bảng 2).Trừ các dự án kết thúc đúng thời hạn và giải thể trước hạn, cả nước có 4036 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 39.315 triệu USD (kể cả vốn tăng thêm), trong đó vốn thực hiện là 22.920 triệu USD [33,52]. Đây là nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng kinh tế .

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên pdf (Trang 27 - 28)