Phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thành phần kinh tế tư nhân.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên pdf (Trang 79 - 81)

Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện

3.2.4.Phát huy mạnh mẽ tiềm năng của thành phần kinh tế tư nhân.

Kinh tế tư nhân ở Việt Nam được xác định là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sự nhận thức cũng như định hướng phát triển đối với khu vực này được nâng dần từ thấp đến cao qua các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Hội nghị lần thứ năm của Ban chấp hành

80

Trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết số 14/NQ/TƯ về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân đã nêu rõ: “ Kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình

doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước”. Đây là

khu vực kinh tế có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách cho Nhà nước.

Không thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản nhà nước một cách mạnh mẽ nếu không phát huy tiềm năng của kinh tế tư nhân, bởi vì không có tư bản cũng không có tư bản nhà nước, về bản chất xã hội thì kinh tế tư bản nhà nước là kết quả của sự phát triển xã hội hoá sản xuất. Trong điều kiện hiện nay thì biểu hiện đầu tiên của xã hội hoá sản xuất là sự phát triển của kinh tế tư nhân, do đó kinh tế tư nhân phát triển tức là tạo điều kiện để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự phân công và chuyên môn hoá sản xuất, đẩy mạnh cạnh tranh, tạo ra số lượng hàng hoá ngày càng lớn, càng phong phú. “Việc phát triển kinh tế tư bản tư nhân không phải và chưa phải là phục hồi phát triển chủ nghĩa tư bản, nhưng sự vận động của kinh tế tư bản tư nhân có thể dẫn đến quan hệ tư bản chủ nghĩa, và chính xu hướng này là tiền đề khách quan cho sự thực hành chủ nghĩa tư bản nhà nước”[29,100]. Vì lẽ đó phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân là giải pháp tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế tư bản nhà nước, để kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn nữa nhất thiết phải thực hiện những việc làm cần thiết như:

Một là, hoàn thiện hệ thống luật pháp của Nhà nước, đây là vấn đề trọng yếu của quốc gia dựa trên nền tảng pháp quyền. Phải xác định rõ vai trò và vị trí của kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần để có chủ trương, chính sách và biện pháp phát triển mạnh mẽ và đúng hướng.

81

Hai là, cần hoàn thiện thể chế về tài chính, tín dụng. Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng mặc dù họ rất cần vốn cho kinh doanh, do vậy phải cải cách thủ tục thế chấp, thủ tục vay vốn theo hướng nhanh gọn tránh rườm rà gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Ba là, xoá bỏ sự độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trong nhiều lĩnh

vực, nhất là dịch vụ công cộng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực này.

Bốn là, tạo môi trường tâm lý thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, vì hiện nay còn một bộ phận dân cư nhất là trong một bộ phận cán bộ, đảng viên còn coi thường kinh tế tư nhân, coi thường thương mại, coi buôn bán là xấu xa, coi thuê mướn là bóc lột, coi doanh nghiệp tư nhân là làm ăn chụp giựt, gian dối, buôn lậu, trốn thuế…do đó cần phải tuyên truyền củng cố và phát triển tâm lý tôn trọng khu vực kinh tế này.

Năm là, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với chiến lược phát triển các thành phần kinh tế khác, đặc biết là kinh tế nhà nước. Trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân phải được Nhà nước chủ động định hướng hỗ trợ, tạo điều kiện để đi vào các hình thức của kinh tế tư bản nhà nước, đồng thời tạo nền tảng, thế và lực vững chắc cho việc thực hiện hợp tác liên doanh với tư bản nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên pdf (Trang 79 - 81)