Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn phát triển kinh tế tƣ bản nhà nƣớc ở Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên pdf (Trang 60 - 63)

Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện

2.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn phát triển kinh tế tƣ bản nhà nƣớc ở Thái Nguyên.

nƣớc ở Thái Nguyên.

Qua thực tiễn phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Thái Nguyên cho thấy tỉnh mới đang đi những bước đầu tiên trong quá trình phát triển thành phần kinh tế này.

Quá trình vận dụng các hình thức kinh tế tư bản nhà nước là quá trình Đảng bộ và Chính quyền của tỉnh áp dụng mô hình kinh tế mới từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, vừa làm vừa tìm tòi vận dụng để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của tỉnh .vì vậy quá trình phát triển và sử dụng kinh tế tư bản nhà nước đã đặt ra nhiều vấn đề cần nhanh chóng được giải quyết đó là:

- Hiện nay, trên nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế tư bản nhà nước Thái Nguyên cũng có điểm chung với các địa phương khác, còn có sự khác nhau về nhận thức, quan điểm, nguyên tắc lựa chọn các hình thức trong thực tiễn. Cơ chế thị trường còn sơ khai, chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, thị trường còn chứa nhiều yếu tố rủi do nguy hiểm. Điều đó dẫn đến sự chậm trễ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định cơ cấu đầu tư cũng như làm hạn chế việc lựa chọn, thiết lập các quá trình liên doanh liên kết. Do đó vấn đề đặt ra là cần phải xác định các hình thức kinh tế tư bản nhà nước phù

61

hợp đang và sẽ áp dụng trên địa bàn tỉnh cùng với vai trò và xu hướng phát triển của chúng, phải xây dựng một chiến lược dài hạn, phải xác định mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực kinh tế, làm rõ mức độ ưu tiên, không ưu tiên, cho phép nước ngoài đầu tư có điều kiện ở các ngành, vùng, lĩnh vực nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cũng như lợi thế so sánh của tỉnh, nhằm hướng mạnh vào xuất khẩu và nâng dần năng lực nội sinh của nền kinh tế về vốn công nghệ và trình độ quản lý.

- Môi trường đầu tư đặc biệt là môi trường kinh tế – kỹ thuật còn yếu kém, kết cấu hạ tầng còn yếu, lạc hậu đã kìm hãm đến quá trình thu hút đầu tư, hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế, vì vậy việc nhanh chóng khắc phục những yếu kém trong lĩnh vực này phải được xem là vấn đề cấp bách, phải tạo được môi trường đầu tư thật sự lành mạnh, hấp dẫn theo đó phải tiếp tục triển khai thực hiện tốt cơ chế một cửa trong xúc tiến đầu tư theo đề án cải thiện môi trường đầu tư đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt ngày 16/5/2001. Bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi của Trung ương cũng như của địa phương đã ban hành (về thuế, giá thuế đất, giải toả đền bù...)

- Các chính sách ưu đãi đầu tư vẫn có những điểm bất cập, chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh, đồng thời chưa tạo điều kiện tốt cho việc cạnh tranh lành mạnh với các địa phương khác để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

- Công tác quy hoạch, lập dự án đầu tư và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư còn có hạn chế, chưa thực sự hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cần lập quy hoạch chi tiết cho đầu tư của nước ngoài theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng khu vực phù hợp với định hướng phát triển của ngành đó, qua đó xác định dự án cần thiết gọi vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên, điều kiện ưu đãi, hình thức đầu tư, tính toán kỹ khả năng

62

tham gia vốn của Nhà nước, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư của tỉnh các thông tin về mục tiêu, địa điểm hình thức đầu tư, đối tác thực hiện dự án... phải có độ chính xác và tin cậy cao để làm cơ sở cho việc vận động đầu tư. Tích cực xây dựng và củng cố hình ảnh, điều kiện thuận lợi của tỉnh trong con mắt nhà đầu tư thông qua việc tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về tiềm năng cơ hội và môi trường đầu tư của tỉnh.

- Khu vực kinh tế nhà nước hiện nay đang nắm giữ nguồn lực vật chất to lớn với những ngành then chốt nhưng lại hoạt động tương đối kém hiệu quả, chưa thực hiện tốt vai trò chủ đạo chi phối nền kinh tế, hơn nữa phần góp vốn trong liên doanh chủ yếu là quyền sử dụng đất và một ít nhà xưởng đã lạc hậu, phần vốn bằng tiền chỉ 1-2% nên vị thế trong liên doanh thấp. Do vậy để vận dụng phát triển kinh tế tư bản nhà nước một cách hiệu quả và đúng hướng thì việc tăng cường sức mạnh kinh tế của Nhà nước bằng cách củng cố và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu.

- Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm, kinh tế tư bản tư nhân trong nước – một trong những đối tác quan trọng trong khu vực kinh tế tư bản nhà nước có vốn đầu tư trong nước lại đang trong quá trình hình thành còn non yếu và phát triển một cách tự phát, nhận thức về vai trò và hiệu quả kinh tế khi tham gia góp cổ phần cùng Nhà nước còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đẩy nhanh và có chất lượng quá trình cổ phần hoá và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của kinh tế tư nhân và hướng thành phần kinh tế này vào kinh tế tư bản nhà nước, để kinh tế nhà nước thực sự thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát có hiệu quả các thành phần kinh tế khác.

- Đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu năng lực và phẩm chất. Do đó, phải nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn

63

nhân lực, phải có kế hoạch đào tạo thường xuyên liên tục, đặc biệt trú trọng cán bộ trực tiếp tham gia trong các liên doanh, cần chuẩn bị những cán bộ có kiến thức đối ngoại, am hiểu luật đầu tư, thông thạo ngoại ngữ, khắc phục tình trạng người chưa được đào tạo đã cử ra tham gia liên doanh. Thế mạnh trên địa bàn tỉnh là có nhiều trường đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật do đó phải phát huy tối đa nhằm đào tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề có năng lực phẩm chất và trình độ khoa học kỹ thuật mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế thị trường và phát triển kinh tế tư bản nhà nước.

Tóm lại: Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, mặc dù

có quá trình phát triển công nghiệp từ trước đây nhưng so với cả nước nền kinh tế vẫn đứng ở vị trí trung bình, thành phần kinh tế tư bản nhà nước mới bắt đầu được vận dụng và phát triển. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhiều vấn đề gay gắt đặt ra cần giải quyết nhưng có thể khẳng định: Thái Nguyên là một tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh thành phần kinh tế tư bản

nhà nước. Để đạt được thực tế đòi hỏi phải có hệ thống giải pháp chủ yếu,

đồng bộ nhằm tháo gỡ những trở ngại để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư bản nhà nước phát triển và sử dụng nó một cách có hiệu quả để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh nhà cũng như của cả nước.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên pdf (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)