Các phương pháp thu nhận tinh dầu

Một phần của tài liệu công nghệ hóa sinh (Trang 28 - 30)

Người ta thu nhận tinh dầu theo bôn cách: cơ học, tẩm trích, hấp thụ và chưng cất hơi nước. Nguyện tắc của các phương pháp trên đều dựa vào những đặc tính của tinh dầu như dễ bay hơi, lôi cuôn theo hơi nước ở nhiệt độ dưới 100oC, hòa tan dễ dành trong dung môi hữu cơ, dễ bị hấp thụ ở thể khí.

Phương pháp cơ học thường được dùng để ly trích tinh dầu từ vỏ của các loại quả thuộc họ Rutaceae như cam, chanh, quýt,…các loại quả này có túi tinh dầu bên ngoài nên dễ tác động cơ học làm vỡ các túi dầu, có thể tác động bằng cách vắt, nạo xát hoặc ép. Tách riêng vỏ quả rồi ngâm trong nước thường hoặc nước muôi cho vỏ căng ra, sau đó dùng tay bóp vắt cho tinh dầu tươm ra, thấm tinh dầu bằng bông hoặc bọt bể. Thu hồi tinh dầu từ bông rồi làm khan nước bằng Na2SO4. Từ vỏ sau khi ngâm có thể chà xát trên các phễu có gai cho các túi tinh dầu vỡ ra, dội nước cho trôi tinh dầu xuông bình hứng, từ bình hứng loại nước và thu nhận tinh dầu. ngoài ra từ vỏ cũng có thể đưa vào máy ép cho túi dầu vỡ ra và thu nhận. Các phương pháp cơ học nói trên hiệu suất thu nhận tinh dầu không cao nhưng giữ được mùi thơm tự nhiên do không bị tác dụng nhiệt và dung môi

Phương pháp tẩm trích thường được dùng để ly trích tinh dầu từ các loại hoa

hoặc từ thực vật dùng làm gia vị, có hai loại dung môi dùng trong tẩm trích là dung môi không bay hơi và dung môi dễ bay hơi.

Dung môi không bay hơi thường dùng là dầu thực vật hoặc mỡ động vật, tuy nhiên do dầu mỡ dễ bị hư nên sau này người ta thay thế bằng vaselin hay dầu parafin. Cách tiến hành: dùng dầu hoặc mỡ gia nhiệt lên đến 80oC ngâm hoa vào đó trong nưa giờ, sau đó vớt hoa ra và cho nguyên liệu mới vào, lặp lại nhiều lần sau đó thu hồi dầu mỡ, dạng này được gọi là sáp hoa dùng trong hoá mỹ phẩm. Cách này có ưu điểm là hiệu suất tích ly cao nhưng chất béo dễ bị oxi hóa ảnh hưởng đến mùi của tinh dầu.

Dung môi dễ bay hơi bao gồm ete dầu, chloroform, benzen, etanol, aceton…tuy nhiên benzen, chloroform hòa tan tinh dầu tôt nhưng độc nên ít sư dụng, thường dùng nhất là etanol. Cách tiến hành: nguyên liệu và dung môi được cho vào bình chứa trộn đều cho nguyên liệu ngập trong dung môi từ 12 đến 48 giờ, sau đó vớt xác nguyên liệu ra và cho nguyên liệu mới vào, lặp lại nhiều lần cho đến khi hàm lượng tinh dầu trong dung môi cao, cuôi cùng có thể tách dung môi bằng cách cho bay hơi dung môi. Ngoài cách chiét nguội như trên thì hiện nay người ta thường tiến hành chiết hoàn lưu bằng Soxhlet. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu suất trích ly cao, sản phẩm có mùi tự nhiên tuy nhiên đòi hỏi trang thiết bị tôn kém và thất thoát dung môi.

Phương pháp hấp thụ: các chất béo có khả năng hấp thụ những hợp chất dễ bay

hơi trên bề mặt của chúng, do đó khi cho hoa tiếp xúc với chúng trong một khoảng thời gian nhất định hương thơm do hoa tiết ra sẽ được chất béo hấp thụ. Chất béo phải không có mùi và có độ cứng tương đôi để dễ hấp thụ, có thể dùng dầu mỡ ,parafin hoặc vaselin.

Cách tiến hành: sư dụng các tấm kính có viền khung gỗ, trét chất béo lên hai phía của tấm kính rồi xếp hoa tươi lên trên hai mặt kính, đem chồng các khay lên nhau để yên trong thời gian từ 12 đến 72 giờ. Sau đó hoa cũ được lấy ra và thay hoa mới vào, lặp lại nhiều lần cho đến khi lớp chất béo bão hòa tinh dầu thì kết thúc quá trình hấp thụ. Sản phẩm thu được ở dạng sáp hoa dùng nhiều trong hóa mỹ phẩm. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu suất trích ly cao, sản phẩm cho mùi tự

nhiên, khuyết điểm của phương pháp là phương pháp thủ công khó cơ giới hóa và chất béo dễ bị hỏng.

Phương pháp chưng cất hơi nước: phương pháp này dựa trên sự thẩm thấu, khuếch tán và lôi cuôn theo hơi nước của các tinh dầu có trong nguyên liệu khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao.

Cách tiến hành: cho nguyên liệu và nước vào bình đun, bình dun được nôi với ông sinh hàn và thông qua bình hứng. Sau khi cung cấp nhiệt nước sôi và bay hơi mang theo các cấu tư tinh dầu, theo ông dẫn qua sinh hàn được làm lạnh, nước ngưng tụ cùng tinh dầu nhỏ xuông bình hứng. sau khi cất xong trong bình hứng có cả tinh dầu và nước nhưng chúng không lẫn vào nhau do đó có thể tách tinh dầu ra khỏi nước, để thu được nhiều tinh dầu thường không sư dụng nhiệt độ cao. Với cách này nguyên liệu trực tiếp tiếp xúc với nhiệt do đó dễ bị cháy nguyên liệu, vì vậy ngày nay người ta cải tiến bằng cách tách riêng nguyên liệu ra khỏi nước, chỉ cho nước tiếp xúc trực tiếp với nhiệt. Đây là phương pháp sư dụng từ rất lâu để thu nhận tinh dầu, tuy nhiên hiệu suất trích ly thường không cao và mất nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu công nghệ hóa sinh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w