Các nghiên cứu thực nghiệm không thống nhất mối tương quan giữa qui mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính.
Theo lý thuyết đánh đổi thì qui mô doanh nghiệp có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nợ
vay, bởi vì các công ty lớn thường có rủi ro phá sản thấp và có chi phí phá sản thấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn cũng dễ dàng cắt giảm các chi phí có liên quan đến phát hành nợhơn so với các doanh nghiệp khác. Đồng thời, các doanh nghiệp lớn ít chênh lệch
thông tin hơn so với các doanh nghiệp nhỏ, dòng tiền ít biến động, dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng, và sử dụng nhiều nợ vay hơn để tận dụng lợi ích từ tấm chắn thuế. Các nghiên cứu của Huang và Song (2002), Jean J.Chen (2003), và Titman và Wessels (1988)
cũng cho thấy qui mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau.
Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì qui mô doanh nghiệp có mối quan hệ tỉ lệ
nghịch với nợ vay vì thông tin bất cân xứng giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn
thường được biết đến do họcó khuynh hướng công bố thông tin cho bên ngoài nhiều hơn
các doanh nghiệp nhỏ. Điều này khiến cho việc tiếp cận doanh nghiệp trở nên dễ dàng
hơn đối với các nhà đầu tư, làm cho hiện tượng bất cân xứng thông tin ít có khảnăng hiện diện tại các doanh nghiệp lớn hơn các doanh nghiệp nhỏ. Do đó, các doanh nghiệp lớn có khả năng tiếp cận thị trường cổ phiếu dễ dàng hơn, dẫn đến khuynh hướng sử dụng vốn cổ phần nhiều hơn các khoản nợ và như vậy đòn bẩy tài chính sẽ thấp.
Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy qui mô doanh nghiệp có mối
tương quan dương với đòn bẩy tài chính. Do đó, ta có giả thuyết H2 như sau: Qui mô doanh nghiệp có mối tương quan (+) với đòn bẩy tài chính.