VII Noi gương người tốt, việc tốt
2.5. Thực trạng và công tác nâng cao chất lượng phụ trách Độ
Trong toàn bộ các khâu công tác của Đội, cán bộ phụ trách là một trong những mắt xích quan trọng nhất, quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Trong đó, giáo viên Tổng phụ trách Đội, bộ phận nòng cốt của lực lượng phụ trách Đội là linh hồn của tổ chức Đội, là người đại diện cho Đoàn, được Đoàn và ngành giáo dục phân công làm công tác Đội với hơn 22.000 người là lực lượng cơ bản chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động tập hợp giáo dục thiếu nhi trong nhà trường.
B12. Tổng phụ trách giỏi
Những số liệu thống kê hiện cho thấy phần lớn cán bộ phụ trách Đội có trình độ chuyên môn khá. Kết quả khảo sát của Hội đồng Đội Trung ương tại hội nghị tổng kết chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2002 - 2003 cho thấy có đến 65,6% các ý kiến cho rằng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội hiện tại có trình độ năng lực chuyên môn tốt và khá. 29,6% các ý kiến cho rằng đội ngũ cán bộ phụ trách có trình độ năng lực chuyên môn ở mức bình thường và 4,9% cho rằng trình độ của đội ngũ cán bộ phụ trách là yếu.
Kết quả điều tra cũng cho thấy hạn chế cơ bản của đội ngũ cán bộ phụ trách Đội hiện nay là chưa được đào tạo chính quy cơ bản về nghiệp vụ công tác Đội. Phần đông các ý kiến cho rằng hiện tại đội ngũ giáo viên phụ trách chưa được đào tạo một cách chính quy cơ bản, phần lớn tích luỹ và trau dồi kinh nghiệm ngay trong thực tế công việc. Nhiều giáo viên phụ trách ban đầu nhận nhiệm vụ phụ trách Đội đã tỏ ra bỡ ngỡ và chỉ ăn nhập công việc sau một thời gian đảm nhận nhất định. Nhưng do điều kiện luân chuyển nhanh, những kiến thức, kinh nghiệm được tích luỹ đó trong nhiều trường hợp đã không kịp được phát huy. Một trong những đặc trưng cơ bản của đội ngũ giáo viên phụ trách Đội là sự biến động rất nhanh. Đội ngũ TPT luôn luôn có sự biến động, nói cách khác sự thay đổi của đội ngũ này có xu hướng tăng quá nhanh. Kết quả nghiên cứu đổi mới công tác Đội do Trường Đội Lê Duẩn tiến hành cho thấy trong số
100 TPT được phỏng vấn, có tới 48 đồng chí có thâm niên công tác 1 năm, 19 đồng chí thâm niên 2 năm, 16 đồng chí thâm niên 3 năm và chỉ có 17 đồng chí trên 4 năm. Sự thay đổi nhanh khiến cho đội ngũ này không thể có được kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thực tế cho thấy việc không được đào tạo một cách cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ cộng với việc luân chuyển nhanh đã gây ra không ít khó khăn trong việc tiêu chuẩn hoá, nâng cao năng lực, trình độ công tác của đội ngũ giáo viên phụ trách Đội. Nhận nhiệm vụ trong khi còn hết sức bỡ ngỡ và sau khi đã kịp làm quen và tích luỹ đủ kinh nghiệm thì người giáo viên phụ trách vì nhiều lý do khác nhau có thể không đảm nhận nhiệm vụ nữa, gây ra những khoảng trống trong tổ chức hoạt động thiếu nhi trong nhà trường. Bên cạnh đó còn không ít khó khăn như không vận dụng thu hút được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và các cấp bộ Đoàn, thiếu nhiệt tình gắn bó với hoạt động, không muốn làm chuyên trách…
Cũng theo kết quả khảo sát đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động Đội của Trường Đội Lê Duẩn tại Hà Nội cho thấy một tỷ lệ khá lớn giáo viên Tổng phụ trách Đội không thực sự tâm huyết với nhiệm vụ phụ trách Đội mà mình được phân công. Chỉ có 42% tổng phụ trách và 43,7% giáo viên chủ nhiệm khi được hỏi cho rằng việc các em thiếu nhi được đứng trong hàng ngũ của Đội là một việc quan trọng ở. Tỷ lệ này cho thấy một thực trạng đáng lo ngại là sự thiếu tâm huyết và thờ ơ đối với công tác Đội của một bộ phận giáo viên phụ trách Đội. Là người đem tâm huyết say mê truyền lại cho các em, nhưng chính bản thân các thầy cô lại không ý thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác Đội, như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng làm cho xong chuyện hoặc hiệu quả tổ chức hoạt động không cao.
Mặt khác kết quả nghiên cứu của Hội đồng Đội Trung ương năm 2003 cho thấy tỷ lệ giáo viên tự nguyện nhận nhiệm vụ làm phụ trách Đội không cao. Phần lớn giáo viên nhận nhiệm vụ là do được lãnh đạo nhà trường phân công. 46
Một tỷ lệ nhỏ khác là do Đoàn thanh niên phối hợp với ngành giáo dục chọn cử và một phần khác là do không có giáo viên nào đảm nhận nên phải nhận làm. Có đến 60,9% giáo viên phụ trách Đội là do nhà trường phân công, trong khi tỷ lệ giáo viên tự nhận làm chỉ là 30,3%. Tỷ lệ này cho thấy, tỷ lệ giáo viên tự giác nhận nhiệm vụ làm phụ trách là còn thấp, dẫn đến tình trạng một bộ phận còn thiếu nhiệt tình và tâm huyết trong công tác.
Thực tế là cán bộ phụ trách hiện nay chủ yếu chú ý vào kỹ năng tổ chức các hoạt động lớn quy mô cấp liên đội. Trong những hoạt động ấy, chỉ một số ít các em trong ban chỉ huy và đội viên nòng cốt là có vai trò nhiệm vụ cụ thể. Còn số đông vẫn chưa đảm bảo chất lượng công tác Đội hiện nay chủ yếu được xác định qua công tác kiểm tra đánh giá thi đua của Hội đồng Đội cấp trên đối với cấp dưới, nên không khỏi có những đánh giá không sát, sai lệch và làm giảm nhiệt tình phấn đấu của đội viên. Nếu coi trọng sự tự đánh giá kết hợp sự đánh giá hợp lý của cán bộ phụ trách và Hội đồng Đội cấp trên, chắc chắn chất lượng, hiệu quả công tác Đội sẽ được nâng lên.
Trong những năm qua đội ngũ cán bộ phụ trách Đội đã có sự gia tăng đáng kế cả về chất lượng và số lượng. Xác định được vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ phụ trách Đội, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương đã dành nhiều quan tâm chăm lo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách Đội. Các cấp bộ Đoàn đã chủ động phối hợp với ngành Giáo dục đào tạo, Uỷ ban BVCS&GDTE, Hội chữ thập đỏ, thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách Đội, Ban chỉ huy Đội, phụ trách Sao, công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ được đổi mới theo hướng cải tiến phương pháp, nội dung và kỹ năng tập huấn
Các cấp bộ Đoàn đã tập trung xây dựng lực lượng cán bộ làm công tác Đội: kiện toàn, củng cố Hội đồng Đội và đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp. Hội đồng Đội đã chủ động phối hợp với các ngành quan tâm giải quyết những vấn đề liên quan đến chế độ chính sách cho đội ngũ phụ trách Đội trong và
ngoài nhà trường. Đến nay 100% các tỉnh, thành thực hiện nghị quyết liên tịch Thông tư 23 về phụ cấp trách nhiệm cho Giáo viên Tổng phụ trách Đội. Nhiều tỉnh, thành, cơ sở đã tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền giải quyết chế độ phụ cấp cho cán bộ phụ trách thiếu nhi ở địa bàn dân cư, cán bộ chỉ huy Đội. Để tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách trong nhà trường, các trường, các lớp sư phạm đã dành thời gian thích đáng cho các giáo viên học tập môn công tác đội để các giáo sinh ra trường có đủ kiến thức đảm đưong nhiệm vụ vừa là thầy giáo, cô giáo, vừa là cán bộ phụ trách thiếu nhi. Ngoài ra, các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm còn thành lập các khoa Đoàn, Đội, xây dựng bộ môn công tác đội để đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Tổng phụ trách Đội, phụ trách Chi phục vụ cho công tác đội và phong trào thiếu nhi trong và ngoài trường học
*Một số khó khăn và hạn chế:
Nhận thức của một bộ phận cán bộ phụ trách còn hạn chế, chưa thực sự tâm huyết gắn bó với công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
Tình trạng luân chuyển cán bộ nhanh hạn chế khả năng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo các nội dung hoạt động mới, hay.
Đời sống một bộ phận cán bộ còn gặp khó khăn, do vậy ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác.
Một bộ phận cán bộ ít chịu đổi mới sáng tạo, dập khuôn và có tính áp đặt trong tổ chức hoạt động.