7. Cấu trúc luận văn
3.5.2. Thu thập kết quả kiểm tra đánh giá học sinh sau khi dạy thực nghiệm
Sau khi đọc hiểu xong phần thơ hai-cư qua hai tiết 61 và 62 theo phân phối chương trình, ở phần hướng dẫn tự học GV có yêu cầu HS về nhà viết đoạn văn, bài văn ngắn cảm nhận về bài thơ hai-cư mà mình ấn tượng và yêu thích nhất, hơn nữa học sinh có thể tập làm thơ hai-cư trên tinh thần nắm được những kiến thức cơ bản về thể thơ độc đáo này. Và chúng tôi đã thu được những kết quả bất ngờ rất đáng ghi nhận.
* Viết đoạn văn, bài văn cảm nhận
Sau mỗi giờ học, GV đều học hướng dẫn sinh tự học bằng cách viết đoạn văn, bài văn thể hiện cảm nhận về tác phẩm đã học. Đây là một cách thức luyện tập vận dụng rất quan trọng giúp học sinh không chỉ khắc sâu kiến thức đã khám phá mà còn hình thành được năng lực cảm thụ văn chương và năng lực tạo lập văn bản. Yêu cầu về kĩ năng này chúng tôi đặt ra ở giờ học thơ hai-cư nói riêng và xuyên suốt trong các giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương nói chung.
Việc yêu cầu học sinh viết đoạn văn cảm nhận phần thơ hai-cư được tiến hành ở cả bốn lớp 10 (hai lớp dạy thực nghiệm, hai lớp dạy đối chứng) dưới hình thức bài kiểm tra lấy điểm hệ số 1. Sau khi thu bài, chúng tôi đã tiến hành chấm bài và phân loại giỏi, khá, trung bình, yếu theo điểm số. Dưới đây là bảng điểm và tỉ lệ khá giỏi mà chúng tôi đã tổng hợp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 92 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng tổng hợp kết quả học tập qua điểm số
Phân loại
Tên lớp
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Thực nghiệm (70 HS) 16 22,8 38 54,4 16 22,8 0 0 Đối chứng (73 HS) 9 12,3 33 45,2 29 39,8 2 2,7
Quan sát bảng tổng hợp và so sánh, có thể nhận thấy sự chênh lệch đáng kể về kết quả học tập được cụ thể hóa bằng điểm số giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng. Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở hai lớp thực nghiệm (16 em) gần gấp đôi so với hai lớp đối chứng (9 em) là 10,5%; học sinh đạt điểm khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng với tỉ lệ chênh lệch 9,2% (5em). Số học sinh đạt điểm trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 17%. Đặc biệt, ở lớp thực nghiệm không có học sinh nào bị điểm yếu trong khi ở lớp đối chứng vẫn còn hai em bị điểm yếu chiếm tỉ lệ 2,7%.
Sự so sánh trên tất nhiên chỉ mang tính chất tương đối song cũng đã phản ánh chân thực kết quả giảng dạy của các phương pháp khác nhau trên cùng một nội dung học tập. Và rõ ràng, ta phải khẳng định việc dạy học phần thơ hai-cư bằng phương pháp hoạt động nhóm đạt được hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng phương pháp dạy học khác. Đó cũng là cơ sở để đánh giá đóng góp mới mẻ và khả thi của luận văn.
* Tập làm thơ hai-cƣ
Chúng tôi đã nhận được rất nhiều bài thơ hai-cư, hay nói đúng hơn là thơ “kiểu hai-cư”của học sinh. Chúng tôi muốn giới thiệu ở đây một vài trong số rất nhiều bài thơ học sinh sáng tác:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 93 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trên lá non Sương đọng Sáng mát trong. (Đinh Ngọc Diệp - Lớp 10 Sử) Nắng chói Từng chùm hoa phượng Gọi mùa. (Nguyễn Mạnh Dũng - Lớp 10 A)
Tựa đầu gối mẹ Ầu ơ, gió mát Ấm êm.
(Trương Thị Thùy Linh - Lớp 10 Văn)
Chúng tôi không có ý định bàn sâu đến chất lượng nghệ thuật của những bài thơ ấy. Điều cần khẳng định và ghi nhận ở đây là việc định hướng cho các em đọc hiểu thơ hai-cư bằng một phương pháp phù hợp đã khơi gợi được sự say mê, yêu thích hai-cư. Đặc biệt, nó còn cho thấy hai-cư, một cách âm thầm, đã tập cho các em kĩ năng quan sát cuộc sống và ghi lại những cảm nhận của mình. Học thơ hai-cư chính là học cách nhìn, cách yêu cuộc sống vậy!