Hứng thú nhận thức thơ hai-cư của học sinh và khả năng dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm để dạy học thơ hai cư trong chương trình ngữ văn 10 nâng cao ở THPT (Trang 43)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Hứng thú nhận thức thơ hai-cư của học sinh và khả năng dạy học

1.2.3.1. Hứng thú nhận thức thơ hai-cư của học sinh ở trường THPT Chuyên - Tuyên Quang

Do đặc thù giáo dục của một tỉnh miền núi, nên ngoài trường THPT Chuyên, tất cả các trường THPT trên toàn tỉnh đều học theo chương trình sách giáo khoa cơ bản. Chỉ có ở trường THPT Chuyên, do tuyển sinh và phân lớp theo môn chuyên nên các lớp chuyên Văn, chuyên Sử, chuyên Anh và lớp bán chuyên theo ban khoa học xã hội nhân văn (lớp A) mới được học môn Ngữ Văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

theo chương trình sách giáo khoa nâng cao. Như vậy, ở các trường THPT khác, nội dung kiến thức về thơ hai-cư được xác định là nội dung khó đối với khả năng cảm thụ của học sinh nên chỉ để ở phần đọc thêm với mục đích giới thiệu lướt qua về một thể thơ lạ, độc đáo và cũng cực kì thâm diệu của văn học Nhật Bản. Nhưng ở trường THPT Chuyên, học sinh được tuyển vào trường đã có định hướng ban đầu là theo học chuyên sâu về bộ môn. Bởi thế, việc phân phối chương trình Ngữ văn của bộ sách giáo khoa nâng cao biên soạn phần thơ hai- cư cho học sinh tìm hiểu hai nhà thơ tiêu biểu Ba-sô và Bu-son cùng với 6 bài thơ hai-cư xuất sắc của họ cũng là điều hợp lí.

Tuy nhiên, qua khảo sát bằng phiếu điều tra đối với 209 học sinh khối 11 và khối 12 các lớp chuyên Văn, chuyên Anh, chuyên Sử, nghĩa là học sinh đã học qua phần thơ hai-cư ở chương trình lớp 10, chúng tôi cảm thấy còn nhiều băn khoăn trăn trở về kết quả thu được.

Tôi đã lập phiếu điều tra có in sẵn những câu hỏi theo nhiều mức độ từ cụ thể đến khái quát:

Câu 1: Anh/chị đã được học về thể thơ hai-cư ở chương trình lớp 10, vậy

anh/chị còn nhớ đó là thể thơ của nước nào không?

Câu 2: Anh/chị có thể nêu khái quát những đặc điểm nổi bật nhất về nội

dung và nghệ thuật của thể thơ hai-cư không?

Câu 3: Hãy chép thuộc lòng một vài bài thơ hai-cư anh/chị đã học trong

chương trình sách giáo khoa nâng cao? Đó là bài thơ của tác giả nào? Anh/chị có thể nêu khái quát giá trị của bài thơ đó không?

Câu 4: Khi học về thơ hai-cư, anh/chị đã được giáo viên định hướng đọc

hiểu theo phương pháp nào?

Câu 5: Theo anh/chị, phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng đã khơi gợi được hứng thú học thể thơ này và phát huy được tối đa năng lực chủ động, sáng tạo tích cực chiếm lĩnh kiến thức, đưa ra những kiến giải mới của học sinh như thế nào?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Câu 6: Anh/chị có yêu thích thơ hai-cư không? Hãy trình bày ngắn gọn

cảm nhận về một bài thơ hai-cư mà anh/chị tâm đắc nhất trong chương trình đã học?

Qua kết quả tôi khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các em đều trả lời được câu hỏi 1. Nhưng từ câu 2 đến câu 4, nhiều em chỉ trả lời được những yêu cầu tái hiện kiến thức như đọc thuộc lòng một đến hai bài thơ hai-cư, xác định tác giả của bài thơ đó và nêu được nội dung bài thơ thể hiện qua câu chữ chứ chưa thấm nhuần những tư tưởng thâm diệu của nhà thơ gửi gắm qua bề mặt câu chữ đó.

Với hai câu hỏi về vấn đề phương pháp giáo viên định hướng học sinh lĩnh hội kiến thức về những bài thơ hai-cư trong chương trình, chúng tôi nhận được câu trả lời:

+ Về cách thức: Giáo viên dạy các lớp nâng cao đã rất chú trọng vào việc định hướng học sinh tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại; truyền tải kiến thức sâu rộng; bình giảng trong thế so sánh để tạo ra được “chất văn” trong giờ văn, để một mặt có thể tìm thấy những điểm tương đồng, tạo cảm giác gần gũi, quen thuộc trong tâm lí tiếp nhận; mặt khác có thể phát hiện những nét mới mẻ, độc đáo của đối tượng cần tiếp cận. Đồng thời, giáo viên cũng rất chú trọng việc củng cố kiến thức cho học sinh bằng những bài tập trắc nghiệm.

+ Về phương tiện: Có giáo viên lớp Văn đã sử dụng phương tiện thiết bị hỗ trợ giảng dạy là máy tính và máy chiếu để cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức bổ trợ và tăng hiệu quả giờ học.

Những cách thức giảng dạy như trên đã phần nào giúp học sinh có hứng thú tiếp nhận và đạt được hiệu quả nhất định trong quá trình lĩnh hội kiến thức về thơ hai-cư của học sinh.

Tuy nhiên, đa phần các câu trả lời còn cho thấy học sinh vẫn gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp nhận sự độc đáo, vi diệu của thể thơ này. Có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến điều này:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Nguyên nhân khách quan:

Thời lượng dành cho việc tìm hiểu và nắm vững kiến thức về thơ hai-cư là rất ít. Với chương trình sách giáo khoa nâng cao, thời lượng theo phân phối chương trình là 2 tiết để tìm hiểu sáu bài thơ hai-cư của hai nhà thơ tiêu biểu nhất của thể loại này là Ba-sô và Bu-son. Nếu chỉ sử dụng lượng thời gian là 90 phút trên lớp mà chúng ta đề ra tham vọng học sinh có thể hiểu được thấu đáo về thể thơ này nói chung và sáu bài thơ trong chương trình nói riêng thì quả thật là điều khó khăn.

+ Nguyên nhân chủ quan:

Học sinh chưa có hiểu biết nhiều về thơ Hai-cư. Thậm chí trước khi học, học sinh chưa hề biết đến thể thơ này nên không có kiến thức nền để tiếp nhận.

Thêm nữa, thơ hai-cư khó tiếp nhận và xa lạ bởi những trở ngại về văn hóa (tôn giáo, bản sắc dân tộc, lối sống, thị hiếu thẩm mĩ... ), ngôn ngữ (âm thanh, chữ viết), tâm lí tiếp nhận, …Bởi thế, cả khi học xong, kiến thức của học sinh về thể thơ này và về nội dung nghệ thuật của các bài thơ trong sách giáo khoa cũng còn rất hời hợt, rất nông.

Phần lớn học sinh không hứng thú với thơ hai-cư vì đây là thể thơ khó tiếp nhận, lại thường không nằm trong bất cứ chương trình thi nào. Ngay cả việc kiểm tra thường xuyên hay thi học kì của bộ môn ở trường, giáo viên cũng thường tránh phần văn học nước ngoài nói chung và phần thơ hai-cư nói riêng.

Kết quả khảo sát còn cho thấy rằng trong quá trình dạy học, giáo viên mới chỉ đầu tư vào việc cung cấp cho học sinh thật nhiều kiến thức vì đây là thể thơ khó. Trong khi đó, giáo viên lại chưa chú trọng vào việc định hướng để học sinh tự chiếm lĩnh tác phẩm và tự khắc sâu kiến thức bằng những phương pháp dạy học phù hợp với bài học. Đó cũng là lí do khiến học sinh chỉ hiểu bài và thích thú trong chốc lát mà nhanh chóng quên kiến thức ngay sau đó.

Với câu hỏi cuối cùng, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Có 22% học sinh có niềm yêu thích đối với thơ hai-cư. Đó là những học sinh có niềm đam mê đối với văn chương và có năng lực cảm thụ văn chương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rất tốt. Các em đã có những cảm nhận rất sâu sắc, thậm chí đã có những phát hiện rất riêng về sự hàm súc, thâm diệu được ẩn giấu đằng sau kết cấu ngắn gọn của thơ hai-cư. Tôi xin dẫn ra một bài văn ngắn của học sinh:

"Thơ hai-cư là một trong những niềm tự hào của nền văn hóa văn học Nhật Bản. Hãy tìm đến với một bài thơ hai-cư của Ba-sô:

Trên cành khô Chim quạ đậu Chiều thu.

Bằng hai nét chấm phá, nhà thơ đã khắc họa nên một bức tranh trầm mặc, cổ kính trên cái nền là một chiều thu âm u, cô tịch. Trong đó có sự hiện diện của cành khô khẳng khiu, gầy guộc, có chim quạ với màu lông đen sẫm đi liền với nỗi ám ảnh về sự chết chóc càng làm tăng sự huyền bí, tịch mịch của cảnh sắc thiên nhiên. Tất cả như cộng hưởng, liên kết chặt chẽ với nhau, gióng lên tiếng chuông báo hiệu thời gian chiều tà song còn gợi ấn tượng về một "chiều thu" sâu thẳm, cô tịch như đã tồn tại tự muôn đời, phảng phất phong vị Thiền ở chất sa-bi đậm nét. Nếu như không có một tâm hồn tĩnh lặng, trong sáng và tình yêu cuộc sống thiết tha, chan hòa với thiên nhiên, thi nhân khong thể dâng tặng cho đời những vần thơ đẹp đẽ đến thế!"

(Nguyễn Thảo Ly, lớp 11 Sử) Khoảng 34% học sinh có thái độ bình thường với thơ hai-cư vì lí do thể thơ ngắn, dễ thuộc nhưng khó nên các em chưa cảm nhận được sâu sắc nội dung ý nghĩa của các bài thơ.

Có tới 44% học sinh thì thẳng thắn thừa nhận rằng không thích học thơ hai-cư vì thể thơ này quá ngắn gọn và hàm súc, lại không có vần điệu giống các thể thơ khác. Bởi thế, sau khi học xong các em không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các bài thơ.

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi thiết nghĩ việc tìm ra một hướng tiếp cận thơ hai-cư hiệu quả, tìm ra phương pháp dạy học tối ưu để kích thích sự hưng phấn học tập và phát huy khả năng tự nhận thức, tự chiếm lĩnh tri thức về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thơ hai cư là điều rất đáng lưu tâm của người giáo viên dạy Ngữ văn, nhất là những giáo viên dạy ở trường chuyên như cá nhân tôi. Như vậy cũng có nghĩa là người giáo viên cần tư duy để có sự lựa chọn thông minh cách thức dạy thơ hai-cư trên cơ sở cân đối lượng thời gian cho việc tìm hiểu các bài thơ và lượng thời gian trên mỗi cá nhân học sinh, làm sao để tất cả học sinh đều được tham gia và hứng thú tham gia vào quá trình khám phá văn bản.

1.2.3.2. Khả năng dạy học thơ hai-cư của giáo viên ở trường THPT Chuyên - Tuyên Quang

Như trên đã đề cập, qua khảo sát một số trường THPT ở trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, chỉ có giáo viên Ngữ văn ở trường THPT Chuyên và rải rác một, hai giáo viên ở trường THPT khác (Giáo viên Nghiêm Ngọc Ánh, Trần Hiếu Hải ở Trường THPT Tân Trào, Giáo viên Ngô Thu Hà, Nghiêm Thị Ngọc Phượng ở trường THPT Sông Lô, Giáo viên Trần Duy Hưng ở trường THPT Nguyễn Văn Huyên) là có nghiên cứu các sách và các tài liệu trên internet cũng như tìm hiểu kỹ về các bài thơ hai-cư được giới thiệu trong sách giáo khoa, nên đã hiểu, yêu thích thơ hai-cư, từ đó tìm tòi phương pháp truyền thụ kiến thức và cảm hứng của mình cho học sinh.

Tuy nhiên, trong quá trình dạy học thơ hai-cư, giáo viên cũng gặp không ít những khó khăn. Khi dạy học thơ hai-cư, giáo viên chỉ tiếp cận với bản dịch. Bởi chính giáo viên cũng không am hiểu tiếng Nhật nên không thể thực hiên được thao tác đối chiếu bản dịch với nguyên tác, một việc thường làm khi dạy văn học nước ngoài.

Giáo viên cũng chưa thật xem trọng nội dung kiến thức này bởi từ trước đến nay, đây là phần nội dung nằm ngoài chương trình thi tốt nghiệp và thi đại học của học sinh. Do đó, giáo viên có thể có những kiến thức sâu về thể thơ nhưng trên lớp có khi lại chưa toàn tâm truyền đạt hết kiến thức và cũng chưa toàn tâm tìm tòi những phương pháp tối ưu để định hướng cho học sinh hiểu sâu và yêu thể thơ này. Giáo viên có khi chỉ dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt những cách hiểu cách nghĩ, cách cảm của mình cho học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sinh. Bởi thế mà giờ học về thơ hai-cư thường trôi qua một cách nặng nề, không kích thích được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.

Khảo sát một bài soạn, chúng ta có thể nhận ra điều này:

Tiết 61: Đọc văn

THƠ HAI-CƢ

1. Mục tiêu

a. Kiến thức:

- Bước đầu làm quen với thơ hai-cư, thể thơ truyền thống của Nhật Bản. - Hiểu được ý nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ hai-cư của Ba-sô.

b. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu văn bản dịch thơ nước ngoài.

- Phân tích ý nghĩa, nội dung và đặc sắc nghệ thuật thơ hai-cư.

c. Thái độ

- Qua bài học, biết trân trọng một thể thơ độc đáo làm nên nét đẹp văn hóa đặc sắc của Nhật bản; Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và tình cảm nhân đạo.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Giáo viên

- Bài soạn, Sgk, Sgv,Tài liệu Chuẩn KTKN

b. Học sinh

- Vở ghi, SGK, vở soạn

3. Tiến trình dạy học

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính a. Hoạt động 1:

- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm

tra việc soạn bài của học sinh.

- Giới thiệu bài mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính b. Hoạt động 2:

Dạy học nội dung bài mới

* Nội dung 1: GV định hƣớng HS tìm hiểu chung

- Giáo viên: Cho học sinh đọc nhanh tiểu dẫn và tri thức đọc hiểu - SGK. Sau đó, yêu cầu HS trình bày những nét khái quát về thơ hai-cư.

- Khái quát và cung cấp thêm 1 số tri thức về thơ hai-cư.

- GV hỏi: Hãy nêu những nét khái quát về Mat-su-ô Ba-sô. - Học sinh trả lời

- Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung 1.Thơ hai-cƣ

Hai-cư là thể loại thơ ca truyền thống Nhật Bản.

- Về hình thức: ngắn gọn  thể thơ có hình thức “nhỏ nhắn” nhất thế giới.

- Về nội dung: hàm súc, cô đọng

+ Chứa quý ngữ (để phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm trạng con người trước thiên nhiên).

+ Đậm chất thiền, thể hiện cảm thức thẩm mĩ độc đáo (chất sa-bi, ca-ru-mi…)

2. Thơ hai-cƣ của Mat-su-ô Ba-sô a. Vài nét về Mat-su-ô Ba-sô (1644 - 1694)

- Q/hương: U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê)

- Gia đình: võ sĩ cấp thấp.

- Con người: tài hoa, ưa lãng du.

- Sự nghiệp: Sáng tác nhiều thơ ca, nhật kí, bút kí.

b. Thơ hai-cư của Mat-su-ô Ba-sô

- Là người cách tân thơ hai-cư, là bậc thầy về thơ Hai-cư.

- Thơ hai-cư của Ba-sô mang đậm chất Thiền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Nội dung 2: Hƣớng dẫn học sinh

đọc hiểu thơ hai-cƣ của Ba-sô

- GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Gọi HS đọc 3 bài thơ hai-cư của Ba-sô

- GV định hướng HS cách tìm hiểu thơ hai-cư: Theo đặc trưng thể loại. (Chú ý tìm hiểu: Quý ngữ; Hình ảnh thơ; mối liên hệ giữa hình ảnh và quý ngữ, ý nghĩa của nó trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ). - Hỏi: Hãy chỉ ra quý ngữ và

những hình ảnh được miêu tả trong bài thơ?

- Hỏi: Hãy tái hiện lại bức tranh

chiều thu qua những hình ảnh mà em vừa phát hiện được?( chú ý chỉ ra sự cộng hưởng của các hình ảnh)

- Hỏi: Hãy xâu chuỗi các hình

ảnh trong bài để thấy được tư

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm để dạy học thơ hai cư trong chương trình ngữ văn 10 nâng cao ở THPT (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)