7. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Định hướng đọc hiểu thơ hai-cư theo phương pháp hoạt động nhóm
2.3.2.1. Về việc đọc hiểu thơ hai-cư
Trong bài viết “Thơ hai-cư, một sáng tạo nhỏ nhắn mang tầm vóc lớn
lao” [16], GS.TS Nguyễn Thanh Hùng có đặt vấn đề về cách thức cảm thụ thơ
hai-cư, ta có thể mượn ý của Hoài Thanh để diễn đạt “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Đó là sự cảm thụ thật mơ hồ nhưng cũng rất xác đáng. Muốn thế, có lẽ người đọc phải dám xem nhẹ ý thức mà coi trọng tiềm thức và vô thức để suy cảm về nó.
Thế giới nghệ thuật trong thơ hai-cư không tạo ra chỉnh thể nghệ thuật cho từng bài mà vươn tới sự sáng tạo ngoài ý muốn con người. Có thể nói thơ hai-cư đã sáng tạo nên những biểu trưng nghệ thuật gối dội vào nhau nhằm đánh thức trực giác trong tâm tư để từ đó ta bất chợt có những phát hiện đầy thú vị về nội dung ý nghĩa tác phẩm. Và muốn đọc hiểu thơ hai-cư nên vận dụng liên tục tự nhiên tư duy nhận thức, phát hiện, khám phá những nội dung ý nghĩa bất ngờ ẩn sau bề mặt câu chữ hết sức ngắn gọn kia.
Việc đọc hiểu tác phẩm văn chương là làm rõ mối quan hệ ý nghĩa giữa ba tầng cấu trúc: Tầng cấu trúc ngôn ngữ, tầng cấu trúc hình tượng thẩm mĩ, tầng cấu trúc tư tưởng và ý vị nhân sinh. Đọc hiểu thơ hai-cư cũng vậy, chúng ta có thể khám phá vẻ đẹp độc đáo của các bài thơ hai-cư trên cơ sở làm rõ các mối quan hệ ý nghĩa giữa ba tầng cấu trúc trên.
* Đọc hiểu tầng cấu trúc ngôn ngữ trong thơ hai-cư
Ngôn ngữ thơ hai-cư rất ngắn gọn, tinh giản, hàm súc. Thơ hai-cư thường không dùng tính từ, trạng từ; không phải là “tả” mà đúng hơn là “chỉ”; Dùng quý ngữ (từ chỉ mùa) với tư cách là tín hiệu thẩm mĩ. Với đặc điểm ngôn ngữ như vậy, thơ hai-cư thường biểu hiện sắc thái cảm xúc một cách lặng lẽ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khép kín và mơ hồ. Muốn cảm nhận được những sắc thái cảm xúc ấy, người đọc vừa phải căn cứ vào bề mặt ngôn từ của bài thơ vừa cần phải vận dụng tối đa khả năng liên tưởng, tưởng tượng của mình.
* Đọc hiểu tầng cấu trúc hình tượng thẩm mĩ trong thơ hai-cư
Tác phẩm văn chương nào cũng thực hiện chức năng phản ánh cuộc sống hiện thực. Nhưng nhờ cấu trúc hình tượng thẩm mĩ, cuộc sống trong tác phẩm có sự vận động theo ý tưởng của nhà văn để giải tỏa ước mơ và giải phóng tư tưởng của nhà văn.
Có thể nói, từ cấu trúc ngôn ngữ đến cấu trúc hình tượng thẩm mĩ là quá trình chuyển biến, hóa sinh từ nội dung hiện thực đến hình thức nghệ thuật, từ sự tồn tại vốn có đến một sự tái sinh đời sống mới phong phú và tốt đẹp hơn.
Thơ hai-cư ẩn tàng tầng cấu trúc hình tượng khá đặc biệt: hình tượng được tạo bởi thứ thời gian khoảnh khắc bốn mùa và không gian với cấu trúc phân lập mảng miếng. Do đó, phân tích cấu trúc hình tượng nghệ thuật trong thơ hai-cư không thể chỉ dừng lại ở bề mặt ngôn từ mà còn cần chú ý đến cấu trúc nội tại, tức là mối quan hệ qua lại giữa hình ảnh và điểm sáng thẩm mĩ, giữa cái bộ phận và cái toàn thể, giũa cái hợp lí và phi lí,... để nhìn ra dấu ấn của thế giới hình tượng trong thơ hai-cư.
Tầng cấu trúc của thơ hai-cư thường được tổ chức thành mối quan hệ phức tạp giữa ý thức và vô thức chứ không mạch lạc, tuyến tính, thẳng băng, không thể đối chiếu với logic hiện thực cuộc sống mà nó là sự tổng hợp khái quát đời sống bằng tư duy hình tượng. Do vậy mà thế giới hình tượng thơ hai-cư đậm chất mơ hồ, đa nghĩa và không thể đoán suy bằng kiểu lí trí đời thường được.
Đây là tầng cấu trúc phức tạp, bởi thế không dễ để nắm bắt được quá trình chuyển hóa, khái quát của nhà văn từ đời sống tự nhiên vốn có đến thế giới nghệ thuật sinh động, đa dạng giàu ý nghĩa. Như vậy, người đọc chỉ có thể đọc thông qua bản thân, qua liên tưởng, tưởng tượng và chiêm nghiệm để phát hiện, khám phá mà thôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Đọc hiểu tầng cấu trúc tư tưởng và ý vị nhân sinh trong thơ hai-cư
Cấu trúc tư tưởng trong tác phẩm không thể tách rời cấu trúc ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng để tác động sâu xa đến tâm hồn con người. Nó là loại cấu trúc không có hình thức xác định cụ thể nhưng bằng cảm xúc trí tuệ và sự cảm nghiệm thẩm mĩ, người đọc có thể nhận ra số mệnh con người, sứ mệnh lịch sử và thời đại chứa trong tư tưởng của tác phẩm.
Thơ hai-cư không đơn thuần là thơ tả cảnh ngụ tình mà điều cốt yếu của thể thơ này là nắm bắt những cảm xúc bất chợt đốn ngộ. Vì vậy, nghĩa của thơ hai-cư không dễ tìm, mạch cảm xúc, triết lí sống cũng dường như bất ngờ vút lên từ chính trí tuệ, xúc cảm của con người. Vì lí do này, khi đọc hiểu thơ hai- cư, nên bắt đầu từ những hình ảnh. Một bài thơ hai-cư không bao giờ diễn tả tư tưởng mà tư tưởng được gợi ra từ hình ảnh phản ánh một cách trực quan. Thông thường một bài hai-cư mang hai hình ảnh và đối tượng trái ngược nhau: một hình ảnh cụ thể ghi dấu thời gian, nơi chốn; một hình ảnh trừu tượng sống động và linh hoạt. Nhà thơ không phân tích miêu tả, không bàn luận về chi tiết của sự liên kết giữa các hình ảnh, chỉ để lại những cảm giác xao xuyến, sâu sắc để tự nó kết tinh trong trí tưởng tượng của người đọc, để người đọc tự suy diễn và cảm nhận. Thoạt nhìn, hai-cư chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng từ đó người thơ đã dẫn dắt chúng ta đi qua một “vườn chữ” nhỏ hẹp để bước vào một cõi tư duy bát ngát, một chân trời sáng tạo rộng mở thênh thang bằng khả năng liên tưởng tưởng tượng dồi dào, mãnh liệt.
Tóm lại, hai-cư đòi hỏi người đọc phải đọc thơ như đang trò chuyện âm thầm với nhà thơ, như thể cùng nhà thơ tiếp tục sáng tạo. Thiết tưởng đó là thái độ cần có khi đi vào thế giới rất tinh tế của hai-cư. Với thái độ này, người đọc sẽ bớt bỡ ngỡ khi lần đầu tiếp xúc với một trong những thể thơ nổi danh là ngắn gọn, độc đáo nhất thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.2.2. Định hướng đọc hiểu thơ hai-cư trong chương trình Ngữ Văn 10 Nâng cao theo phương pháp hoạt động nhóm
a. Định hƣớng chuẩn bị ở nhà
Trong phần hướng dẫn tự học ở nhà của giờ học trước, giáo viên cần định hướng học sinh nghiên cứu trước bài học: Tìm đọc các tài liệu về thơ hai- cư và về các bài thơ được học của nhà thơ Ba-sô và Bu-son.
Định hướng tìm đọc tài liệu: Một số công trình nghiên cứu về thơ Hai- cư, thơ Hai-cư của Ba-sô và của Bu-son của tác giả Nhật Chiêu; Một số sáng kiến kinh nghiệm về việc đọc hiểu các bài thơ Hai-cư trong chương trình (cả chương trình cơ bản và nâng cao) trên Internet;
Định hướng học sinh cách đọc hiểu thơ hai-cư: - Nắm vững đặc điểm của thơ hai-cư
- Đọc hiểu thơ hai cư với tư cách là một tác phẩm VHNN nên cần chú ý: + Đọc hiểu qua bản dịch (dịch nghĩa, dịch thơ) nhưng phải đảm bảo tinh thần, giá trị nguyên tác.
+ Đọc hiểu văn bản đảm bảo đặc trưng văn hóa, hướng tới tính dân tộc và tính nhân loại.
+ Đọc hiểu văn bản theo đúng đặc trưng thể loại + Đọc hiểu văn bản theo tinh thần tích hợp. Định hướng việc đọc hiểu các bài thơ:
+ Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác (Thời đại thi ca, thời điểm sáng tác ->Hoàn cảnh cảm hứng )
+ Xác định quý ngữ, hình ảnh xuất hiện trong bài thơ
+ Xâu chuỗi và liên kết những hình ảnh xuất hiện trong bài thơ.
+ Mở rộng liên tưởng, khơi gợi cảm xúc và kí ức để khám phá ý nghĩa bài thơ (Ý nghĩa do nhà văn gửi vào văn bản - thông điệp của tác giả; Ý nghĩa do mối quan hệ giữa văn bản và cuộc sống đặt ra; Ý nghĩa do bản thân người đọc nhận ra và đề xuất).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
b. Định hƣớng đọc hiểu trên lớp.
* Bước 1: Chuẩn bị
GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức: ba bài thơ của Ma-su-ô Ba-sô (tiết 1); ba bài thơ của Y-ô-sa Bu-son (tiết 2)
Định hướng phương pháp học tập phù hợp với nội dung bài học là hoạt động theo nhóm nhỏ: chia lớp thành sáu nhóm, hai nhóm thảo luận một bài thơ. + Nhóm 1 và nhóm 3: Bài thơ hai-cư 1
+ Nhóm 2 và nhóm 5: Bài thơ hai-cư 2 + Nhóm 4 và nhóm 6: Bài thơ hai-cư 3
GV tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, hướng dẫn cách thực hiện, phân bổ thời gian hợp lý; Đồng thời ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng hoặc máy chiếu.
* Bước 2: Tiến hành thảo luận
Học sinh phân công trong nhóm (trưởng nhóm, thư kí, nhiệm vụ cụ thể của các thành viên), trao đổi thảo luận về nội dung học tập theo yêu cầu cụ thể ở phiếu học tập đã được GV phát để tìm kết quả.
Giáo viên bao quát và giám sát hoạt động thảo luận của các nhóm, lắng nghe ý kiến học sinh. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu giáo viên xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm.
Nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng thời gian quy định
* Bước 3: Kết thúc hoạt động nhóm
Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp. Nhóm được giao nhiệm vụ giống với nhóm vừa trình bày sẽ là nhóm nhận xét, tranh luận đúng sai và trao đổi ý kiến chung có liên quan tới những gì vừa trình bày.
Cuối cùng, giáo viên tóm tắt lại tất cả các nội dung chính và làm rõ bất kì điểm nào còn khác nhau về ý kiến. Giáo viên chốt lại các ý kiến, hệ thống hóa những kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu đã đặt ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trên đây là định hướng dạy học đọc hiểu phần thơ hai-cư trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương trình nâng cao theo phương pháp hoạt động nhóm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng việc lựa chọn phương pháp hoạt động nhóm tuy rất cần thiết, quan trọng trong việc phát huy khả năng học tập tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh nhưng không phải là phương pháp duy nhất được sử dụng trong giờ học. Bởi phương pháp này chỉ phù hợp với những phần nội dung khó và "có vấn đề" cần đến sự hợp tác trong một thời lượng nhất định. Chúng tôi luôn xác định trong một giờ Ngữ văn, đặc biệt là giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương, người giáo viên luôn phải linh hoạt trong việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học cả hiện đại và truyền thống để một giờ văn luôn thấm đẫm "chất văn".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm chính là quá trình vận dụng phương pháp hoạt động nhóm vào các tiết dạy học thơ hai-cư trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương trình nâng cao. Từ đó kiểm nghiệm đánh giá, khẳng định hiệu quả của phương pháp dạy học đã lựa chọn.
Việc tổ chức thực nghiệm đề tài nhằm mục đích kiểm chứng tính đúng đắn của những kết luận đã đưa ra trong tiến trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn. Từ đó làm cơ sở hoàn thiện các giải pháp đề xuất để ứng dụng đề tài vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học thơ hai-cư nói riêng trong phần văn học nước ngoài và việc dạy học tác phẩm văn chương nói chung trong chương trình THPT.
Xử lí, đánh giá, phân tích tính chủ động tích cực, hứng thú học tập phần thơ hai-cư của học sinh theo phương pháp hoạt động nhóm (trên cơ sở có đối chứng với cách thức, hình thức dạy học khác).
Để đạt được mục đích trên, quá trình thực nghiệm cần có những nhiệm vụ sau:
Tiến hành thiết kế giáo án thực nghiệm và dạy học phần thơ hai-cư trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương trình nâng cao theo phương pháp hoạt động nhóm. Đồng thời có dạy đối chứng phần thơ hai-cư bằng phương pháp dạy học truyền thống.
Đánh giá những ưu điểm và hạn chế tồn tại của phương pháp dạy học vừa thực nghiệm. Qua đó có điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện mức độ vận dụng phương pháp nhằm đạt kết quả tối ưu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2. Đối tƣợng, thời gian và địa bàn thực nghiệm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm và đối chứng là học sinh lớp 10. Trong đó, giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm tại hai lớp và dạy đối chứng ở hai lớp. Các lớp được lựa chọn đều là những lớp được học bộ môn Ngữ văn theo SGK chương trình nâng cao, có số lượng học sinh và mặt bằng học lực tương đối đồng đều.
Các tiết học được thực nghiệm bao gồm tiết 61 và tiết 62: Thơ hai-cư (thuộc SGK Ngữ văn 10 chương trình nâng cao).
3.2.2. Thời gian thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành thực hiện dạy học thực nghiệm và đối chứng theo phân phối chương trình của bộ môn Ngữ văn, chương trình lớp 10 Nâng cao trong năm học 2014 - 2015.
3.2.3. Địa bàn thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở khối lớp 10, tại các lớp 10 Văn, 10 Sử, 10 Anh, 10 A thuộc trường THPT Chuyên, tỉnh Tuyên Quang. Trong đó:
- Dạy thực nghiệm: 10 Văn, 10 A - Dạy đối chứng: 10 Sử, 10 Anh
3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm
- Người thực hiện đề tài thiết kế giáo án về bài học theo đề tài đã đưa ra để dạy thực nghiệm.
Tiết 61: Đọc văn
THƠ HAI-CƢ
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Bước đầu làm quen với thơ hai-cư, thể loại thơ truyền thống của Nhật . - Hiểu được ý nghĩa nhân văn và cảm thức mĩ học của những bài thơ hai- cư của Ba-sô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
b. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản dịch thơ nước ngoài (Sử dụng phương pháp đọc hiểu để chiếm lĩnh được mối quan hệ ý nghĩa giữa ba tầng cấu trúc của thơ hai-cư).
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: kĩ năng hợp tác, thảo luận nhóm, giao tiếp trình bày vấn đề.
c. Thái độ
- Qua bài học, học sinh biết trân trọng một thể thơ độc đáo làm nên nét đẹp văn hóa đặc sắc của Nhật bản; Trân trọng những đóng góp lớn lao nhà thơ tiêu biểu Ba-sô với phong cách và cá tính sáng tạo độc đáo; Hình thành tình cảm cộng thông, khoan dung đối với đất nước và con người Nhật Bản.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Giáo viên
- Bài soạn, Sgv, phiếu học tập, Tài liệu Chuẩn KTKN - Máy tính, Máy chiếu projector.
b. Học sinh
- Vở ghi, SGK, vở soạn - Bảng phụ học tập
3. Tiến trình dạy học a. Hoạt động 1:
- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị nội dung đã giao về nhà của các nhóm.
- Giới thiệu bài mới: