Phương pháp đọc hiểu tác phẩm văn chương

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm để dạy học thơ hai cư trong chương trình ngữ văn 10 nâng cao ở THPT (Trang 59)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Phương pháp đọc hiểu tác phẩm văn chương

GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn Đọc hiểu tác phẩm văn chương

trong nhà trường đã bàn về quá trình đọc hiểu tác phẩm văn chương. Tác giả

khẳng định: “Đọc văn chương là đọc cái chủ quan của người viết bằng cách

đồng hóa tâm hồn, tình cảm suy nghĩ của mình vào trang sách” [15]. Và quan

niệm của tác giả về quá trình đọc tác phẩm văn chương là đọc ra lần lượt ba tầng cấu trúc tồn tại trong tác phẩm. Đó là cấu trúc ngôn ngữ kết dệt nên bức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tranh hiện thực xã hội; Cấu trúc hình tượng dựng lên hiện thực giả định mang tính thẩm mĩ; Cấu trúc ý nghĩa như là thế giới hiện thực tư tưởng. Bức tranh hiện thực xã hội như là sự giãi bày, bức tranh hiện thực giả định mang tính thẩm mĩ như là sự đánh giá. Và thế giới hiện thực tư tưởng như là sự mơ ước về một viễn cảnh tốt đẹp.

Từ đọc dẫn đến hiểu. Hiểu tác phẩm văn chương chính là hiểu ra mối quan hệ ý nghĩa của ba bình diện cấu trúc trên. Hiểu cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm văn chương là hiểu hình thức tái hiện cuộc sống. Đi qua nó ta đến với cấu trúc hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, tầng biểu hiện tình cảm thẩm mĩ của nhà văn trong tác phẩm. Và để hiểu được tầng cấu trúc này, ta phải chú ý đến kết cấu nội tại tức là mối quan hệ giữa nhân vật và sự kiện, tình huống, giữa chi tiết nghệ thuật và điểm sáng thẩm mĩ, giữa cảnh và tình, giữa bộ phận và toàn thể, giữa hiển ngôn và vô ngôn, giữa âm hưởng và giọng điệu, giữa mạch thông và sự ngưng ngắt… để nhìn ra dấu ấn của ý thức và vô thức ẩn sâu trong thế giới hình tượng. Đối với cấu trúc hình tượng nghệ thuật thì cách đọc thông qua sự tự chiêm nghiệm để tích lũy kinh nghiệm nghệ thuật là cách đọc hiệu quả nhất. Cuối cùng là đọc để hiểu tầng cấu trúc tư tưởng của tác phẩm. Cần khẳng định cấu trúc tư tưởng không tách rời hai tầng cấu trúc trên, nhưng nó vượt qua và lớn hơn hai tầng cấu trúc ngôn ngữ, hình tượng. Đó là thái độ băn khoăn, ưu tư không dứt về cuộc sống có khả năng tác động sâu xa tới tâm hồn con người. Có thể gọi đó là “ý vị nhân sinh”.

Nhưng “hiểu” ở đây còn có nghĩa là nắm vững và vận dụng được. Hiểu tức là biết kĩ và làm tốt. Hiểu một đối tượng không chỉ dừng lại ở quan sát và nắm bắt cái bề ngoài. Càng là đối tượng phi vật chất (tức là tinh thần) như tác phẩm văn chương lại càng không thể chỉ dùng năng lực quan sát và quan trọng hơn cả, hiểu tác phẩm văn chương là phát hiện ra và đánh giá mối quan hệ hữu cơ giữa các tầng cấu trúc trên, trong chỉnh thể và toàn vẹn tác phẩm.

Về vấn đề phương pháp đọc hiểu, GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường [15] có chia ba dạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đọc hiểu: Một là đọc tìm hiểu, một cách đọc cho mình; Hai là đọc cho người khác hay là đọc cho số đông, một cách đọc biểu hiện; Ba là đọc trong nhà trường, một cách đọc mang tính chất đào tạo sư phạm. Cả ba cách đọc đó không hoàn toàn tách biệt rời nhau. Đọc hiểu là cách đọc cần đạt tới, như là mục đích cuối cùng của cả ba loại đọc vừa nêu. Tuy nhiên, việc đọc hiểu được đến đâu: hiểu nhanh - hiểu chậm, hiểu sâu sắc, toàn diện - hiểu lớt phớt, qua loa, hoặc thậm chí có thể là hiểu sai… thì chỉ có cách đọc trong nhà trường mới dần dà bồi đắp và giải quyết được thấu đáo, triệt để. Bởi vậy, ở đây người viết luận văn muốn hướng tới định hướng phương pháp đọc hiểu tác phẩm văn chương theo dạng đọc hiểu thứ ba là đọc trong nhà trường.

Dạng đọc tác phẩm văn chương trong nhà trường là phương pháp đọc phải có bài bản, phải có cơ sở lí thuyết và phải luyện tập thành kĩ năng cơ bản. Cách đọc này vừa là tiền đề đọc hiểu của học sinh, vừa là kết quả đọc hiểu của GV và HS.

Trong đọc hiểu, có rất nhiều cách đọc. Song có ba dạng đọc hiểu mà GV cần chú trọng hướng dẫn HS nếu muốn chiếm lĩnh được trọn vẹn ý nghĩa văn bản. Đó là:

- Đọc kĩ: Là phải đọc nhiều lần. Đây là dạng đọc có tần số cao, là đọc có sử dụng thao tác phân tích và tổng hợp, là đọc không bỏ sót một đơn vị nào của văn bản.

Dạng đọc kĩ bao gồm những hoạt động và thao tác như: Đọc để giới hạn bối cảnh xã hội và những vấn đề của nó. Người ta cần biết đến các thao tác đọc phân loại và hệ thống hóa từ ngữ, hình ảnh để tái hiện không gian, thời gian. Đọc để tìm vấn đề của con người qua việc xác lập chuỗi sự kiện, tình huống, trạng thái trong quan hệ với hình tượng văn học.

- Đọc sâu: Là đọc để biểu hiện, làm bộc lộ mối liên hệ thống nhất nhiều mặt của đời sống và nghệ thuật.

Những hoạt động và thao tác đọc sâu là: Đọc chậm, phát hiện những cái mới lạ của từ, của hình ảnh, sự kiện,...; Đọc âm vang để nhận ra giọng điệu tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phẩm; Đọc và sơ đồ hóa mạng lưới hệ thống giữa các yếu tố hình thức và nội dung, bộ phận và toàn thể, bên ngoài và bên trong tác phẩm để tìm ra kiểu tư duy nghệ thuật và phương thức trình bày nghệ thuật của tác phẩm; Đọc và tham khảo thời điểm sáng tác, chặng đường nghệ thuật, sự chuyển biến tư tưởng của tác giả để xác định cảm hứng của tác giả trong tác phẩm; Đọc những hồi kí và ghi chép của tác giả về quá trình sáng tạo tác phẩm và đọc những bài nghiên cứu phê bình tác phẩm; Đọc thật nhiều lần để hóa giải những băn khoăn về những điểm sáng thẩm mĩ và chi tiết nghệ thuật chưa có lời giải đáp phù hợp với văn cảnh và văn bản, với bối cảnh thời đại và lẽ sống.

- Đọc sáng tạo: Là đọc để bổ sung những nội dung mới, làm giàu có về ý nghĩa xã hội và ý vị nhân sinh của tác phẩm. Đây là dạng đọc biểu hiện sự đánh giá và thưởng thức giá trị vĩnh hằng của tác phẩm.

Những hoạt động và thao tác đọc sáng tạo gồm: Đọc nhận ra giá trị và ý nghĩa của tác phẩm với đời sống. Phân tích đánh giá ý nghĩa thời đại lịch sử, ý nghĩa xã hội, đạo đức và ý nghĩa nghệ thuật thẩm mĩ của hình tượng đối với quá khứ, hiện tại và tương lai; Đọc cắt nghĩa và bình luận thuộc tính nghệ thuật khách quan, ổn định của tác phẩm theo quan điểm văn hóa truyền thống; Đọc và cân nhắc chiều hướng định giá giữa lịch sử tiếp nhận và tiếp nhận cá nhân trên nền tảng văn hóa hiện đại.

Dạy đọc hiểu là dạy học sinh cách đọc ra nội dung trong những mối quan hệ ngày càng bao quát trọn vẹn văn bản. Khi đọc, lí trí, tình cảm và sức tưởng tượng được vận dụng đồng thời. Điều đó được thực hiện thường xuyên theo một hệ thống giữa đọc và phân tích, đánh giá, luyện tập. Đọc văn là quá trình thử thách năng lực đọc chính xác, hiểu cặn kẽ những điều đã đọc với năng lực truyền đạt những ý nghĩa riêng của tác phẩm. Đọc văn có nghĩa là chuyển đổi tác phẩm nghệ thuật thành vũ trụ tình cảm và cảm xúc thẩm mĩ trong tư duy hình tượng thành của riêng mình. Có thể nói, đọc văn thực sự là một khoa học và nghệ thuật của tư duy ngôn ngữ, là lao động và sáng tạo. Như vậy, tạo sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát triển năng lực và kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học cho học sinh trong nhà trường phổ thông là nhiệm vụ cơ bản của giáo viên Ngữ văn.

2.2. Định hƣớng học sinh cách thức đọc hiểu tác phẩm văn học nƣớc ngoài

Việc dạy học tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường phổ thông từ trước đến nay chưa bao giờ là việc dễ dàng. Đó quả thực là một thách thức rất lớn đối với những người giáo viên phổ thông. Thách thức này đến từ nhiều lí do: lí do về khoảng cách địa lí, khoảng cách ngôn ngữ, khoảng cách văn hóa...; lí do về chương trình học (như học theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” thời lượng dành cho chương trình ít ỏi, chỉ học đoạn trích chứ không học toàn bộ tác phẩm, chưa coi trọng việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn học nước ngoài...). Khắc phục những khó khăn thách thức này không thể chỉ ngày một ngày hai mà cần đến cả một quá trình với những thay đổi lớn từ nhiều phía. Song, đối với mỗi người giáo viên đứng lớp có năng lực và tâm huyết thì có lẽ cần tự đặt ra phương hướng khắc phục từ chính bản thân. Muốn vậy, chỉ có thể dựa vào sự nỗ lực tìm tòi về kiến thức và phương pháp cho bản thân để có thể có những định hướng tốt nhất cho học sinh mình trong việc học văn học nước ngoài.

Với những trăn trở như trên, cá nhân tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến về việc định hướng học sinh cách đọc hiểu tác phẩm văn học nước ngoài trên cơ sở đã tham khảo, học hỏi cách dạy của các đồng nghiệp đi trước và một số tài liệu định hướng dạy học văn học nước ngoài như sau:

2.2.1. Đọc hiểu tác phẩm VHNN qua bản dịch (dịch nghĩa, dịch thơ) nhưng phải đảm bảo tinh thần, giá trị nguyên tác

Văn bản văn học là trung tâm của mọi hoạt động tiếp nhận. Vì vậy, muốn học tốt thì phải trực tiếp tiếp xúc với văn bản. Tuy nhiên, việc học VHNN thực tế vô cùng bất cập khi không thể tiếp nhận trực tiếp tác phẩm từ nguyên bản (vì rào cản ngôn ngữ), đặc biệt là phân tích thơ mà qua bản dịch là việc làm rất khó khăn, thậm chí là quá sức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vậy, muốn hướng đến tinh thần nguyên tác thì bản thân giáo viên (GV) phải cùng đồng hành với học sinh và định hướng tốt học sinh về việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm, tác giả qua nhiều nguồn tài liệu. Điều này cần một sự đam mê và nỗ lực lớn của cả thầy lẫn trò, bên cạnh đó cũng còn có sự chi phối của yếu tố thời gian.

2.2.2. Đọc hiểu tác phẩm VHNN đảm bảo đặc trưng văn hóa, hướng tới tính dân tộc và tính nhân loại

Đặc trưng VHNN không chỉ là sự khác biệt về ngôn ngữ mà còn là một khoảng cách rộng lớn về thời gian và không gian. Đó là khoảng cách văn hóa. Người Việt không phải ai cũng hiểu được thấu đáo về văn hóa bản xứ, huống gì văn hóa nước ngoài. Đó thực sự là cả một thách đố lớn đối với bất cứ ai. Mỗi tác phẩm văn học đều được sáng tạo trên một cơ tầng văn hóa, và chịu sự tác động của những quy luật tự nhiên và xã hội cho nên tác phẩm văn học vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính nhân loại.

Như vậy, người giáo viên khi dạy học tác phẩm văn học nước ngoái trong nhà trường nhất thiết phải có định hướng đúng cho học sinh trong quá trình tiếp nhận. Đó là đọc hiểu văn bản tác phẩm VHNN đảm bảo đặc trưng văn hóa, hướng tới tính dân tộc và tính nhân loại. Muốn thế, cần định hướng học sinh đặt tác phẩm vào hoàn cảnh mà nó ra đời. Tức là phải tìm hiểu về đặc điểm thời đại, hoàn cảnh sáng tác, tập tục xã hội, tâm lý, quan niệm đạo đức thẩm mỹ của dân tộc,… Chỉ có như vậy mới có thể tiếp nhận được đúng tinh thần của văn bản.

2.2.3. Đọc hiểu tác phẩm VHNN theo đúng đặc trưng thể loại

Thể loại văn học là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm, tác phẩm văn học nào cũng có một hình thức thể nhất định (thể thức cấu tạo, thể thức ngôn từ…). Tác phẩm văn chương nào cũng thuộc về một loại nhất định và quan trọng là có một thể nhất định. Mỗi thể loại lại có một đặc thù về hình thức và một đặc thù về nội dung.

Như thế, dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại tức là hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản, khai thác văn bản từ những nét đặc thù của thể loại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đây là nguyên tắc chung khi chúng ta tìm hiểu bất kỳ tác phẩm văn học nào. Người giáo viên khi dạy học VHNN càng phải đáng lưu ý. Bởi đặc trưng thi pháp của từng thể loại tác phẩm là khác nhau. Hơn nữa, cùng là một thể loại nhưng tác phẩm của mỗi quốc gia lại có những đặc trưng thi pháp riêng phù hợp với tư duy chung của quốc gia đó. Cùng là thơ, nhưng thơ Đường thì thường theo cấu trúc đề, thực, luận, kết hoặc khai, thừa, chuyển, hợp, theo niêm luật, cấu tứ, bút pháp… khác hẳn với đặc trưng thơ Hai-cư là yếu tố mùa (quý ngữ), kết cấu riêng và cảm thức mĩ học độc đáo: sabi (tịch liêu, vắng lặng), wabi (đơn sơ giản trạch), aware (bi ai, buồn vắng, hoài niệm), karumi (thanh

thoát, nhẹ rỗng, trống không ), yugen (u huyền, trầm tư),…

Tóm lại, khi dạy học tác phẩm văn chương nói chung và dạy học tác phẩm văn học nước ngoài nói riêng, điều cốt yếu là giáo viên phải định hướng được cho học sinh việc đọc hiểu tác phẩm theo đúng đặc trưng thể loại. Chỉ như thế mới giúp học sinh có thể chiếm lĩnh tác phẩm một cách dễ dàng và khoa học hơn.

Việc dạy học tác phẩm theo đúng đặc trưng thể loại còn giúp học sinh không chỉ học một biết một. Đó chính là cách người giáo viên định hướng học sinh từ việc khám phá một tác phẩm văn chương cụ thể, học sinh vận dụng kiến thức về thể loại đó để tự mình khám phá được nhiều tác phẩm khác không có trong chương trình học. Đồng thời hình thành ở các em kiến thức cơ bản về đặc điểm thể loại trong những bước đầu của hoạt động nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật.

2.2.4. Đọc hiểu tác phẩm VHNN theo tinh thần tích hợp

Dạy học theo hướng tích hợp hiện nay đang là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.

Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.” [3, tr27].

Dạy học TPVC theo quan điểm tích hợp đòi hỏi phải biến giờ “giảng văn” thành giờ dạy kĩ năng đọc hiểu cho HS, hướng tới làm cho các em có năng lực đọc hiểu bất kì văn bản nào. Khái niệm đọc hiểu là một trong những khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc dạy học TPVC ở THPT theo quan điểm tích hợp, là một trong những năng lực tối thiểu cần hình thành và phát triển cho HS. Khái niệm đọc hiểu nói lên hoạt động của HS phải được thay thế cho khái niệm giảng văn chỉ nói lên hoạt động của người thầy theo quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm”. Dĩ nhiên ở đây không hề triệt tiêu yếu tố “giảng” của người

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm để dạy học thơ hai cư trong chương trình ngữ văn 10 nâng cao ở THPT (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)