7. Cấu trúc luận văn
1.1.2. Thơ hai-cư của nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô và nhà thơ Yô-sa Bu-son
1.1.2.1. Thơ Hai-cư của Ma-su-ô Ba-sô
Nói đến Ba-sô là nói đến bậc thầy thơ hai-cư lỗi lạc. Từ renga (liên ca), một thể thơ dài với nội dung trào lộng dung tục tầm thường, Ba-sô đã sáng tạo nên một thể thơ nổi tiếng trên toàn thế giới. Sức lan tỏa của thơ hai-cư không chỉ bởi sự cô đọng, hàm súc vào bậc nhất mà còn vì vẻ đẹp tinh tế, sâu lắng, sự đa nghĩa không ngờ ẩn trong 17 âm tiết.
Do ảnh hưởng của tư tưởng Thiền tông trong nhận thức cuộc sống nên thơ hai-cư của Ma-su-ô Ba-sô thể hiện những cảm thức thẩm mỹ khác nhau như là: Sabi (tịch lặng), Wabi (đơn sơ), Yugen (u huyền) và Karumi (nhẹ nhàng).
Ba-sô là người đem lại sức sống bất tuyệt cho thơ hai-cư, trở thành đạo sư của dòng thơ lừng lẫy này không chỉ ở Nhật Bản mà trên khắp thế giới. Và ông được xưng tụng: “Nước Nhật sinh ra cùng với Ba-sô vào năm 1944. Ông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.1.2.2. Thơ Hai-cư của Yô-sa Bu-son
Tuy Bu-son không phải là người “phá rừng mở núi” để đưa Hai-cư lên hàng nghệ thuật cao quí, nhưng ông có công “dọn dẹp gai cỏ”, làm phong phú đa dạng và tươi mới Hai-cư để thể thơ này tiếp tục phát triển và tỏa sáng.
Bu-son có một gia tài thơ đồ sộ về mùa xuân với hơn 2000 bài thơ. Điều đó đã đưa ông lên vị trí “nhà thơ của mùa xuân” trên thi đàn Nhật Bản. Thơ hai-cư về mùa xuân của Bu-son không chỉ là những khoảnh khắc bừng sáng của thiên nhiên mà ẩn hiện trong đó là sự rung cảm tinh tế và huyền diệu trong tâm hồn nhà thơ. Đó là những đối tượng thẩm mỹ hết sức nhân bản, cái đẹp thể hiện trong sự hòa phối nhịp nhàng giữa con người và thiên nhiên. Yô-sa Bu-son đã đem đến cho hai-cư những gam màu mới, lãng mạn, quyến rũ và đầy tính nhân bản. Ông như người nghệ sĩ cất lên những khúc hoan ca về mùa xuân.
Dưới cảm niệm sự vật vừa bằng con mắt của người họa sĩ vừa bằng những liên tưởng phong phú của một nhà thơ, Bu-son đã tạo được cho mình một phong cách sáng tác cực kì độc đáo, đó là phong cách “haiga” (bài họa - thơ tranh). Bu-son đã sáng tác hàng ngàn bài thơ, gần phân nửa là thơ tranh với chủ trương người nghệ sĩ phải có tai nghe thính nhạy, mắt nhìn thông suốt và một tâm cảm sâu đậm để “thu” và “phát” những tín hiệu về cuộc sống, về thế giới. Giống như Ezra Pound đã nói “nghệ sĩ là ăng-ten của loài người”. Các bài thơ của ông có những nét độc đáo, kết hợp tinh tế giữa biểu hiện của hội họa với chất gợi tưởng của thi ca, giữa cái đẹp của ngôn từ và cái đẹp của hình ảnh. Nhờ đó, thơ hai-cư của Bu-son luôn đi sâu diễn tả cốt lõi, thực chất của sự vật bằng những vần thơ hoa lệ, lãng mạn bay bổng tuyệt vời.
Có thể nói, với sự nghiệp sáng tác của mình, Bu-son đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người hậu thế trong vai trò tiếp bước người khai sinh vĩ đại Ma-su-ô Ba-sô. Và nếu như R.H.Blyth đã khẳng định rằng: “Nước Nhật
sinh ra cùng thời với Ba-sô vào năm 1644. Ông chính là người sáng tạo ra linh hồn Nhật Bản” [37] thì chúng ta cũng có thể nói rằng linh hồn Nhật Bản đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.1.3.3. Thâm trầm, cổ điển trong thơ hai-cư của Ma-su-ô Ba-sô và và cách tân tươi mới trong thơ hai-cư của Yô-sa Bu-son
Ma-su-ô Ba-sô và Yô-sa Bu-son là hai đại diện tiêu biểu, hai cột trụ của thơ hai-cư. Khi sáng tác thơ hai-cư, tất nhiên cả hai nhà thơ đều tôn trọng những đặc điểm cơ bản làm nên nét độc đáo và giá trị của thơ hai-cư như: dung lượng cực kì ngắn gọn; đề tài ưa chuộng là những sự vật nho nhỏ, bình dị mà ẩn chứa đằng sau đó sự mênh mông, hùng vĩ và huyền diệu của cuộc đời, của lòng người; bài thơ nào cũng có quý ngữ (từ chỉ mùa),...
Song, đây cũng là hai nhà thơ có phong cách đối lập khi sáng tác thơ hai- cư. Ba-sô, vị thi sĩ- thiền sư với những vần thơ đượm chất Thiền. Bu-son lại là nhà thơ với những xúc cảm tươi tắn, gắn kết thơ với họa. Có một Ba-sô thâm trầm, thanh đạm mà sâu thẳm thì cũng có một Bu-son tươi trẻ, lóng lánh sắc màu. Trong thơ Ba-sô, ta nhận thấy một tình yêu sâu nặng với mùa thu. Mùa thu trong thơ ông đẹp nhưng thấm đượm nỗi buồn xa vắng, thanh tịnh đậm màu Thiền. Trong thơ Bu-son lại là mùa xuân rạo rực nhựa sống, đầy ắp những thú vui trần gian. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên người phương Tây khi nhắc đến Ba-sô liên tưởng ngay đến hình ảnh cây chuối nhạy cảm lắng nghe hiu hắt buồn thu, còn nhắc tới Bu-son lại liên tưởng đến những cánh bướm rập rờn hoa cỏ mùa xuân.
Nhà nghiên cứu Harold G. Henderson đã từng nhận xét: "Ba-sô thì hiền
hòa, minh triết và huyền ẩn, còn Bu-son thì thông minh, đa diện và tài tình” [36,tr60]. Và với những đóng góp độc đáo của mình, hai nhà thơ Ba-sô và
Bu-son đã làm cho gương mặt thơ hai-cư thêm phong phú, góp phần khẳng định giá trị vững chắc của thơ hai-cư trong nền văn học Nhật Bản nói riêng và văn học nhân loại nói chung.