7. Cấu trúc luận văn
3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm
- Người thực hiện đề tài thiết kế giáo án về bài học theo đề tài đã đưa ra để dạy thực nghiệm.
Tiết 61: Đọc văn
THƠ HAI-CƢ
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Bước đầu làm quen với thơ hai-cư, thể loại thơ truyền thống của Nhật . - Hiểu được ý nghĩa nhân văn và cảm thức mĩ học của những bài thơ hai- cư của Ba-sô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
b. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản dịch thơ nước ngoài (Sử dụng phương pháp đọc hiểu để chiếm lĩnh được mối quan hệ ý nghĩa giữa ba tầng cấu trúc của thơ hai-cư).
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: kĩ năng hợp tác, thảo luận nhóm, giao tiếp trình bày vấn đề.
c. Thái độ
- Qua bài học, học sinh biết trân trọng một thể thơ độc đáo làm nên nét đẹp văn hóa đặc sắc của Nhật bản; Trân trọng những đóng góp lớn lao nhà thơ tiêu biểu Ba-sô với phong cách và cá tính sáng tạo độc đáo; Hình thành tình cảm cộng thông, khoan dung đối với đất nước và con người Nhật Bản.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Giáo viên
- Bài soạn, Sgv, phiếu học tập, Tài liệu Chuẩn KTKN - Máy tính, Máy chiếu projector.
b. Học sinh
- Vở ghi, SGK, vở soạn - Bảng phụ học tập
3. Tiến trình dạy học a. Hoạt động 1:
- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị nội dung đã giao về nhà của các nhóm.
- Giới thiệu bài mới:
GV đưa ra một số hình ảnh giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa của người Nhật: Trà đạo, kiếm đạo, kịch Nô rồi yêu cầu HS phát hiện và trình bày những hiểu biết của mình. Từ đó GV giới thiệu, dẫn dắt đến 1 nét đẹp nữa của văn hóa, văn học Nhật bản, một thể thơ được coi là quốc thi của Nhật: Thơ hai- cư. Và ở tiết học này, HS sẽ được đến với bậc thầy thơ hai-cư: Ba-sô qua một số bài thơ tiêu biểu của ông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Công bố mục tiêu bài học (GV công bố trên máy chiếu). b. Hoạt động 2: Dạy học nội dung bài mới
b1. Tìm hiểu chung 1. Thơ hai-cƣ
* GV gợi dẫn: Yêu cầu HS dựa vào phần tiểu dẫn, tri thức đọc hiểu và bằng hiểu biết của mình, trình bày những nét khái quát về thơ hai-cư.
* GV khái quát về thơ hai-cư (Chốt trên máy chiếu) Hai-cư là thể loại thơ ca truyền thống Nhật Bản.
- Về hình thức: ngắn gọn (hình thức “nhỏ nhắn” nhất thế giới); kết cấu bỏ lửng; không chú trọng vần điệu, nhịp điệu...
- Về nội dung: hàm súc, cô đọng
+ Chứa quý ngữ (phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm trạng con người trước thiên nhiên).
+ Đậm chất Thiền, thể hiện cảm thức thẩm mĩ độc đáo (chất sa-bi, ca-ru-mi…)
2. Thơ hai-cƣ của Ma-su-ô Ba-sô
* GV hỏi: Hãy nêu những nét khái quát về Ma-su-ô Ba-sô?
* HS trả lời. GV nhận xét, mở rộng và chốt kiến thức (trên máy chiếu)
2.1. Vài nét về Ma-su-ô Ba-sô(1644- 1694)
- Q/hương: U-ê-nô, xứ I-ga (nay: tỉnh Mi-ê) - Gia đình: võ sĩ cấp thấp.
- Con người: tài hoa, ưa lãng du.
- Sự nghiệp: Sáng tác nhiều thơ ca, nhật kí, bút kí. 2.2. Thơ hai-cư của Ma-su-ô Ba-sô
- Là người cách tân thơ hai-cư, là bậc thầy về thơ hai-cư. - Thơ hai-cư của Ba-sô đậm chất Thiền.
=> Ba-sô được xưng tụng: “Nước Nhật sinh ra cùng với Ba-sô vào năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
b2, Đọc hiểu thơ hai-cƣ của Ba-sô.
* GV hướng dẫn HS phương pháp đọc văn bản.
- Gọi 1, 2 HS đọc 3 bài thơ hai-cư của Ba-sô (đọc chậm, rõ, chính xác, giọng trầm lắng, đặc biệt chú ý khoảng lặng giữa các câu thơ)
- GV gợi dẫn HS: Trình bày cảm nhận ban đầu sau khi đọc ba bài thơ của
Ba-sô? (Chú ý HS cảm nhận trong sự đối sánh với các thể thơ khác đã học về nội dung và hình thức nghệ thuật)
+ Nội dung: Đề cập đến những hình ảnh, sự việc gần gũi, chân thực; nhân vật trữ tình vắng bóng (đứng ngoài các sự kiện).
+ Hình thức: Các bài thơ đều rất ngắn, không có nhan đề (nhà thơ chưa định danh cho nó); có thể hình dung bài thơ như một bức tranh có nhiều trống khuyết (do kết cấu bỏ lửng) cần đi sâu khám phá; bài thơ không có vần, nhịp điệu như các thể thơ khác đã học.
- GV gợi dẫn: Từ cảm nhận ban đầu ấy, em thấy để hiểu thơ hai-cư, cần
có cách thức đọc như thế nào?
- HS trả lời. GV chốt:
+ Thơ hai-cư không giống các thể thơ khác. Bài thơ đọc lên nghe như một câu văn xuôi, thậm chí tưởng như các hình ảnh không hề có sự liên kết với nhau. Bởi vậy, có thể đọc chính xác mà khó đọc diễn cảm.
+ Không chỉ đọc 1,2 lần đã có thể hiểu được, cần vận dụng phương pháp đọc kĩ, đọc sâu, đọc sáng tạo trong suốt quá trình tìm hiểu để khám phá mối quan hệ ý nghĩa giữa các tầng cấu trúc của văn bản.
* GV chú ý HS vấn đề dịch thơ:
Việc dịch thơ có khi không thể chính xác từng câu từng chữ. Nhưng điều quan trọng của việc dịch là thâu tóm được "linh hồn" tác phẩm. Như vậy, cần có cách tìm hiểu tương ứng. Với thơ hai-cư, để hiểu thấu đáo linh hồn của nó, cần đến sự cảm nhận bằng cả tâm hồn ("lấy hồn tôi để hiểu hồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* GV định hướng cho HS về cách tìm hiểu thơ hai-cư (trên máy chiếu)
- Hướng tìm hiểu: Theo đặc trưng thể loại.
+ Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời (Chú ý các chú thích trong SGK. Đó có thể
chính là hoàn cảnh ra đời bài thơ).
+ Đọc hiểu tầng cấu trúc ngôn ngữ: Xác định quý ngữ và những hình ảnh, âm thanh xuất hiện trong bài
+ Đọc hiểu tầng cấu trúc hình tượng: Vận dụng liên tưởng, tưởng tượng để nắm được cấu trúc nội tại, tức là mối quan hệ giữa quý ngữ, hình ảnh, âm thanh, giữa cái bộ phận và cái toàn thể, cái hiển hiện và cái còn ẩn giấu đằng sau kết cấu bỏ lửng (trống không) của thơ hai-cư.
+ Đọc hiểu tầng cấu trúc tư tưởng và ý vị nhân sinh: Mở rộng liên tưởng, khơi gợi cảm xúc và kí ức để khám phá khoảnh khắc đốn ngộ (những triết lí sống bất ngờ vút lên từ chính trí tuệ, cảm xúc của con người)
(Đồng thời, ở mỗi bài thơ cụ thể, giáo viên có thêm một số câu hỏi gợi dẫn để HS phát hiện những nét riêng độc đáo của từng bài. Những gợi dẫn được in vào phiếu học tập phát cho các nhóm).
- Phương pháp tìm hiểu: hoạt động nhóm kết hợp với các phương pháp khác trong dạy học (giảng bình, gợi tìm...)
* GV cho tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
- Thời gian: 7 phút - Chia 6 nhóm nhỏ,
- 2 nhóm thảo luận 1 bài thơ. (Mỗi bài thơ, GV có những gợi dẫn cụ thể bằng các câu hỏi được chiếu trên máy để các nhóm thảo luận khám phá bài thơ).
- GV phát cho các nhóm một phiếu theo dõi, đánh giá ý thức và năng lực từng thành viên trong nhóm. Các nhóm cử trưởng nhóm bao quát cả nhóm, thư kí và thảo luận trả lời yêu cầu được phân công vào bảng phụ. Trong quá trình thảo luận, giáo viên theo dõi từng nhóm và có những gợi dẫn cụ thể để HS đọc hiểu văn bản đạt kết quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hết thời gian, các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận và nộp phiếu nhận xét đánh giá ý thức và năng lực hoạt động hợp tác của thành viên trong nhóm. Các nhóm có nội dung thảo luận giống nhau nhận xét, bổ sung kiến thức cho nhau. Cuối cùng, GV nhận xét hoạt động thảo luận của học sinh và kiến thức đạt được. Cuối cùng, giáo viên bình giảng mở rộng rồi chốt kiến thức và cho học sinh ghi bài vào vở.
* Nội dung chính:
1. Bài thơ hai-cƣ 1 của Ba-sô (Nhóm 1 + 3)
Gợi dẫn 1: Xác định hoàn cảnh sáng tác, quý ngữ, hình ảnh xuất hiện trong bài thơ?
Gợi dẫn 2: Chỉ bằng vài nét chấm phá, bài thơ đã được hoàn thành. Vậy làm thế nào để có thể thấy được hình tượng và cảm nhận được ý nghĩa hình tượng được thể hiện trong bài thơ?
Gợi dẫn 3: Cảm thức thẩm mĩ của bài thơ được thể hiện ra sao? Cảm thức ấy cho thấy ý vị nhân sinh được thể hiện như thế nào?
Gợi dẫn 4: Tác giả đã dùng cách nào để tạo ra tính hàm súc của bài thơ?
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1679 (mở đầu cho phong cách riêng của Ba- sô và đánh dấu bước chuyển biến mới của thơ hai-cư).
- Quý ngữ: Chiều thu
- Hình ảnh: gồm 2 nét chấm phá + Cành khô: khẳng khiu, gầy guộc.
+ Chim quạ: Màu đen, thường xuất hiện cùng với sự chết chóc.
- Hai hình ảnh trong bài có sự cộng hưởng, liên kết chặt chẽ và có ý nghĩa: + Thông báo về thời gian.
+ gợi ấn tượng về một “chiều thu” sâu thẳm, u buồn, cô tịch. + Hé mở tâm hồn thi nhân.
Thi nhân đã nhìn thấy và cảm nhận được sự vật tự bộc lộ một cách kì diệu. Chất sa-bi (cảm thức mĩ học đậm chất Thiền) được thể hiện đầy đủ bức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tranh chiều thu cô tịch và tâm hồn tĩnh lặng, u buồn nhưng không bi lụy. Từ đó, thi nhân bộc lộ niềm khao khát giao hòa với thiên nhiên vạn vật.
(Lưu ý: Đây chính là chỗ trống không đằng sau kết cấu bỏ lửng của thơ hai-cư mà chúng ta phải khám phá và lấp đầy).
- Nghệ thuật: dùng bút pháp chấm phá theo kiểu vẽ tranh thủy mặc, lựa chọn hình ảnh có tính gợi hình, biểu cảm cao (cành khô, chim quạ) tạo nên tính cô đọng hàm súc cao độ của bài thơ.
2. Bài thơ hai-cƣ 2 của Ba-sô (Nhóm 2 + 5)
Gợi dẫn 1: Xác định hoàn cảnh sáng tác, quý ngữ, hình ảnh, âm thanh xuất hiện trong bài thơ?
Gợi dẫn 2: Em biết gì về hoa anh đào trong tâm thức người Nhật? Việc tác giả không xác định chính xác âm thanh tiếng chuông vọng lại từ đền nào gợi lên cảm xúc gì?
Gợi dẫn 3: Hình ảnh và âm thanh trong bài có mối liên hệ như thế nào? Qua đó khơi gợi cảm xúc và thể hiện tư tưởng, giá trị nhân sinh gì?
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong túp lều của Ba-sô trên sông Xư-mi-đa, phía dưới A-sa-cư-sa chừng một dặm, từ đây có thể nhìn thấy hoa anh đào ở hai nơi và ít nhất cũng mơ hồ nghe tiếng chuông ngân vọng.
- Hình ảnh: Hoa đào (hoa anh đào) -> Quý ngữ (Hoa anh đào được coi là
hoa của các loài hoa, là biểu tượng của mùa xuân, cũng là biểu tượng tâm hồn và sinh hoạt văn hoá của người Nhật; tượng trưng cho sức sống và tinh thần hoà hợp của người Nhật).
- Âm thanh: tiếng chuông vang vọng từ đền chùa vào lúc hoàng hôn (gợi
âm hưởng của chốn thanh tịnh, an bần lạc đạo).
Hoa đào như áng mây xa, tiếng chuông không xác định rõ ở đền nào. Đó là bởi hình ảnh và âm thanh đã hòa quyện trong tâm thức con người, gợi cảm xúc mơ hồ, bâng khuâng không cụ thể: có mà như không, không mà đang hiện hữu quanh ta, ở trong ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
=> Bài thơ mang phong vị “thiền” không chỉ bởi tiếng chuông từ đền vọng lại mà chính bởi những nỗi niềm tâm tư sâu kín trong tâm hồn con người.
Bài thơ hai-cƣ 3 của Ba-sô (Nhóm 4 + 6)
Gợi dẫn 1: Xác định hoàn cảnh sáng tác, quý ngữ, hình ảnh, âm thanh xuất hiện trong bài thơ?
Gợi dẫn 2: Theo em, tại sao nhà thơ lại đặt hình ảnh "cây chuối trong gió thu" và âm thanh "tiếng mưa tí tách" để thể hiện tiếng đêm? Qua đó gợi ra ấn tượng về "tiếng đêm" như thế nào?
Gợi dẫn 3: Hình ảnh và âm thanh trong bài có mối liên hệ như thế nào? Qua đó khơi gợi cảm xúc và thể hiện tư tưởng, giá trị nhân sinh gì?
- Hoàn cảnh sáng tác: Ba-sô về Phu-ca-oa-ga sống trong một túp lều, bên cạnh trồng một cây chuối cảnh. Từ đó ông lấy bút danh Ba-sô (Âm Hán-Việt là "ba tiêu": cây chuối).
(GV bình giảng mở rộng: Đây là bút danh thứ ba của Ba-sô. Xuất phát từ
việc ông được 1 đệ tử mang đến cho một cây chuối. Ngay lập tức, ông say mê nó. Ông từng viết "Tôi thích được ngồi dưới gốc cây chuối của tôi và lắng nghe thanh âm của gió, của mưa vang lên phía trên tàu lá...". Sau đó, các đệ tử của Ba-sô gọi nơi ẩn cư quạnh vắng của ông là Ba-sô-an hay Am Ba Tiêu...).
- Quý ngữ: Gió thu
- Hình ảnh: Cây chuối (biểu tượng cho tính nhạy cảm, sự trong sáng. Phật
giáo coi cây chuối là biểu tượng của sự mỏng manh không ổn định của vạn vật. Nhà thơ chọn cây chuối để ví thân phận mình cũng từng bị cuộc sống xô đẩy tả tơi chẳng khác nào cây chuối dưới gió mưa lay lắt trong đêm thu này).
- Âm thanh: Tiếng mưa rơi tí tách + tiếng đêm
-> Khác bài 1 tả chiều thu bằng hình ảnh, bài thơ gợi tả bức tranh thu bằng âm thanh, đi từ hữu thanh đến vô thanh (tiếng cây chuối trong gió, tiếng mưa - tiếng đêm); vận dụng thị giác, thính giác và cả liên tưởng để cảm nhận trọn vẹn "tiếng đêm". Đó là: âm thanh của tự nhiên đều đều, buồn buồn; cũng là tiếng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 81 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lòng thi nhân rất tinh tế, nhạy cảm trước những rung động mong manh của tạo vật và luôn rộng mở để chan hoà vào thiên nhiên.
Cùng ý này, Bạch Cư Dị có bài Mưa đêm, có câu:
Cách song tư dạ vũ, Ba tiêu tiên hữu thanh.
(Tản Đà dịch: Cách song đêm biết mưa sa,
Tiếng nghe lộp bộp như là tàu tiêu.)
- Nghệ thuật: Bút pháp lấy động tả tĩnh; hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. => Bài thơ bộc lộ cảm thức thẩm mĩ sa-bi qua nỗi niềm cô tịch và sự hoà hợp thanh khiết của tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên.
c. Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
* GV tổng kết những nội dung khái quát qua câu hỏi gợi dẫn: Qua các bài thơ hai-cư của Ba-sô, em khái quát được điều gì (về những nét riêng của
từng bài và điểm chung của các bài thơ hai-cư của Ba-sô)?
* HS trả lời. GV nhận xét, nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học.
- Ba bài thơ, hai bài về mùa thu (bài 1+3), một bài về mùa xuân (Bài 2). Mỗi bài thơ là một nét vẽ thần tình, độc đáo, không trùng lặp, tạo nên phong cách nghệ thuật thơ hai-cư đỉnh cao của Ba-sô.
- Ba bài thơ của Ba-sô cũng thể hiện tình cảm gắn bó, tình yêu tha thiết với quê hương qua tình yêu thiên nhiên, khao khát được hòa nhập với thiên nhiên.
- Thơ hai- cư của Ba-sô thấm nhuần triết lí sống và cảm xúc Thiền. - Đặc điểm thơ hai-cư nói chung thể hiện rõ qua các thi phẩm của Ba-sô.
d. Hoạt động 4: Hƣớng dẫn tự học ở nhà