7. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Đọc hiểu tác phẩm VHNN theo tinh thần tích hợp
Dạy học theo hướng tích hợp hiện nay đang là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.” [3, tr27].
Dạy học TPVC theo quan điểm tích hợp đòi hỏi phải biến giờ “giảng văn” thành giờ dạy kĩ năng đọc hiểu cho HS, hướng tới làm cho các em có năng lực đọc hiểu bất kì văn bản nào. Khái niệm đọc hiểu là một trong những khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc dạy học TPVC ở THPT theo quan điểm tích hợp, là một trong những năng lực tối thiểu cần hình thành và phát triển cho HS. Khái niệm đọc hiểu nói lên hoạt động của HS phải được thay thế cho khái niệm giảng văn chỉ nói lên hoạt động của người thầy theo quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm”. Dĩ nhiên ở đây không hề triệt tiêu yếu tố “giảng” của người thầy, một yếu tố vốn có vai trò kích thích hứng thú đọc hiểu cho HS nếu được sử dụng thích đáng, mà là để nhấn mạnh hoạt động đọc hiểu của trò, được coi là hoạt động trung tâm của quá trình dạy học TPVC. Hoạt động đọc hiểu trong nhà trường phải được thiết kế và thực hiện theo một trình tự qua các giai đoạn và ở những mức độ khác nhau: từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ đọc tích luỹ đến đọc hiểu, từ đọc đánh giá đến đọc sáng tạo... Dạy đọc hiểu TPVC cần chú trọng hình thành cho HS cách đọc có phương pháp, phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ trực tiếp, khơi gợi tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo, liên tưởng hình tượng và liên tưởng ý niệm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ tinh tế, nhanh nhạy, phát triển năng lực tư duy, cắt nghĩa, khái quát, tránh suy diễn máy móc tuỳ tiện, xuyên tạc dung tục, mô phỏng sáo mòn hời hợt, thiếu màu sắc chủ quan, cá tính sáng tạo.
Những vấn đề về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tích hợp nói chung ở trên cũng phù hợp với việc dạy học tác phẩm văn học nước ngoài. Dạy học VHNN không chỉ là dạy cho học sinh những kiến thức về VHNN. Đồng thời với việc định hướng học sinh tiếp nhận kiến thức, người giáo viên cần thiết phải chú trọng đến việc định hướng học sinh tích hợp tri thức với những phân môn khác của bộ môn Ngữ văn như Tiếng Việt, Làm văn và tích hợp với những bộ môn khác; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 60 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập, bộc lộ thái độ riêng trước những vấn đề về văn học và đời sống, tránh lối nói, viết sáo rỗng, sao chép...
2.3. Định hƣớng học sinh đọc hiểu thơ Hai-cƣ theo phƣơng pháp hoạt động nhóm
2.3.1. Khái quát về phương pháp hoạt động nhóm
2.3.1.1. Là một trong nhóm phương pháp dạy học tích cực
Trên con đường chiếm lĩnh tri thức, cần phải lựa chọn được phương pháp dạy học tích cực phù hợp với từng nội dung, kiểu bài.
Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó.
Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện nhất định nhằm đạt được mục đích dạy học. Mục đích dạy học của chúng ta hiện nay là nhằm phát triển được năng lực của cá nhân học sinh. Muốn vậy, một yêu cầu đối với người giáo viên là cần lựa chọn được những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Nói như vậy không có nghĩa là coi nhẹ vai trò của người giáo viên. Trái lại, việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi ở người giáo viên trình độ lành nghề, óc sáng tạo, khả năng tổ chức linh hoạt để hoàn thành tốt vai trò là người khởi xướng, động viên, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn, cố vấn. Theo yêu cầu nói trên, người cần được đào tạo và tự trau dồi để có tri thức liên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử linh hoạt, biết sử dụng thành thạo các phương tiện nghe nhìn, có thể định hướng sự phát triển của học sinh nhưng cũng biết đảm bảo sự tự so của học sinh trong hoạt động học tập.
Phương pháp tích cực cũng đòi hỏi có đủ những phương tiện thiết bị dạy học cần thiết để học sinh thao tác trực tiếp. Hình thức tổ chức lớp cần thay đổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 61 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
linh hoạt. Không khí yên lặng, trật tự của lớp học truyền thống sẽ được thay đổi bằng hoạt động trao đổi, tranh luận sôi nổi của học sinh, bằng những hoạt động cuốn hút của các nhóm tìm tòi, nghiên cứu.
Một trong những phương pháp dạy học tích cực đó là phương hoạt động nhóm.
2.3.1.2. Đặc điểm của phương pháp hoạt động nhóm
Dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm là việc giáo viên sử dụng hình thức dạy học hợp tác và cách thức tổ chức hoạt động thảo luận của học sinh theo nhóm nhằm đạt được mục đích dạy học, nhằm phát triển được năng lực của người học.
Nhóm là một tập thể nhỏ được hình thành để thực hiện một nhiệm vụ học tập nhất định, trong một thời gian nhất định. Tổ chức học tập theo hình thức nhóm và cách thức thảo luận nhóm có thể theo sơ đồ: Hình thành nhóm xây dựng dự án phân công nhiệm vụ, ấn định thời gian thảo luận cá nhân đưa ra ý kiến và cùng thảo luận với nhóm tổng hợp kết quả.
Có nhiều phương thức chia nhóm:
* Thứ nhất: có thể dựa trên tiêu chí số lượng thành viên để chia:
- Nhóm nhỏ gồm 4 - 6 học sinh ngồi gần nhau (bàn trên bàn dưới). Theo cách chia này, học sinh có thể ngồi tại vị trí được sắp xếp ban đầu và chỉ cần quay mặt vào nhau để thảo luận.
- Nhóm lớn từ 7 học sinh trở lên. Khi chia nhóm lớn, có thể học sinh sẽ phải di chuyển chỗ. Như vậy sẽ đòi hỏi thời gian và có thể ảnh hưởng đến việc triển khai và tìm hiểu nội dung bài học, dẫn đến tình trạng “cháy giáo án”.
* Thứ hai: Chia nhóm dựa trên tiêu chí tính chất của các thành viên. - Nhóm ngẫu nhiên: Giáo viên có thể chỉ định bất kỳ học sinh nào trong lớp tạo lập thành nhóm. Đây là cơ hội tốt cho học sinh ngồi xa nhau có dịp gần gũi hiểu biết thêm những thói quen, ngôn ngữ, phong cách thể hiện của các bạn. Chính sự mới lạ có thể là nguồn cảm hứng kích thích học sinh giải bài toán nhận thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhóm tình bạn: Giáo viên công bố số lượng người và cho học sinh tự do tổ hợp thành từng nhóm tuỳ theo sở thích của các em. Các em đã có hiểu biết thân quen nên dễ hợp tác cùng nhau giải bài toán nhận thức nên việc tiến hành thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chia nhóm kiểu này có thể dẫn đến khả năng các em thân quen nhau nên tranh thủ nói chuyện gây ảnh hưởng đến việc học tập (Nếu giáo viên chia nhóm kiểu này cần phải quán triệt và chủ động bám sát quá trình hoạt động của từng nhóm để khắc phục tình trạng trên)
- Nhóm hỗn hợp: Là cách chia nhóm hiện nay đang được rất nhiều giáo viên dạy Ngữ văn áp dụng: nhóm này gồm những em có điều kiện, năng lực khác nhau (thường được chia theo tổ) tạo điều kiện cho các em hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc. Tuy nhiên chia nhóm kiểu này, giáo viên cần thúc đẩy sự hoạt động của mọi thành viên trong nhóm, những em yếu cũng phải tham gia và phải đưa ra được chính kiến của bản thân, tránh việc trông chờ ỷ lại vào những em khá.
Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, có thể sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
2.3.1.3. Cách tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình dạy học
a. Yêu cầu đối với việc tổ chức nhóm * Yêu cầu đối với ngƣời giáo viên.
Giáo viên cần căn cứ vào yêu cầu nội dung bài học để quyết định việc sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, lựa chọn phân nhóm ngẫu nhiên hay có chủ định (phân theo năng lực, phân theo sở thích,…).
Thiết kế nhiệm vụ phân chia vai trò, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra... Sao cho kĩ năng hoạt động nhóm của HS được tốt nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đánh giá kết quả hoạt động nhóm chẳng những dựa vào việc hoàn thành nhiệm vụ và đúng thời gian mà còn phải đánh giá cả sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm, tinh thần hợp tác,...
* Yêu cầu đối với học sinh.
Mỗi thành viên trong nhóm cần tự xác định trách nhiệm cùng mọi người trong nhóm hoạt động tích cực để đạt được mục đích theo tinh thần hợp tác cùng có lợi. Muốn làm điều đó, có một số yêu cầu cụ thể đề ra là:
Cần nhận thức được vai trò lợi ích của nhóm với cá nhân và mối liên hệ giữa các yếu tố này.
Có trách nhiệm trang bị kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết. Đóng góp ý kiến riêng.
Lắng nghe và khai thác các ý kiến đóng góp, đặc biệt các ý kiến mới lạ. Ý thức xây dựng nhóm làm việc hiệu quả
Các thành viên phải tôn trọng và giúp đỡ nhau tạo môi trường làm việc thân thiện và cởi mở.
b. Các bƣớc tổ chức hoạt động nhóm * Bƣớc 1: Xác định mục tiêu dạy học
Trước khi dạy một bài học, GV cần xác định rõ cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ được xác định theo tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT.
* Bƣớc 2: Chuẩn bị thảo luận
Xác định đơn vị kiến thức nào trong giờ học cần thiết phải được tìm hiểu, tiếp nhận theo phương pháp hoạt động nhóm. Giải thích vì sao lại cần thiết sử dụng phương pháp này (Bởi đó thường là những những vấn đề phức tạp, hàm chứa lượng kiến thức lớn đòi hỏi phải có sự hợp tác và phân phối thời gian hợp lí).
Yêu cầu học sinh nghiên cứu trước bài học và chuẩn bị nội dung phát biểu trong nhóm (Hoặc kiểm tra phần chuẩn bị nội dung bài học mà giáo viên đã yêu cầu ở phần Hướng dẫn học bài của giờ học trước).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 64 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, hướng dẫn cách thực hiện, phân bổ thời gian hợp lý.
Ghi lại nội dung yêu cầu các nhóm thảo luận và chỉ dẫn lên bảng hoặc máy chiếu.
* Bƣớc 3: Tiến hành thảo luận
Khi học sinh tiến hành hoạt động, giáo viên chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp thời để mang lại hiệu quả. Muốn vậy khi giám sát hoạt động nhóm, giáo viên cần:
+ Di chuyển, quan sát toàn bộ lớp để giám sát được mọi hoạt động. Không nên tranh thủ làm việc riêng khi học sinh đang thảo luận.
+ Lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ đó giáo viên có thể có những phát hiện thú vị về khả năng đặc biệt của từng em, hướng thảo luận của từng nhóm để điều chỉnh kịp thời.
+ Quan sát để xem có học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động không? Nếu có, giáo viên tìm cách đưa các em vào không khí chung của nhóm.
+ Khuyến khích, gợi ý nếu thật sự cần thiết.
+ Nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng thời gian quy định.
* Bƣớc 4: Kết thúc hoạt động nhóm
Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Có thể trình bày dưới hình thức nói, viết hoặc kết hợp cả hai.
Giáo viên tổ chức cho lớp góp ý: Các thành viên trong lớp phát biểu bổ sung hoặc tranh luận đúng sai và trao đổi ý kiến chung có liên quan tới những gì vừa trình bày.
Giáo viên tóm tắt lại tất cả các đơn vị kiến thức chính và làm rõ bất kì điểm nào còn khác nhau về ý kiến; nhận xét, chốt lại các ý kiến đưa ra định hướng đúng và mới của học sinh về nội dung bài học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hệ thống hóa những kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu đã đặt ra và cho học sinh ghi chép nội dung chính vào vở.
2.3.1.4. Ưu thế và những lưu ý cần thiết của việc sử dụng phương pháp hoạt động nhóm trong dạy học tác phẩm văn chương
Học tập theo phương pháp này, học sinh vừa được quan sát, được tham gia trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân và được lắng nghe nhiều ý kiến về vấn đề cần bàn luận nên các em dễ hiểu, dễ nhớ hơn, cảm thấy hào hứng khi trong sự thành công chung của cả lớp có phần đóng góp của mình.
Lớp học là môi trường giao tiếp giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới.
Phương pháp dạy học này còn cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Tứ đó góp phần hình thành cho học sinh những kỹ năng: kỹ năng phát hiện vấn đề và nắm bắt thông tin; kỹ năng hợp tác tập thể; kỹ năng thương lượng.
Song, cũng cần thừa nhận rằng, việc vận dụng phương pháp trên còn gặp một số khó khăn như: Không gian lớp học và việc bố trí phòng học; thời gian biểu nghiêm ngặt mà nhiệm vụ học tập theo phương pháp hoạt động nhóm lại đòi hỏi linh hoạt về nội dung, tổ chức, thời gian; năng lực định hướng, tổ chức của người giáo viên; việc thể hiện ý kiến phải dựa trên cơ sở tự nguyện nhưng thực tế không phải học sinh nào cũng hưởng ứng…