Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý của ngành

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp tại huyện bác ái, tỉnh ninh thuận (Trang 66 - 69)

Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan phát triển nguồn nhân lực:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách tinh giản biên chế gắn liền với cải cách hành chính; rà soát chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp tổ chức, bố trí nhân lực cho hợp lý

hơn. Thông qua rà soát sắp xếp lại hệ thống tổ chức và bộ máy bên trong mỗi tổ chức cho hợp lý, sắp xếp sử dụng nhân lực theo mô hình 4K (có khiếu, có kỹ năng, có kiến thức, có khoa học).

Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch, nhu cầu thực tế của từng huyện, xã và gắn kết chặt chẽ các khâu trong quy hoạch, đào tạo với bố trí, sử dụng nhân lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành lâm nghiệp trong những năm tới.

Phát triển nhân lực là vấn đề lớn và thực hiện trong thời gian dài, các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. Các doanh nghiệp cần xây dựng quy hoạch và kế hoạch cụ thể, bố trí cán bộ có trình độ và năng lực thực hiện công tác đào tạo phát triển nhân lực thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý.

Thủ trưởng các đơn vị, trưởng các bộ phận chức năng của các huyện, thị cần xác định rõ phát triển nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của ngành, địa phương mình để tập trung chỉ đạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường giữ mối quan hệ công tác, tranh thủ tốt nhất sự ủng hộ của các cơ sở đào tạo lớn và có uy tín trong việc đào tạo nhân lực.

Tóm tắt chương 3.

Trên cơ sở nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận; những nhân tố tác động và dự báo cung cầu lao động ngành lâm nghiệp huyện Bác Ái đến năm 2020; tác giả đề xuất 06 nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp như sau:

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển nhân lực khu vực nông – lâm – ngư đối quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Bác Ái; Đổi mới công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực của ngành; Tăng cường công tác đào tạo nghề, đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa; Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài; Các chính sách hỗ trợ khác; Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý của ngành.

KẾT LUẬN

Ngày nay trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu lợi thế cạnh tranh dựa trên giá

nhân công rẻ dần mất đi, muốn tạo được lợi thế cạnh tranh không còn con đường nào

khác là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong xu thế chung của đất nước,

Ninh Thuận cũng đặt giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cơ sở để

thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế tỉnh nhà trong giai đoạn tới, phấn

đấu đưa nền kinh tế tỉnh nhà thành nền kinh tế công nghiệp phát triển vào năm 2020

thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội tỉnh đảng bộ đã

đề ra.

Với việc nghiên cứu trong lĩnh vực hẹp chưa thể tổng hợp hết tác động của các

lĩnh vực khác đến quá trình giáo dục đào tạo phát triển nâng cao nguồn nhân lực. Đề

tài nghiên cứu chỉ đưa ra một số kiến nghị nhằm tạo thêm nguồn vốn tập trung cho đầu

tư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp

của tỉnh với hướng đầu tư như sau :

- Tập trung vốn đầu tư trước mắt nhằm giải quyết vấn đề nâng cao thu nhập của

đội ngũ giáo viên dạy nghề, vì đây là hạt nhân, là trung tâm của quá trình giáo dục đào

tạo phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp của huyện.

- Xây dựng các chính sách để giải quyết vấn đề nguồn vốn đầu tư cho học tập

nâng cao trình độ của người lao động ngành lâm nghiệp.

- Tập trung nguồn vốn tạo nên lực hấp dẫn để thu hút nhân tài về phục vụ cho

công cuộc giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện, và phục

vụ phát triển ngành kinh tế lâm nghiệp của huyện.

Do thời gian và năng lực thực hiện của bản thân còn hạn chế, Đề tài không

tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong muốn nhận được sự chỉ bảo của

quý Thầy Cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Triệu Tuệ Anh, Lâm Trạch Viên, (2004), Thiết kế tổ chức và quản lý chiến lược nguồn nhân lực, NXBLĐ-XH, Hà Nội.

2. Lê Xuân An, 2007, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Huyện Bác Ái, Luận văn thạc sĩ.

3. Báo cáo kết quả điều tra lao động việc - việc làm (1-7-2007) của Bộ LĐ TB&XH.

4. Hoàng Văn Châu, 2009, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 38.

5. Trần Sơn Hải, 2011, Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ.

6. Nguyễn Tiến Lộc, 2004, Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa của nền kinh tế, Đề tài khoa học.

7. Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh, (1997), Bộ Luật lao động và các văn Bản hướng dẫn thi hành, TP. HCM.

8. GEORGE T. MILKOVICH, JOHN W. BOUDREAU, 2002, Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê.

9. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân, (2004), Quản lý mguồn nhân lực ở Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Phần, Đỗ Gia Thư, Đỗ Đức San,(1997), Giáo trình luật lao động Việt

Nam, NXB ĐHQG, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Minh Phước (2011), “Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 16/9/2011.

12. Trương Thị Minh Sâm, (2003), Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, NXB KHXH.

13. Phạm Kim Sơn, 2005, “Chính sách phát triển nhân lực và thu hút nhân tài công nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng, Báo cáo khoa học”.

14. Nguyễn Thanh, 2006, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB chính trị Quốc gia.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp tại huyện bác ái, tỉnh ninh thuận (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)