Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nguồn nhân lực của ngành lâm nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp tại huyện bác ái, tỉnh ninh thuận (Trang 35)

Việt Nam

Việt Nam nhằm đáp ứng các mục tiêu là quản lý, bảo vệ và phát triển được vốn rừng tự nhiên hiện có, bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, bảo tồn các loài đặc hữu, bảo vệ nguồn nước và đảm bảo an ninh môi trường và khai thác hợp lý nguồn lợi từ rừng.

Trong những năm qua, bên cạnh một số thành tựu đạt được, ngành lâm nghiệp Việt Nam cũng đang còn nhiều tồn tại và đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đặt ra trong tái cơ cấu, phát triển lâm nghiệp bền vững đó là:

Thứ nhất, tình trạng phá rừng, khai thác rừng tự nhiên, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp ở một số địa phương; năng suất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất thấp. Độ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm. Sản phẩm rừng trồng chủ yếu là rừng gỗ nhỏ, giá trị thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản về nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, nhất là trước yêu cầu truy xuất xuất xứ nguyên liệu theo các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha rừng trồng mới đạt khoảng 9-10 triệu đồng/ha/năm, đa số người dân làm nghề rừng còn nghèo, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập của nông dân miền núi.

Thứ hai, quản trị doanh nghiệp, công nghệ chế biến; chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh chưa cao. Quy mô sản xuất phổ biến còn nhỏ, kết cấu hạ tầng yếu kém; quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lạc hậu. Năng suất lao động trong chế biến

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp tại huyện bác ái, tỉnh ninh thuận (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)