Đặc điểm ngành lâm nghiệp và nhân lực ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp tại huyện bác ái, tỉnh ninh thuận (Trang 35 - 37)

Lâm nghiệp là các hoạt động của con người có sử dụng lao động, tiền vốn, các phương tiện, công cụ và các tiến bộ kỹ thuật để tác động vào rừng và đất lâm nghiệp nhằm quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng tài nguyên rừng. Đánh giá hiện trạng hoạt động lâm nghiệp là đánh giá những tác động của con người vào rừng và đất lâm nghiệp để làm thay đổi về tình hình rừng.

Chính phủ đang từng bước xây dựng, điều chỉnh và bổ sung một số chính sách để phù hợp với thông lệ quốc tế và những cam kết của Việt Nam để tham gia ký kết, nhằm đáp ứng các mục tiêu là quản lý, bảo vệ và phát triển được vốn rừng tự nhiên hiện có, bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, bảo tồn các loài đặc hữu, bảo vệ nguồn nước và đảm bảo an ninh môi trường và khai thác hợp lý nguồn lợi từ rừng.

Trong những năm qua, bên cạnh một số thành tựu đạt được, ngành lâm nghiệp Việt Nam cũng đang còn nhiều tồn tại và đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đặt ra trong tái cơ cấu, phát triển lâm nghiệp bền vững đó là:

Thứ nhất, tình trạng phá rừng, khai thác rừng tự nhiên, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp ở một số địa phương; năng suất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất thấp. Độ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm. Sản phẩm rừng trồng chủ yếu là rừng gỗ nhỏ, giá trị thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản về nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, nhất là trước yêu cầu truy xuất xuất xứ nguyên liệu theo các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha rừng trồng mới đạt khoảng 9-10 triệu đồng/ha/năm, đa số người dân làm nghề rừng còn nghèo, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập của nông dân miền núi.

Thứ hai, quản trị doanh nghiệp, công nghệ chế biến; chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh chưa cao. Quy mô sản xuất phổ biến còn nhỏ, kết cấu hạ tầng yếu kém; quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lạc hậu. Năng suất lao động trong chế biến

lâm sản của Việt Nam chỉ bằng 50% so với Philipin, 40% so với Trung Quốc; chất lượng, mẫu mã sản phẩm kém cạnh tranh. Công nghiệp phụ trợ, vật tư phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp gần như bỏ ngỏ, phụ thuộc vào nhập khẩu.

Thứ ba, giá trị gia tăng thấp; tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng. Trình độ tay nghề lao động lâm nghiệp thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trồng rừng vẫn chủ yếu là quảng canh. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất còn nhiều bất cập; công nghệ sinh học và công tác tạo giống chưa được ứng dụng trên quy mô rộng.

Thứ tư, các công ty lâm nghiệp đang hết sức khó khăn, nhiều đơn vị đứng trước nguy cơ phá sản. Các lâm trường quốc doanh trước đây, sau khi chuyển thành công ty lâm nghiệp quản lý trên 2 triệu ha đất, nhưng sử dụng kém hiệu quả, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến phức tạp. Việc triển khai thực hiện Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp mới bước đầu lập đề án, chưa tạo được sự chuyển biến trên thực tiễn....

Những năm tới, xu thế hiện thực hóa mạnh mẽ liên kết kinh tế quốc tế, hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được thực thi (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do với EU và với các đối tác khác) sẽ mở ra những thuận lợi, cơ hội phát triển mới, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi ngành lâm nghiệp phải thích ứng, tăng cường hợp tác, cạnh tranh quyết liệt; đồng thời đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu. Chăm sóc rừng cây chắn cát bay, cát chảy ở Quảng Bình. Ảnh: Mạnh Thành Trong trung hạn, nhu cầu đồ gỗ thế giới vẫn tăng, tạo cơ hội cho lâm sản duy trì tốc độ tăng trưởng, nhưng thị trường sẽ đặt ra những quy định chặt chẽ hơn về nguồn gốc gỗ hợp pháp. Trong nước, chính trị - xã hội ổn định; kinh tế sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Sản lượng gỗ rừng trồng tiếp tục tăng nhanh, chất lượng được cải thiện hơn, thị trường đồ gỗ nội địa phục hồi, cùng với xu hướng chuyển dịch từ sử dụng gỗ tự nhiên sang gỗ được chế biến công nghiệp. Mục tiêu chung đặt ra cho ngành lâm nghiệp là đảm bảo phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 5,5 - 6,5%; thu hút mọi thành phần kinh tế xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế; bảo vệ môi trường sinh thái rừng, thích ứng với biển đổi khí

hậu; gắn chặt chẽ giữa phát triển lâm nghiệp với bảo đảm quốc phòng an ninh và chủ quyền quốc gia....

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp tại huyện bác ái, tỉnh ninh thuận (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)