Tăng cường công tác đào tạo nghề, đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành,

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp tại huyện bác ái, tỉnh ninh thuận (Trang 60 - 62)

ngành, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Trên cơ sở quy hoạch phát triển nhân lực của ngành đến năm 2020 để xây dựng các kế hoạch phát triển 5 năm, 2016-2020 trên cơ sở đó có kế hoạch hàng năm cho các ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề.

Đối với ngành nông nghiệp: Hàng năm các địa phương trong địa bàn huyện Bác Ái dựa trên nhiệm vụ phát triển của ngành để đề xuất với Sở Nông nghiệp & PTNN về số lượng cần được đào tạo, đào tạo lại để Sở có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và lao động trực tiếp

Chính sách về đầu tư :

- Tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động đầu tư

cơ sở vật chất cho khu vực giáo dục đào tạo nghề chất lượng cao, các công trình trọng

điểm có tính chất quyết định, thúc đẩy các khu vực đào tạo khác cùng phát triển. Tập

trung nguồn vốn đầu tư để rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa công trình

vào khai thác sử dụng, nhằm rút ngắn thời gian thu hồi vốn nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn đầu tư, đồng thời tăng nhanh năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, qua

đó tăng nhanh nguồn thu bổ sung tạo đuợc nguồn vốn mới để tiếp tục đầu tư mở rộng,

cụ thể :

+ Trước mắt giải quyết thanh toán hết số nợ của giáo viên qua các năm còn lại.

Đây là việc làm cấp bách nhất vì nó không chỉ là trả lại phần thu nhập chính đáng của

giáo viên mà còn là vấn đề thể hiện sự quan tâm chăm sóc của tỉnh đối với đội ngũ

giáo viên dạy nghề và là một trong các điều kiện làm tăng sức hấp dẫn đối với các giáo

viên khác khi muốn trở về tỉnh tham gia giảng dạy. Phải có chính sách đãi ngộ thỏa

đáng cho lực lượng giáo viên tham gia giảng dạy. Trước mắt tạo được sự yên tâm,

phấn khởi cho đội ngũ hiện đang tham gia giảng dạy; Thứ hai để họ không còn phải

bận tâm vì cuộc sống đời thường của bản thân và gia đình nên có đủ thời gian đầu tư

nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng bài giảng; Thứ ba là

tạo được dòng chảy nguồn nhân tài trong và ngoài nước về tham gia giảng dạy đào tạo

ngũ dạy nghề không chỉ là nguồn đầu tư cho giáo viên mà đây là sự đầu tư để tạo ra

nguồn tài nguyên vô tận mà học trò được phép khai thác phục vụ cho việc học tập của

mình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho mai sau cống hiến nhiều cho xã hội,

chính từ sự cống hiến này mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách đến lượt nó tác

động tích cực cho việc ổn định nguồn thu ngày càng tăng của ngân sách. Nên việc đầu

tư nâng cao thu nhập của giáo viên dạy nghề là khâu đột phá trong công tác giáo dục

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Dựa trên tình hình thực tế hiện nay và tính

chất đặc biệt của nghề giảng dạy, thì thu nhập của giáo viên phải tăng từ 3 đến 4 lần so

với thu nhập bình thường của các nghề khác mới đảm bảo cho họ yên tâm phấn khởi

tham gia giảng dạy. Ngoài ra, cần phải có chính sách thỏa đáng cho những người tham

gia giảng dạy nghề ở vùng sâu, vùng xa là điều kiện để giảm bớt sự mất cân đối giáo

viên các bộ môn của các vùng trong tỉnh đồng thời xóa được vấn đề nợ giáo viên như

hiện nay. Tập trung nguồn vốn đầu tư nâng cao thu nhập của người tham gia giảng dạy

là việc làm cấp bách nhất và là khâu then chốt để giải quyết vấn đề nâng cao chất

lượng đào tạo nguồn nhân lực.

+ Tập trung vốn đầu tư mở rộng và nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm thành

trường Đại học đa ngành , trong đó có đào tạo cán bộ cho ngành nông lâm ngư nghiệp.

Tăng nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ người học

ngành nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng.

+ Đầu tư xây dựng khu Trung tâm dạy nghề theo hướng tập trung các trung tâm

hướng nghiệp dạy nghề thuộc sở Lao động Thương Binh & Xã hội, Liên đoàn lao

động tỉnh, Hội chữ thập đỏ thành một trực thuộc sở Lao động Thương Binh & Xã hội,

trong đó phục vụ cho ngành nông lâm ngư nghiệp. Việc tập trung này làm tăng khả

năng đầu tư trang bị hiện đại, tăng khả năng hợp tác liên kết giáo dục đào tạo nghề kỹ

thuật cao với các trường trong và ngoài nước do đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn

nhân lực. Mặt khác do tập trung nên giảm được chi phí, quản lý thống nhất chương

trình đào tạo không bị trùng lắp, tiết kiệm thời gian và vốn đầu tư của nhà nước và cá

+ Khuyến khích đầu tư phát triển đối với một số ngành nghề công nghệ cao liên

quan đến ngành lâm nghiệp.

+ Phân bổ nguồn chi ngân sách thỏa đáng đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa

học vào ngành lâm nghiệp của tỉnh, nhằm tạo ra những sản phẩm ứng dụng hữu ích

phục vụ cho việc phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thông qua nghiên cứu khoa học người

lao động nâng cao được kiến thức cho bản thân, tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho xã

hội, nâng cao thu nhập cho toàn xã hội, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Đầu tư vốn hợp lý nâng cấp các trường Dân tộc nội trú, xây dựng các chương

trình đào tạo nghề lâm nghiệp cho học sinh các dân tộc đang theo học trong các trường

dân tộc nội trú của tỉnh. Ưu tiên kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp để nâng

mức phụ cấp cho học sinh. Mức phụ cấp phải đảm bảo ổn định được cuộc sống và sức

khỏe cho học sinh, nhằm tạo điều kiện để học sinh gắn bó với trường, không bỏ

trường, bỏ lớp mà yên tâm học tập. Tác dụng về mặt xã hội là nhằm xóa bỏ tình trạng

cách biệt quá xa về văn hóa giữa các dân tộc, giữa các vùng miền trong tỉnh, xây dựng

và củng cố mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc anh em trong tỉnh. Ngoài ra chính

khu vực đào tạo này tạo ra nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ phát triển kinh tế lâm

nghiệp trong khu vực của vùng đồng bào dân tộc ít người. Họ chính là hạt nhân trong

công cuộc xây dựng phát triển kinh tế lâm nghiệp ở khu vực đồng bào các dân tộc ít

người, do được giáo dục đào tạo cơ bản nên có ý thức trách nhiệm với dân tộc, gắn bó

cuộc sống của họ với chính dân tộc mình.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp tại huyện bác ái, tỉnh ninh thuận (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)