Đổi mới công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực của ngành

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp tại huyện bác ái, tỉnh ninh thuận (Trang 58 - 60)

Từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần quan tâm dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong ngắn hạn cũng như dài hạn, trong đó cần xác định cụ thể số lượng, ngành nghề, tiêu chuẩn, thời gian dự kiến tuyển dụng, đào tạo để làm cơ sở cho các dự báo nhu cầu lao động, lao động qua đào tạo của các cơ quan chức năng có cơ sở thực tiễn và hiệu quả. Trên cơ sở nhu cầu lao động cụ thể, Ngành Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Bác Ái phối hợp cùng các cơ quan chức năng đề xuất nhu cầu đào tạo trong từng lĩnh vực, tránh hiện tượng đào tạo tràn lan, gây lãng phí ở ngành này và thiếu hụt lao động ở ngành khác.

Có thể dựa vào phương pháp hệ số co giãn việc làm để dự báo nhu cầu lao động trong khu vực nông lâm thủy sản đến năm 2020.

Phương pháp hệ số co giãn việc làm là phương pháp khá thông dụng để dự báo

tác động bởi nhiều nhân tố như: 1) Tốc độ tăng trưởng, quy mô và thay đổi cơ cấu sản xuất, dịch vụ; 2) Sự phát triển của Khoa học công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội; 3) Khả năng xuất hiện những ngành nghề mới hoặc nhu cầu về những kiến thức, kỹ năng mới trong tương lai; 4) Mức độ phát triển của thị trường lao động và thị trường đào tạo; và 5) Khả năng cung ứng từ nguồn lao động tại chỗ, khu vực...

Phương pháp dự báo nhu cầu lao động căn cứ vào hệ số co giãn việc làm được thực hiện theo qui trình 3 bước như sau:

Bước 1: Tính hệ số có giãn lao động trên cơ sở các số liệu hiện có về tốc độ tăng lao động làm việc và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, khu vực và ngành/nhóm nghề kinh tế (GDP, GO và VA);

Bước 2: Tính tốc độ tăng lao động bình quân/năm cho thời kỳ dự báo bằng cách nhân

hệ số co giãn về lao động với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nền kinh tế, khu vực và ngành/nhóm nghề kinh tế.

Bước 3: Tính nhu cầu lao động của toàn bộ nền kinh tế, khu vực và ngành/nhóm nghề

kinh tế.

Sơ đồ 3.1: Phương pháp dự báo nguồn nhân lực

Mối tương quan giữa sử dụng lao động với các chỉ số kinh tế (GDP)

(1) Tốc độ tăng sử dụng lao động (2) Tốc độ tăng GDP cả ngành

(3) Hệ số co dãn (Tốc độ tăng sử dụng lao động so với tốc độ tăng GDP) = (1)/(2)

(5) Tốc độ tăng GDP (2011- 2015), (2016-2020)

(4) Lao động sử dụng trong năm cơ sở

(6) Tốc độ tăng lao động được sử dụng (3) x (5)

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp tại huyện bác ái, tỉnh ninh thuận (Trang 58 - 60)