Việc hỗ trợ vốn giúp cho người lao động trong ngành nông nghiệp nói chung và
ngành lâm nghiệp nói riêng có điều kiện được tham gia học tập nâng cao kiến thức và
kỹ năng nghề nghiệp, là việc làm không chỉ của bản thân gia đình và người lao động,
mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội nhằm giải quyết tốt nạn thất nghiệp trong toàn
xã hội, qua đó góp phần giữ vững ổn định trật tự an ninh xã hội xây dựng một xã hội
an toàn. An toàn xã hội đây cũng là một trong những tác nhân góp phần thúc đẩy nền
kinh tế tăng trưởng phát triển bền vững. Để thực hiện tốt vấn đề hỗ trợ giúp vốn cho
người lao động lâm nghiệp, cần phải xây dựng được các quỹ (quỹ khuyến học, quỹ vì
người nghèo, quỹ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề.v.v..) và tăng nhanh nguồn vốn của
các quỹ.
Trong giai đoạn hiện nay tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, việc thu hồi đất phục vụ
cho xây dựng đô thị đã làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; làm
cho một số nông dân phải chuyển đổi nghề nghiệp. Để tạo điều kiện ổn định cuộc sống
của đối tượng trên thì nhà nước phải trích một phần ngân sách xây dựng “Quỹ hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm” để hỗ trợ các đối tượng trên và thu hút họ
vào làm việc trong ngành lâm nghiệp.
Nên xây dựng chính sách quy định các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh ngành lâm nghiệp trên địa bàn phải đóng bảo hiểm nghề nghiệp cho người lao
ngành, thứ hai là nâng cao trình độ thích ứng cho người lao động khi doanh nghiệp
chuyển đổi công nghệ mới, hoặc khi doanh nghiệp sắp xếp lại lao động dôi dư người
lao động được đào tạo chuyển đổi nghề, khoản đóng góp này nộp vào quỹ hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp thuộc ngân sách nhà nước.
Khi chưa có nhu cầu sử dụng nguồn vốn của các “Quỹ” trên thì dùng cho các
đối tượng hiện chưa có thu nhập vay, đầu tư cho mục đích học tập đào tạo nghề nhằm
tạo cho người lao động có đủ các điều kiện khi tham gia vào thị trường lao động, tìm
kiếm được việc làm trong tương lai. Nhằm giải quyết cuộc sống cho chính người lao
động và gia đình người lao động, góp phần ổn định xã hội, tăng thu nhập cho xã hội.
Để sử dụng các nguồn vốn trên để hỗ trợ người lao động tham gia học tập đào
tạo nghề lâm nghiệp, phải xây dựng được chính sách cho vay cụ thể. Các chính sách
cho vay đó không chỉ để quản lý nguồn vốn được chặt chẽ không bị thất thoát, sử dụng
đúng mục đích mà còn nhắm đúng đối tượng cần sử dụng, để nâng cao hiệu quả sử
dụng của vốn đầu tư, các chính sách cụ thể đó là :
- Mở rộng đối tượng được vay.
- Đơn giản các điều kiện cho vay.
- Số lượng vốn vay.
- Lãi suất cho vay vốn đào tạo nghề.
Lãi suất vay vốn đào tạo nghề lâm nghiệp nên bằng “0 “ vì đây là hoạt động mang tính
xã hội phi lợi nhuận. Nếu khi người vay vốn có đủ khả năng hoàn vốn theo quy định
mà không hoàn vốn thì tính lãi suất vay theo vốn vay ngân hàng tại thời điểm phải
hoàn vốn theo quy định.
- Mở rộng đối tượng miễn giảm học phí trong ngành lâm nghiệp.
- Nâng mức hỗ trợ những vùng có điều kiện khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải
như gia đình thương binh liệt sỹ, hộ nghèo, nâng mức học bổng cho các đối tượng học
sinh giỏi nhằm tạo động lực phấn đấu của mọi người vươn lên trong học tập và rèn
luyện từ đó là cơ sở tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.
Chính sách về sử dụng lao động sau đào tạo.
Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục đào tạo và sử dụng người lao động sau
đào tạo là một việc làm hết sức cần thiết, làm tốt công việc này không những giáo dục
đào tạo phát triển mà nền kinh tế xã hội cũng phát triển. Tổ chức tốt vấn đề trên là giải
quyết tốt vấn đề thất nghiệp trong xã hội, kết quả là trật tự - an ninh xã hội ổn định. Ở
Ninh Thuận hiện nay, nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp còn chưa đáp ứng được
những yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiềm năng
nhân lực của tỉnh không phải là nhỏ, nếu không muốn nói đến là dư thừa ở một số
ngành nghề, cần tận dụng lực lượng nhân lực có trình độ cao vào ngành lâm nghiệp.
- Khơi dạy và nuôi dưỡng tính tích cực của người lao động, khuyến khích người
lao động nâng cao thu nhập chính đáng và có điều kiện làm giàu bằng chính nghề lâm
nghiệp mà họ đã được đào tạo.
- Tạo điều kiện để nguồn nhân lực đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật ngành
lâm nghiệp có cơ hội làm việc rộng rãi. Do vậy cần hỗ trợ tạo dựng và phát triển thị
trường lao động một cách hoàn chỉnh, đặc biệt lưu ý vai trò của các trung tâm giới
thiệu việc làm. Từ thị trường lao động điều chỉnh quan hệ cung - cầu nguồn nhân lực
làm cho cung và cầu cho ngành lâm nghiệp gần nhau hơn, sát thực hơn, tránh hiện
tượng thừa, thiếu cung - cầu một cách giả tạo, gây nên lãng phí chất xám hoặc sử
dụng không đúng người, đúng việc.
- Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút nguồn nhân lực qua đào tạo
ngành lâm nghiệp đến làm việc tại các vùng kinh tế kém phát triển của tỉnh. Giải quyết
tình trạng thiếu cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông
thể dễ dàng di chuyển từ vùng này đến vùng khác, dễ dàng hoà nhập với cuộc sống
thành thị tiếp tục học tập nâng cao trình độ.
- Để đảm bảo người lao động qua đào tạo ở ngành lâm nghiệp có việc làm thì
các cơ sở đào tạo phối hợp cùng các doanh nghiệp ký kết hợp đồng đào tạo về số
lượng cần đào tạo, ngành nghề cần đào tạo, thời gian cần lao động.v.v…Thực hiện gắn
đào tạo với sản xuất, quá trình đào tạo phải gắn với các cơ sở sản xuất lâm nghiệp để
tận dụng được các trang thiết bị, công nghệ sẵn có, giảm chi phí đầu tư, mặt khác cho
học viên tập làm quen với vị trí lao động sau này.
- Phải quy định chỉ những người có bằng hoặc chứng chỉ qua đào tạo chuyên
ngành lâm nghiệp mới được hành nghề, có động lực như thế mọi người mới tích cực
tham gia học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp của mình từ đó chất lượng nguồn nhân
lực cũng sẽ được nâng cao.
- Phải xây dựng chính sách đền bù chi phí đào tạo khi người được đào tạo
không thực hiện các cam kết về trách nhiệm và nghĩa vụ sau khi tốt nghiệp.
- Nhà nước cần khuyến khích, hỗ trợ vốn để người lao động qua đào tạo ngành
nghề nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng xây dựng các dự án, các trang trại khai
thác tốt các tiềm năng sẵn có của địa phương. Nhằm khơi dậy tính sáng tạo của người
lao động, từ hoạt động trên cũng tạo thêm nhiều công ăn việc làm và giải quyết tốt vấn
đề lao động trong xã hội.
- Nhà nước tăng nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông nông
thôn, hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm lâm nghiệp của người lao động, từ đó
người lao động càng có động lực gắn bó với ngành nghề.