- Một số kết quả GQVL cho lao động bị THĐ từ 2009
3.3.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động bị thu hồi đất chuyển đổi nghề, học nghề mớ
nghề, học nghề mới
Các cấp chính quyền, các ngành địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nhận thức nghề nghiệp, về vai trò, lợi ích khi được đào tạo nghề. Giới thiệu cho người dân các cơ sở đào tạo nghề có uy tín, tuyên truyền về tình hình triển khai các dự án,
57
nhu cầu, kế hoạch đào tạo và tuyển dụng lao động, chế độ, chính sách, điều kiện việc làm cho người lao động tại các khu kinh tế, giúp người dân có điều kiện nắm bắt cơ hội việc làm sau khi đào tạo nghề. Từ đó tác động vào nhận thức người dân với việc học nghề. Vấn đề này vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài.
Ngoài ra Huyện cần có những đội tuyên truyền đến tận người dân (thông qua các hội như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên ...) để thuyết phục người dân bị thu hồi đất tham gia học nghề.
Với đối tượng là thanh niên thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp thì công tác tuyên truyền và hướng nghiệp càng quan trọng. Huyện cần thành lập các đội tuyên truyền định hướng cho thanh niên nông thôn ngay từ khi còn học phổ thông để nhóm đối tượng này có khả năng tìm kiếm việc làm ngay cả khi không còn đất nông nghiệp sau khi ra trường.
Thực tiễn những năm qua cho thấy công tác dự báo quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị, các KCN có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do công tác này chưa tốt nên việc đảm bảo việc làm, thu nhập cho người dân ở địa phương thực hiện một cách thụ động. Cần có sự điều tra, khảo sát trước khi phê duyệt các dự án thu hồi đất, phân tích những mặt tích cực và tiêu cực do dự án đem lại (như vấn đề môi trường sinh thái, việc làm, biến chuyển xã hội...). Cần có những điều tra xã hội học về nhu cầu của người dân mất đất với vấn đề việc làm.
Xây dựng quy hoạch chiến lược tạo việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hóa là một việc làm hết sức quan trọng. Do đó cần xác định các chỉ tiêu như: số việc làm có thể tạo ra của khu vực đô thị hóa; số lao động có thể thu hút hàng năm vào các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; số việc làm gián tiếp có khả năng tạo ra được do quá trình đô thị hóa. Số việc làm được tạo ra gián tiếp từ các khu vực công nghiệp dịch vụ do việc hình thành hệ thống mạng lưới phục vụ đời sống nhân dân như bán hàng, dịch vụ văn
58
hóa phẩm thiết yếu... Từ quy hoạch này sẽ xây dựng được kế hoạch tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Muốn công tác thu hồi đất thành công cần phải thực hiện nghiêm túc các cam kết của chính quyền với người dân. Yêu cầu các chủ đầu tư tiến hành thu hồi đất cần giữ đúng cam kết thu hút lao động vào làm việc.
Thực tế tại Từ Liêm đã phản ánh thái độ thiếu nghiêm túc và hợp tác của các doanh nghiệp nhận đất thu hồi trong việc tham gia GQVL cho nông dân bị THĐ tại địa phương. Chính quyền địa phương phải xác định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp nhận đất thu hồi và tham gia đầu tư tại các cụm, KCN của Huyện trong việc ưu tiên đào tạo và tuyển dụng lao động tại địa phương.
Trong điều kiện các doanh nghiệp nhận đất thu hồi không hợp tác thực hiện cam kết đào tạo và GQVL cho lao động địa phương chính quyền có thể sử dụng các biện pháp can thiệp bằng xử phạt hành chính, phạt tiền...yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết.
Đồng thời chính quyền địa phương tạo điều kiện về cơ chế,chính sách để các doanh nghiệp yên tâm hợp tác GQVL cho lao động địa phương.