- Một số kết quả GQVL cho lao động bị THĐ từ 2009
2.3. Đánh giá chung công tác giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn Huyện Từ Liêm
đất trên địa bàn Huyện Từ Liêm
2.3.1. Thành tựu
Về kết quả tạo việc làm, theo số liệu thống kê của Phòng Lao động thương binh xã hội Huyện Từ Liêm, giai đoạn 2009 -2013, Huyện đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho hơn 8000 lao động (năm 2012) và ước tính năm 2013 là gần 9000 lao động. Cụ thể như sau:
Bảng 2.9: Kết quả tạo việc làm giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: lao động
Nội dung Năm
2009 Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ƣớc TH năm 2013 Tổng số LĐ được hỗ trợ giải quyết việc làm qua các năm:
8030 8500 8725 8538 8700
Nguồn: Báo cáo thực hiện chính sách tạo việc làm trên địa bàn Huyện Từ Liêm [21]
Tình hình tuyển dụng lao động nông nghiệp trên địa bàn Huyện đã có những chiều hướng tích cực. Tổng cộng có gần 100 lao động ở các xã Xuân
46
Phương, Minh Khai, Thụy Phương, Mễ Trì, Mỹ Đình được tuyển dụng vào làm việc tại các cụm công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, cụm công nghiệp Thăng Long và sân vận động Mỹ Đình. Công việc chủ yếu là văn phòng, kinh doanh và sản xuất.
Tính đến hết năm 2013, các KCN đã thu hút được một lượng lớn lao động làm việc trực tiếp trong KCN. Có thể nói người lao động làm việc trong KCN vừa được tạo điều kiện nâng cao kỹ năng lao động công nghiệp vừa cải thiện được thu nhập. Công tác dạy nghề, GQVL từng bước được xã hội hóa. Hệ thống cơ sở dạy nghề, trong đó có cơ sở ngoài công lập được mở rộng dưới nhiều hình thức tại các cửa hàng hoặc các xưởng cơ khí tư nhân…. số cơ sở dạy nghề tăng lên, đã huy động nhiều nguồn lực cho dạy nghề, từng bước đáp ứng phần nào nhu cầu cung ứng lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp. Đồng thời, qua việc thực hiện Chương trình GQVL đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của người dân và của xã hội về GQVL. Nông dân ngày càng chủ động, năng động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, không thụ động, trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước. Lực lượng lao động trong các hộ gia đình đã phát huy kinh nghiệm truyền thống, sử dụng tiền bồi thường để đầu tư vào các ngành nghề truyền thống.
Công tác giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực. Số lao động có việc làm ngày càng tăng.
Trình độ chuyên môn tay nghề của người lao động cũng tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.