Quận Long Biên

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Trang 27 - 29)

Long Biên là một quận nằm ở phía Đông Bắc của Hà Nội, dân số 253.900 người, diện tích tự nhiên 59,93 km2, mật độ dân số 4237 người/km2. [22,tr 9]. Long Biên có đất đai màu mỡ, chủ yếu là đồng bằng châu thổ. Với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thuận tiện, địa hình bằng phẳng, đây là một lợi thế của Quận trong việc xây dựng các công trình dân dụng, thương mại – dịch vụ cao cấp và các KCN, khu đô thị hiện đại.

Long Biên có diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng khá lớn, do đó việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang đất dịch vụ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Quận khá thuận lợi.

Đồng thời với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, một bộ phận lớn lao động nông nghiệp trên địa bàn Quận cũng phải chuyển đổi sang hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp, chuyển đổi việc làm và sinh kế.

Qúa trình CNH – HĐH diễn ra mạnh mẽ trên cả nước, Long Biên cũng không nằm ngoài quỹ đạo phát triển này. Tháng 1/2010 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội

21

đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo quy hoạch này không gian Hà Nội sẽ theo mô hình chùm đô thị, bao gồm đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh. Để phục vụ quy hoạch, không chỉ Long Biên mà các quận huyện khác cũng phải tiến hành THĐ phục vụ việc mở rộng, nâng cấp, hoàn thiện các cụm công nghiệp, khu đô thị.

Theo đề án quy hoạch đến năm 2020, Long Biên có tổng số dự án là 21 dự án với diện tích đất là 850 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi là 705 ha [22, tr.77]. Khi diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, người dân ở Long Biên vốn đã thiếu việc làm nay càng lâm vào tình trạng thất nghiệp. Trước tình hình đó UBND Quận Long Biên đã có những chính sách, biện pháp nhằm GQVL cho nông dân bị thu hồi đất đem lại hiệu quả cao.

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Quận Long Biên đã triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo, thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, hỗ trợ kinh phí cho lao động bị THĐ đi tìm việc làm, mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn, các học viên được hỗ trợ học phí học nghề, phát triển nghề thủ công và dịch vụ tại khu vực các nhà máy công nghiệp. Tạo điều kiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH. Phát triển mạnh CN và dịch vụ để thu hút lao động nông nghiệp nông thôn…[22]

Đối với lao động bị THĐ, Quận có chính sách ưu tiên dạy nghề bằng nghiều hình thức như: dài hạn ở các trường, ngắn hạn tại các trung tâm, đào tạo tại chỗ tại các doanh nghiệp. - Tỉnh có chính sách đẩy mạnh lao động xuất khẩu thông qua hỗ trợ học ngoại ngữ, học nghề, tư vấn điều kiện làm việc và đảm bảo hợp đồng, công việc phải làm, thu nhập và thủ tục xuất khẩu lao động.

22

Qua năm 5 thực hiện đề án “GQVL cho người lao động 2005-2010”, Long Biên đã có tổng số 13.417 lao động được đào tạo nghề, trong đó có 6570 nông dân bị THĐ (chiếm 48,96%) [22, tr.58]. Các ngành nghề được đào tạo chủ yếu là da giày, bán hàng, cơ khí, xây dựng, điện tử, điện lạnh, lái xe, bảo vệ…

Theo kết quả từ các phiên giao dịch việc làm của Quận cho thấy, số lao động bị THĐ tìm được việc làm chiếm 68,59% [22, tr.58] tổng số lao động bị THĐ.

So với nhiều địa phương khác, GQVL cho lao động bị THĐ của Long Biên đã khá thành công, đặc bịêt đối với lao động lớn tuổi khi bị THĐ. Quá trình thực hiện GQVL cho nông dân bị THĐ, Quận Long biên đã đạt được những thành tựu nhất định. Việc thực hiện THĐ diễn ra đúng tiến độ, Quận đã có chính sách và biện pháp kịp thời để bồi thường, hỗ trợ đời sống cho nông dân bị THĐ giảm bớt gánh nặng cuộc sống. Đồng thời Huyện còn tiến hành rà soát, hỗ trợ, đánh giá công tác dạy nghề và GQVL cho nông dân bị THĐ.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Trang 27 - 29)